YouMed

Có thuốc nhanh hết kinh nguyệt không? Làm gì để trì hoãn kinh nguyệt?

Dược sĩ NGUYỄN HOÀNG NHƯ THẢO
Tác giả: Dược sĩ Nguyễn Hoàng Như Thảo
Chuyên khoa: Dược

Làm thế nào để nhanh hết kinh nguyệt? Đây là câu hỏi của hầu hết các chị em phụ nữ mỗi khi đến kỳ kinh nguyệt vì 1 số lý do như là du lịch hoặc có việc cần phải hoạt động nhiều. Vậy có thuốc nhanh hết kinh nguyệt không? làm gì để trì hoãn kinh nguyệt? Các tác dụng phụ không mong muốn của thuốc? Hãy cùng Youmed tìm hiểu chi tiết nhé! 

Hiểu đúng về thuốc nhanh hết kinh nguyệt

Nhanh hết kinh nguyệt là mong muốn của 1 số chị em phụ nữ, vì ở thời kỳ hành kinh phụ nữ thường sẽ khó chịu, mệt mỏi, cáu gắt nếu kéo dài sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày.

Do đó chị em đã tìm đến các loại thuốc nhanh hết kinh nguyệt với mong muốn hết kỳ hành kinh càng sớm càng tốt. Sau đây là các loại thuốc nhanh hết kinh nguyệt phổ biến:

  • Tranexamic acid: Thuốc cầm máu
  • Levonorgestrel + Ethinylestradiol: thuốc ngừa thai dạng kết hợp
  • Mefenamic acid: thuốc kháng viêm không chứa Steroid

Nhưng các chị em nên lưu ý rằng: thuốc nhanh hết kinh nguyệt chỉ sử dụng ở những trường hợp bị rong kinh. Khi sử dụng các loại thuốc này, chị em cần có sự đồng ý của bác sĩ không nên tự ý sử dụng để tránh các tác dụng phụ không mong muốn. 

kinh_nguyet

Cách nào chủ động dời ngày kinh nguyệt?

Trước tiên chúng ta cần hiểu rõ kinh nguyệt là gì? Kinh nguyệt xuất hiện khi con gái bước vào tuổi dậy thì, lặp lại mỗi tháng 1 lần và kéo dài đến lúc mãn kinh. Hiện tượng này chứng tỏ các bạn gái đã sẵn sàng cho việc sinh sản, có khả năng thụ thai khi quan hệ tình dục.

Nguyên nhân của hiện tượng kinh nguyệt là đến ngày rụng trứng, từ buồng trứng sẽ giải phóng ra 1 trứng, khi trứng gặp tinh trùng sẽ thụ thai nếu không thì lớp niêm mạc ở tử cung sẽ bị bong ra, đó là lúc xảy ra hiện tượng kinh nguyệt.

Chu kỳ kinh nguyệt ổn định là 28 ngày, ở 1 số người chu kỳ có thể ngắn hơn hoặc dài hơn, thời gian kinh nguyệt xuất hiện là từ 3-5 ngày trong 1 chu kỳ.

Để chủ động dời ngày kinh nguyệt bạn có thể sử dụng thuốc có chứa Progesteron vì trong tử cung người phụ nữ progesteron giảm tiết đột ngột vào cuối vòng kinh là nguyên nhân chủ yếu để khởi đầu kinh nguyệt. Nhưng khi bạn dùng thuốc có chứa progesteron, thì progesteron từ bên ngoài vào sẽ không để niêm mạc tử cung bị bong ra, do vậy có tác dụng trì hoãn kinh nguyệt.

 Hoặc bạn có thể dùng thuốc tránh thai hàng ngày vì thuốc ức chế sự rụng trứng. Bạn sẽ không có kinh nguyệt trong tháng, khi trứng ở buồng trứng không rụng vào buồng tử cung từ đó sẽ không xảy ra hiện tượng bong niêm mạc tử cung nên sẽ trì hoãn được kỳ kinh nguyệt tạm thời.

Dùng  thuốc trì hoãn kinh nguyệt có nguy hiểm không? 

Thuốc trì hoãn kinh nguyệt tương đối an toàn nhưng bạn không nên lạm dụng thuốc này nhiều vì thuốc làm thay đổi chu kỳ hormon tự nhiên của cơ thể người phụ nữ. Bạn chỉ nên sử dụng ở những trường hợp thật sự cần thiết vì khi sử dụng thường xuyên thuốc có thể gặp một số tác dụng phụ không mong muốn như:

  • Đau bụng, đau vùng đáy chậu, đau đầu, đau khớp
  • Rối loạn tiêu hóa, buồn nôn, nôn
  • Suy giảm ham muốn tình dục, bồn chồn mất ngủ
  • Dị ứng, mệt mỏi
  • Mụn trứng cá
  • Tâm trạng thất thường
  • Nhiễm nấm sinh dục, khí hư âm đạo bất thường
  • Nhiễm khuẩn đường tiết niệu
  • Giao hợp đau hoặc khó
  • Trầm cảm (hoặc có tiền sử bị trầm cảm khi sử dụng thuốc này cần tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa)
  • Làm trầm trọng thêm một số bệnh do giữ nước, muối khoáng ( hen, động kinh, đau nửa đầu, suy tim, suy thận) 

Sử dụng thuốc trì hoãn kinh nguyệt như thế nào?

Đối với phụ nữ, sự thay đổi hormon trong cơ thể có thể gây ra các bệnh lý không mong muốn. Vậy nên các chị em cần hiểu và nắm rõ được cách sử dụng thuốc trì hoãn kinh nguyệt:

  • Bạn có thể dùng thuốc chứa hormon progesteron trước 1 tuần cách ngày dự đoán có kinh nguyệt để trì hoãn ngày hành kinh. Không nên bắt đầu uống dưới 1 tuần trước ngày dự đoán kinh nguyệt vì sẽ làm tăng nguy cơ chảy máu âm đạo. 
  • Nếu bạn sử dụng thuốc tránh thai hàng ngày loại vỉ 21 viên để trì hoãn kinh nguyệt thì chỉ cần uống 21 viên thuốc như bình thường. Nhưng thay vì nghỉ 7 ngày rồi bắt đầu vỉ mới thì bạn hãy tiếp tục uống tiếp một vỉ thuốc mới mà không nghỉ ngày nào nữa. Ở trường hợp bạn muốn trì hoãn kinh nguyệt để đi du lịch trong vài ngày, thì bạn hãy uống ở vỉ mới tương đương với số viên đó (Ví dụ như bạn muốn trì hoãn ngày đèn đỏ 5 ngày thì uống 5 viên thuốc tránh thai hàng ngày).
  • Đối với thuốc tránh thai hàng ngày vỉ 28 viên thì bạn cũng chỉ cần uống hết 21 viên và bỏ không uống 7 viên thuốc có màu nâu gọi là “giả dược”. Sau đó uống tiếp viên số 1 của vỉ mới và duy trì uống bình thường để hoãn kinh tháng đó.

Vậy là Youmed đã chia sẽ cùng bạn những kiến thức về thuốc nhanh hết kinh nguyệt là gì? trì hoãn kinh nguyệt như thế nào? cách chủ động dời ngày hành kinh và các tác dụng phụ không mong muốn của thuốc này. Bạn hãy nắm rõ các nguyên tắc trên để có thể sử dụng được tối đa tác dụng của thuốc và tránh các tác dụng gây hại cho sức khỏe và đời sống tinh thần của bản thân nhé!

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

  1. https://medlineplus.gov/druginfo/meds/a682470.html
  2. https://www.healthline.com/health/how-to-stop-your-period-for-a-night
  3. Dược thư quốc gia 2012

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người