YouMed

Đau tinh hoàn có đáng lo ngại?

Thạc sĩ, Bác sĩ TRẦN QUỐC PHONG
Tác giả: ThS.BS Trần Quốc Phong
Chuyên khoa: Ngoại tiết niệu

Tinh hoàn là cơ quan sinh sản có hình dạng quả trứng nằm trong bìu. Tinh hoàn rất nhạy cảm, chỉ cần một chấn thương nhỏ cũng có thể làm tinh hoàn bị đau hoặc khó chịu. Đau tinh hoàn có thể do chấn thương ở khu vực này hoặc do nhiều nguyên nhân khác nữa. Vì thế nếu cảm thấy đau tinh hoàn, cần phải đánh giá kĩ các triệu chứng của bản thân. Trong bài viết hôm nay Youmed sẽ cung cấp cho các bạn thông tin liên quan đến triệu chứng đau tinh hoàn.

Bệnh lý có thể dẫn đến đau tinh hoàn

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến đau tinh hoàn. Đau có thể xuất phát từ bên trong hoặc mô nâng đỡ phía sau tinh hoàn (mào tinh hoàn). Đôi khi đau tinh hoàn bắt đầu ở háng, bụng hoặc một số chứng thoát vị cũng dẫn đến tình trạng này. Và không phải trường hợp đau tinh hoàn nào cũng sẽ tìm ra được nguyên nhân của nó. Dưới đây là một số nguyên nhân thường gặp của đau tinh hoàn.

Tình trạng đau tinh hoàn
Tình trạng đau tinh hoàn

Viêm mào tinh hoàn

Viêm mào tình hoàn là tình trạng viêm ống cuộn ở phía sau tinh hoàn. Ống này có chức năng lưu trữ và vận chuyển tinh trùng được sản xuất từ tinh hoàn ra ngoài. Nam giới mọi lứa tuổi đều có khả năng bị viêm mào tinh hoàn. Nguyên nhân do các vi khuẩn lây truyền qua đường tình dục gặp nhiều ở nam giới trẻ tuổi đang trong độ tuổi hoạt động tình dục. Vi khuẩn từ nhiễm trùng đường tiết niệu, tuyến tiền liệt có thể lan đến mào tinh hoàn dễ đến tình trạng viêm. Tuy nhiên vẫn có trường hợp không xác định được nguyên nhân gây viêm mào tinh hoàn. Ngoài triệu chứng đau tinh hoàn khi bị viêm mào tinh hoàn còn có nhiều triệu chứng khác:

  • Đi tiểu đau, tiểu gắt, đi tiểu thường xuyên
  • Có dịch tiết ra từ dương vật
  • Máu trong tinh dịch
  • Đau hoặc khó chịu ở vùng bụng dưới hoặc vùng xương chậu

Khi viêm mào tinh hoàn kéo dài hơn sáu tháng được coi là viêm mào tinh hoàn mạn tính. Viêm tinh hoàn nặng có thể dẫn đến biến chứng nhiễm trùng có mủ (áp xe) ở bìu.

Viêm mào tinh hoàn

Ung thư tinh hoàn

Nguyên nhân gây ung thư tinh hoàn hiện nay chưa được biết rõ. Ung thư tinh hoàn thường gặp ở nam giới từ 15 đến 35 tuổi. Tuy nhiên các độ tuổi khác vẫn có thể mắc bệnh này

Ung thư tinh hoàn thường chỉ ảnh hưởng đến một bên tinh hoàn. Các dấu hiệu và triệu chứng của ung thư tinh hoàn bao gồm:

  • Một khối u to ở một trong hai tinh hoàn
  • Cảm giác có chất lỏng ở trong bìu
  • Cảm giác nặng ở bìu
  • Đau âm ỉ ở vùng bụng và háng
  • Đau hoặc khó chịu ở vùng tinh hoàn hoặc bìu
  • Đau lưng

Ung thư tinh hoàn có khả năng điều trị ngay cả khi ung thư đã di căn ra khỏi tinh hoàn.

Nang mào tinh

Thường gặp ở nam giới từ 20 đến 50 tuổi. Nang mào tinh là một túi chứa đầy chất lỏng phát triển trong mào tinh, trên đường đi của tinh trùng. Bên trong chứa chất lỏng màu trắng đục, đôi khi chứa vùng tinh trùng chết trong đó. Hầu hết nang mào tinh sẽ lành tính, tuy nhiên khi bạn thấy chúng phát triển gần hoặc bên trong dương vật và bìu hãy đến gặp bác sĩ để kiểm tra. Đa số thười gian bệnh các ống sinh tinh không bị tổn thương nên đôi khi bạn không cảm thấy bất kì triệu chứng nào. Nhưng khi kích thước nang quá lớn sẽ gây ra cảm giác nặng nề và đau tinh hoàn

Chấn thương nặng

Tinh hoàn nằm ở trong bìu, bên ngoài cơ thể ở một vị trí có thể gặp nhiều tai nạn dẫn đến tình trạng chấn thương cho nó. Ví dụ như: bị đá trúng, tai nạn xe đạp, va đập vào những vị trí cứng khác. Chấn thương tinh hoàn bao gồm vỡ hoặc gãy. Chấn thương tinh hoàn có thể làm vỡ hoặc rách lớp bao bọc bảo vệ quanh tinh hoàn. Chắc hẳn đa số nam giới đều biết rõ tổn thương tinh hoàn gây ra những cơn đau dữ dội ở khu vực đó. Đôi khi có cảm giác đau bụng và các triệu chứng khác cũng có thể xuất hiện bao gồm:

  • Buồn nôn
  • Bìu bầm tím hoặc đổi màu
  • Sưng bìu
  • Xuất hiện máu trong nước tiểu
  • Đi tiểu khó
  • Sốt

Chấn thương tinh hoàn nặng có thể đe doạ khả năng sinh sản trong tương của bạn nếu không được xử trí kịp thời.

Tổn thương dây thần kinh sinh dục

Cụ thể là tổn thương dây thần kinh bìu do tiểu đường. Bệnh thần kinh do tiểu đường là một biến chứng nghiêm trọng và phổ biến của bệnh tiểu đường tuýp 1 là tuýp 2. Tổn thương thần kinh xảy ra do lượng đường trong máu cao trong một thời gian dài. Các triệu chứng của bệnh thần kinh thường không xuất hiện đột ngột mà kéo dài trong một khoảng thời gian. Bệnh thần kinh do tiểu đường sẽ ảnh hưởng đến nhiều nhóm thần kinh khác nhau, trong đó có thần kinh bìu. Việc tổn thương thần kinh bìu sẽ dẫn đến tình trạng đau tinh hoàn kéo dài.

Trong một số trường hợp, đau tinh hoàn có thể do một tình trạng bệnh lý nghiêm trọng hơn đó là xoắn tinh hoàn. Dẫn đến tinh hoàn bị xoắn, không được cung cấp đủ máu để nuôi cho vùng này. Đây là một cấp cứu y tế cần được điều trị nhanh chóng để tránh làm tổn thương cho tinh hoàn.

Cần làm gì khi bị đau tinh hoàn?

Khi bạn cảm thấy đau tinh hoàn nhưng trong một tình huống không quá cấp bách hãy đặt lịch hẹn đến gặp bác sĩ sớm. Ví dụ như khi bạn thấy có một khối u trên bìu, bìu đỏ, ấm chạm vào thấy mềm hoặc bạn bị sốt. Đối với những trường hợp đau tinh hoàn đột ngột, nghiêm trọng, xảy ra cùng buồn nôn, nôn hoặc do chấn thương và sưng tấy sau một giờ. Hãy tìm sự chăm sóc y tế khẩn cấp ngay vì đó là một tình trạng nguy hiểm đến sức khoẻ của bạn.

Khi có có triệu chứng đau tinh hoàn hãy đi khám bác sĩ sớm
Khi có có triệu chứng đau tinh hoàn hãy đi khám bác sĩ sớm

Những tình trạng tổn thương tinh hoàn nặng có thể gây tổn thương vĩnh viễn tinh hoàn và bìu. Dẫn đến việc ảnh hưởng khả năng sinh sản về sau. Đặc biệt xoắn tinh hoàn dẫn đến hoại tử có thể gây ra nhiễm trùng đe doạ tính mạng và có thể lây lan khắp cả cơ thể.

Điều trị đau tinh hoàn

Như bạn đã thấy, có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng đau tinh hoàn. Vì thế để điều trị đau tinh hoàn trước hết cần xác định nguyên nhân dẫn đến triệu chứng này là gì. Bạn nên đến bác sĩ để được tư vấn là đưa ra chiến lược điều trị cụ thể phù hợp với tình trạng bệnh. Bác sĩ sẽ thực hiện các bài kiểm tra sức khoẻ vùng bụng, háng và bìu để xác định nguyên nhân gây ra cơn đau. Cũng như sẽ hỏi về tình trạng sức khoẻ hiện tại của bạn và bất cứ triệu chứng kèm theo nào khác. Để chẩn đoán chính xác được tình trạng, bác sĩ chỉ định thêm các xét nghiệm bổ sung. Bao gồm: siêu âm, phân tích nước tiểu, cấy nước tiểu, kiểm tra trực tràng, tuyến tiền liệt.

Điều trị tại nhà

Nếu vấn đề đau tinh hoàn không cần chăm sóc y tế, có thể được điều trị tại nhà bằng các biện pháp sau:

  • Mang dụng cụ hỗ trợ thể thao hoặc cốc hỗ trợ bìu
  • Chườm đá để giảm sưng vùng bìu
  • Tắm nước ấm
  • Nâng đỡ tinh hoàn khi nằm xuống bằng cách đặt một chiếc khăn cuộn phía dưới bìu
  • Sử dụng thuốc giảm đau

Điều trị tại cơ sở chăm sóc y tếq

Nếu vấn đề đau tinh hoàn nặng hơn, bác sĩ sẽ điều trị cho bạn, có thể bao gồm:

  • Thuốc kháng sinh điều trị nhiễm trùng
  • Thuốc giảm đau kê đơn
  • Phẫu thuật tháo xoắn tinh hoàn nếu bạn bị xoắn tinh hoàn
  • Phẫu thuật để giảm tích tụ chất lỏng trong tinh hoàn
  • Và nhiều phương pháp khác

Tóm lại, không phải tất cả trường hợp đau tinh hoàn đều có thể ngăn ngừa được, nhưng bạn có thể áp dụng một số cách sau để giảm nguy cơ này. Bao gồm mặc đồ hỗ trợ thể thao để ngăn ngừa chấn thương tinh hoàn, thực hành tình dục an toàn, kiểm ra tinh hoàn định kì để có phát hiện bất thường gì không. Nếu xuất hiện đau tinh hoàn, hãy đi khám và điều trị càng sớm càng tốt!

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

  1. Testicle painhttps://www.mayoclinic.org/symptoms/testicle-pain/basics/causes/sym-20050942

    Ngày tham khảo: 17/08/2021

  2. What Causes Testicle Pain and How to Treat Ithttps://www.healthline.com/health/testicle-pain

    Ngày tham khảo: 17/08/2021

  3. Epididymitishttps://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/epididymitis/symptoms-causes/syc-20363853

    Ngày tham khảo: 17/08/2021

  4. Spermatocelehttps://www.webmd.com/men/spermatocele-or-epididemal-cysts

    Ngày tham khảo: 17/08/2021

  5. Guide to Testicular Cancerhttps://www.webmd.com/cancer/ss/slideshow-testicular-cancer

    Ngày tham khảo: 17/08/2021

  6. Testicular cancerhttps://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/testicular-cancer-care/symptoms-causes/syc-20352986

    Ngày tham khảo: 17/08/2021

  7. Testicular Injurieshttps://www.webmd.com/men/guide/testicle-injuries

    Ngày tham khảo: 17/08/2021

  8. Everything You Should Know About Diabetic Neuropathyhttps://www.healthline.com/health/type-2-diabetes/diabetic-neuropathy#causes

    Ngày tham khảo: 17/08/2021

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người