YouMed

Những lựa chọn điều trị đái tháo nhạt hiện nay

bác sĩ vũ thành đô
Tác giả: ThS.BS Vũ Thành Đô
Chuyên khoa: Tim - Thận - Khớp - Nội tiết

Đái tháo nhạt được xem là một bệnh lý mãn tính. Bệnh này liên quan đến quá trình đào thải nước của cơ thể do sự suy giảm hormone vasopressin trong cơ thể. Vậy có những lựa chọn điều trị đái tháo nhạt nào? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây của ThS.BS Vũ Thành Đô.

Thông tin về bệnh đái tháo nhạt

Tổng quan

Bệnh đái tháo nhạt có đặc điểm là rất khát và thải ra một lượng lớn nước tiểu. Nguyên nhân là do không đủ vasopressin, một loại hormone do não sản xuất để giúp thận giữ nước. Nếu không có đủ vasopressin, cơ thể mất quá nhiều nước qua đường tiểu, khiến người bị ảnh hưởng phải uống nước nhiều hơn để duy trì lượng chất lỏng trong cơ thể.

Một số trường hợp nghiêm trọng, bệnh nhân có thể đi tiểu tới 30 lít nước tiểu mỗi ngày. Nếu không điều trị, người bệnh có thể bị mất nước và cuối cùng là hôn mê do nồng độ muối trong máu, đặc biệt là natri.

Tên gọi của bệnh này thường bị hiểu nhầm với bệnh đái tháo đường, tuy nhiên hai bệnh này không liên quan gì đến nhau ngoại trừ một triệu chứng chung là tiểu nhiều. Đái tháo đường là tình trạng đi tiểu nhiều nhưng nước tiểu ngọt do dư thừa hàm lượng đường trong cơ thể. Còn đái tháo nhạt là trường hợp nước tiểu không có vị. Thuật ngữ này có từ thời bác sĩ nhúng ngón tay vào nước tiểu của bệnh nhân để kiểm tra mùi vị theo đúng nghĩa đen. Hiện nay nó không còn là một phương pháp để chẩn đoán bệnh nữa.

Dấu hiệu

Các dấu hiệu của bệnh đái tháo nhạt bao gồm:

  • Cảm giác khát tột độ.
  • Đa niệu.
  • Nước tiểu không màu thay vì màu vàng nhạt.
  • Thức đêm thường xuyên để đi tiểu.
  • Da khô.
  • Táo bón.
  • Yếu cơ.
  • Trẻ sơ sinh thường xuyên đái dầm, ướt bỉm, khóc quấy.
Tiểu nhiều hơn mức bình thường là dấu hiệu phổ biến của bệnh đái tháo nhạt
Tiểu nhiều hơn mức bình thường là dấu hiệu phổ biến của bệnh đái tháo nhạt

Nguyên nhân bệnh đái tháo nhạt

Thận là cơ quan bài tiết nước tiểu. Thận lọc máu để loại bỏ chất thải, điều chỉnh lượng muối và nước trong máu. Hormone vasopressin được tạo ra bởi một cấu trúc trong não gọi là vùng dưới đồi. Vasopressin kiểm soát lượng nước bài tiết qua thận.

Nguyên nhân bệnh đái tháo nhạt có thể là do: Vùng dưới đồi không tạo đủ vasopressin hoặc thận không phản ứng với hormone này. Dù nguyên nhân là gì, kết quả cuối cùng vẫn là mất quá nhiều nước trong cơ thể, dẫn đến triệu chứng đặc trưng là khát nước dữ dội.

Phân loại bệnh đái tháo nhạt

Các dạng bệnh đái tháo nhạt được phân loại theo nguyên nhân và bao gồm:

Đái tháo nhạt trung ương

Đái tháo nhật trung ương là dạng đái tháo nhạt do cơ thể không sản xuất đủ hormone vasopressin. Một số biến cố có thể gây ra dạng đái tháo nhạt này bao gồm chấn thương đầu, nhiễm trùng (viêm màng não), khối u não, chứng phình động mạch bị vỡ hoặc phẫu thuật não. Trong hơn một nửa số trường hợp, nguyên nhân vẫn chưa được biết rõ (đái tháo nhạt trung ương vô căn).

Đái tháo nhạt do thận

Trường hợp này là do thận không nhạy cảm và đáp ứng với vasopressin . Dạng đái tháo nhạt này tương đối hiếm gặp. Nguyên nhân chính của đái tháo nhạt do thận là do rối loạn di truyền ảnh hưởng đến các ống thận.

Biến chứng của bệnh đái tháo nhạt

Trường hợp bệnh nhân không được điều trị y tế kịp thời, các biến chứng có thể xảy ra ở bệnh này bao gồm

  • Mất nước mãn tính.
  • Thân nhiệt thấp.
  • Nhịp tim nhanh bất thường.
  • Mệt mỏi.
  • Đau đầu thường xuyên.
  • Hạ huyết áp.
  • Tổn thương thận.
  • Tổn thương não.
Bệnh nhân đái tháo nhạt không được can thiệp y tế có thể dẫn đến biến chứng đau đầu thường xuyên
Có thể dẫn đến biến chứng đau đầu thường xuyên nếu không can thiệp y tế kịp thời

Chẩn đoán đái tháo nhạt

Bệnh đái tháo nhạt được chẩn đoán bằng một số xét nghiệm bao gồm

  • Thăm hỏi tiền sử bệnh.
  • Kiểm tra thể chất bệnh nhân.
  • Phân tích nước tiểu.
  • Xét nghiệm máu – đo mức điện giải.
  • Kiểm tra tình trạng thiếu nước.
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI) não.
  • Chụp cắt lớp vi tính (CT).

Điều trị đái tháo nhạt như thế nào?

Các phương pháp điều trị đái tháo nhạt thường phụ thuộc vào nguyên nhân. Một số phương pháp có thể là: Sử dụng hormon thay thế, thuốc lợi tiểu,…

Sử dụng hormone

Desmopressin là một chất tổng hợp tương tự vasopressin có đặc tính gây co mạch, có tác dụng chống bài niệu kéo dài. Hormone này có thể có tác dụng kéo dài trong 12 đến 24 giờ ở hầu hết các bệnh nhân.

Desmopressin là chế phẩm được chọn cho cả người lớn và trẻ em. Đối với mỗi bệnh nhân, cần phải theo dõi liều lượng, thời gian sử dụng hợp lý. Dùng quá liều có thể dẫn đến giữ nước quá mức và giảm độ thẩm thấu huyết tương, điều này có thể dẫn đến co giật ở trẻ nhỏ. Thuốc này thường được sử dụng trong điều trị bệnh nhân đái tháo nhạt nhưng ít được sử dụng trong điều trị lâu dài.

Nhóm thuốc khác

Những loại thuốc này đặc biệt hữu ích trong bệnh đái tháo nhạt trung ương và không gây tác dụng phụ của vasopressin ngoại sinh. Những nhóm thuốc này bao gồm: Thuốc lợi tiểu, thuốc giải phóng vasopressin, thuốc ức chế prostaglandin

Thuốc lợi tiểu

Nhóm lợi tiểu có thể làm giảm thể tích nước tiểu trong đái tháo nhạt kể cả đái tháo nhạt do thận hay là đái tháo nhạt trung ương. Điều này là do hậu quả của việc giảm thể tích ngoại bào và tăng tái hấp thu ở ống gần. Các chuyên gia ước tính thuốc này có thể giúp giảm thể tích nước tiểu từ 25 đến 50%.

Thuốc giải phóng vasopressin

Nhóm này bao gồm các thuốc như chlorpropamide, carbamazepine, clofibrate. Các thuốc này có thể làm giảm hoặc loại bỏ nhu cầu sử dụng vasopressin ở một số bệnh nhân đái tháo nhạt trung ương. Ở bệnh đái tháo nhạt do thận thì chưa có bằng chứng thuốc này có tác dụng. Nhóm này được sử dụng hiệp đồng với thuốc lợi tiểu, nhưng cần lưu ý tác dụng phụ hạ đường huyết của chlorpropamide

Thuốc ức chế prostaglandin

Nhóm này có thể làm giảm thể tích nước tiểu trong cơ thể từ 10 đến 25%. Nguyên nhân là do giảm lưu lượng máu qua thận và giảm tốc độ lọc cầu thận.

Trên đây là các phương pháp điều trị đái tháo nhạt phổ biến hiện nay. Các phương pháp này cần được kết hợp thêm với một số thay đổi trong lối sống như: chế độ ăn ít muối, bổ sung nước đầy đủ cho cơ thể,… Đái tháo nhạt không phải là bệnh nguy hiểm tuy nhiên nếu không được can thiệp y tế sẽ gây ra rất nhiều phiền toái cho người bệnh.

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

  1. Diabetes insipidushttps://www.betterhealth.vic.gov.au/health/ConditionsAndTreatments/diabetes-insipidus

    Ngày tham khảo: 09/08/2021

  2. Central Diabetes Insipidushttps://www.msdmanuals.com/professional/endocrine-and-metabolic-disorders/pituitary-disorders/central-diabetes-insipidus

    Ngày tham khảo: 09/08/2021

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người