YouMed

Điều trị giãn dây chằng đầu gối hiệu quả nhất

bác sĩ ngô minh quân
Tác giả: Bác sĩ Ngô Minh Quân
Chuyên khoa: Ngoại thần kinh

Trong các chấn thương gối thường gặp thì giãn dây chằng rất phổ biến. Trong bài viết trước, chúng ta đã tìm hiểu về:”Giãn dây chằng đầu gối: Nguyên nhân, triệu chứng và cách chẩn đoán“. Hãy tiếp tục cùng tìm hiểu về cách điều trị trong bài viết dưới đây.

1. Điều trị giãn dây chằng đầu gối

Có nhiều phương pháp điều trị, bác sĩ sẽ lựa chọn phụ thuộc vào mức độ nặng của chấn thương và phần bị tổn thương của gối.

1.1. Thuốc giảm đau

Bác sĩ có thể lựa chọn điều trị bằng thuốc giảm đau, có thể là các thuốc giảm đau không cần kê toa như acetaminophen. Nếu triệu chứng đau không giảm, các thuốc giảm đau mạnh hơn sẽ được cân nhắc lựa chọn.

1.2. Nghỉ ngơi

Bệnh nhân cần tránh các hoạt động làm căng giãn thêm khớp gối, điều này làm tăng nguy cơ tổn thương thêm gối. Kể cả tập luyện thể thao.

Trong khi ngồi hoặc nằm nghỉ, chân cần được kê cao để tránh hiện tượng sưng nề.

1.3. Chườm đá

Chườm đá để giảm cơn đau giãn dây chằng đầu gối
Chườm đá để giảm cơn đau giãn dây chằng đầu gối (Nguồn ảnh: Internet)

Các túi đá chườm lên đầu gối khoảng 20 phút cách nhau vài giờ có tác dụng giảm bớt sưng nề (tuy nhiên, cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi thực hiện đặc biệt nếu bạn có mắc bệnh đái tháo đường). Đá lạnh sẽ giúp giảm bớt đau và cầm máu tốt hơn bên trong khớp gối.

1.4. Băng ép

dùng băng ép để giảm sưng nề khi giãn dây chằng đầu gối
Băng ép cũng có tác dụng giúp giảm sưng nề

Băng ép cũng có tác dụng giúp giảm sưng nề. Tuy nhiên cần tránh băng ép quá chặt bởi điều đó làm giảm lượng máu cung cấp cho gối quá mức.

Trong lúc băng ép nếu đau tăng hơn, tê bì hoặc sưng nề phía dưới băng nên nới lỏng băng ngay.

1.5. Bất động

Bác sĩ có thể dùng các nẹp để cố định khớp gối giúp các tổn thương hồi phục tốt hơn. Việc bất động giúp các tổn thương dây chằng có thời gian để hồi phục và tránh bị co giãn thêm.

1.6. Tập vật lý trị liệu để điều trị giãn dây chằng đầu gối

Các bác sĩ hoặc chuyên gia có thể gợi ý cho bạn những bài tập phù hợp với mức độ tổn thương và giai đoạn hồi phục của từng bệnh nhân.

Các bài tập có thể tham khảo như:

1.6.1. Gấp bàn chân

Tập gấp bàn chân để trị giãn dây chằng đầu gối
Tập gấp bàn chân để trị giãn dây chằng đầu gối (Nguồn ảnh: Internet)
  • Đặt một chiếc gối mềm kê dưới gối;
  • Gấp mặt lưng bàn chân và các ngón chân tối đa kèm với duỗi gối đè xuống gối;
  • Giữ nguyên trong 10s;
  • Lặp lại tối đa 20 lần.

1.6.2. Nhón gót

tập nhón gót để trị giãn dây chằng đầu gối
Tập nhón gót để trị giãn dây chằng đầu gối (Nguồn ảnh: Internet)
  • Nằm ngửa;
  • Gập đầu gối;
  • Chống gót chân xuống đất và nhón chân lên;
  • Giữ trong 10 giây;
  • Lặp lại tối đa 20 lần.

1.6.3. Nâng chân

tập nâng chân để trị giãn dây chằng đầu gối
Tập nâng chân để trị giãn dây chằng đầu gối (Nguồn ảnh: Internet)
  • Duỗi chân;
  • Nâng cả chân lên cùng lúc;
  • Nâng lên độ cao khoảng 40cm sau đó hạ xuống từ từ;
  • Thư giãn cơ và lặp lại động tác;
  • Tối đa 20 lần.

1.6.4. Ngồi nâng gối

tập ngồi nâng gối để trị giãn dây chằng đầu gối
Tập ngồi nâng gối để trị giãn dây chằng đầu gối (Nguồn ảnh: Internet)
  • Ngồi thẳng lưng trên ghế;
  • Nâng gối giữ thẳng chân;
  • Gấp lưng bàn chân và các ngón vào thân người;
  • Giữ nguyên tư thế trong 10 giây;
  • Lặp lại động tác tối đa 20 lần.

1.6.5. Nhón chân

tập nhón chân để trị giãn dây chằng đầu gối
Tập nhón chân để trị giãn dây chằng đầu gối (Nguồn ảnh: Internet)
  • Đứng tựa tay vào ghế hoặc bàn;
  • Nhón chân đứng bằng ngón chân;
  • Giữ nguyên trong vòng 2-3 giây;
  • Lặp lại tối đa 25 lần.

1.7. Phẫu thuật

Nếu dây chằng bị căng giãn quá mức gây đứt thì có thể cần phải phẫu thuật. Phẫu thuật thường thực hiện với mục tiêu loại bỏ phần bị đứt của dây chằng, thay thế bằng một mảnh gân khác khỏe mạnh.

Để thực hiện được mục tiêu trên, phẫu thuật viên sẽ rạch da đường nhỏ, qua đó khoan những lỗ nhỏ ở bắp chân và xương đùi để tiếp cận được vùng cần can thiệp.

Thường mất vài tuần đến vài tháng để bệnh nhân quay trở lại được với các hoạt động thường nhật. Tiếp đó bệnh nhân cần phải tiếp tục được tập vật lý trị liệu để hồi phục tối đa phạm vi vận động của gối.

1.8. Thời gian hồi phục giãn dây chằng đầu gối

Tình trạng này được xem là hồi phục khi hết đau, không còn sưng nề và cử động của gối được bình thường.

Thường các tổn thương dây chằng độ 1 và 2 sẽ hồi phục vào 2 đến 4 tuần sau tổn thương. Ở những bệnh nhân cần phải phẫu thuật lại cần đến 4 đến 6 tháng để hồi phục.

Khoảng 80 đến 90% bệnh nhân có tổn thương dây chằng chéo trước và 80 % bệnh nhân tổn thương dây chằng chéo sau sẽ cảm thấy gối được hồi phục hoàn toàn, tuy nhiên cũng có một số bệnh nhân có thể diễn tiến hồi phục không thuận lợi, gây ra các viêm khớp gối sau đó.

2. Tóm lại

Bởi vì gối là vị trí chống đỡ cân nặng của cả thân trên và chịu trách nhiệm để cơ thể đi lại, chạy nhảy. Do đó hãy chắc rằng bạn đã có những biện pháp bảo vệ gối và phòng tránh giãn dây chằng khi tham gia các hoạt động thể thao hay các hoạt động có nguy cơ tổn thương gối cao. Khi xảy ra tổn thương hãy đến khám tại các cơ sở y tế sớm.

Trong khi hầu hết các tổn thương dây chằng ở gối sẽ hồi phục không cần phải phẫu thuật , sự hồi phục bao gồm cả khôi phục lại các hoạt động thường ngày. Tuy nhiên cũng có những trường hợp diễn tiến thành những tổn thương kéo dài.

Tập vật lý trị liệu cho thấy vai trò quan trọng trong việc hồi phục lại các chức năng của gối tổn thương.

Trên đây là những thông tin cơ bản về giãn dây chằng khớp gối. Hy vọng cung cấp được những thông tin bước đầu giúp người đọc dễ dàng tiếp tục tìm hiểu thêm về loại tổn thương thường gặp này.

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

  1. What You Need to Know About Knee Sprain Injurieshttps://www.healthline.com/health/sprained-knee

    Ngày tham khảo: 05/11/2019

  2. Patient education: Anterior cruciate ligament tear (the basics). Written by the doctors and editors at UpToDate, Oct 28, 2019.

  3. Knee Exercises

    https://www.whyiexercise.com/knee-exercises.html

    Ngày tham khảo: 05/11/2019

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người