Phát hiện sớm và điều trị suy giãn tĩnh mạch tránh biến chứng nặng nề
Tìm hiểu về Chính sách quảng cáo để hiểu rõ hơn cách chúng tôi duy trì sự phân biệt rõ ràng giữa nội dung được tài trợ, nội dung quảng cáo và nội dung do đội ngũ YouMed biên tập.
Nội dung bài viết
Suy giãn tĩnh mạch là bệnh phổ biến hiện nay, không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn gây nên những triệu chứng khó chịu. Nếu không được phát hiện và điều trị sớm, bệnh có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Bài viết sau đây của Bác sĩ Lê Quang Đình sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về tình trạng này, cũng như phương pháp điều trị suy giãn tĩnh mạch phòng tránh các biến chứng có thể xảy ra.
Sản phẩm được tài trợ dựa trên Chính sách quảng cáo của YouMed

Ginko Fort điều trị trĩ, suy tĩnh mạch - mạch bạch huyết
Giúp cải thiện sự lưu thông máu, tăng sức bền thành mạch, và cải thiện dòng máu đến các bộ phận cơ thể.
Tìm hiểu thêmDấu hiệu giúp phát hiện sớm suy giãn tĩnh mạch
Nặng, mỏi, đau nhức chân, chân nổi gân xanh ngoằn ngoèo, chuột rút về đêm, phù chân về chiều… là những dấu hiệu thường thấy của bệnh suy giãn tĩnh mạch chi dưới.
Giãn tĩnh mạch
Giãn tĩnh mạch là tình trạng tĩnh mạch giãn lớn, nổi ngoằn ngoèo sát bề mặt da, màu xanh hoặc đỏ, thành từng đám nhỏ (như mạng nhện) hoặc phình to (như chiếc đũa). Các tĩnh mạch này thường xuất hiện ở cẳng và bàn chân, và thường gặp ở nữ giới, đặc biệt là phụ nữ cao tuổi hơn là nam giới.1

Ở giai đoạn nhẹ, biểu hiện thường đau nhức mơ hồ. Nhiều người mắc phải không nghĩ đó là do suy giãn tĩnh mạch. Nên thường không để ý thay đổi lối sống phù hợp và điều trị sớm một cách hợp lý để bệnh ngày càng tiến triển nặng hơn, nhanh hơn. Ngoài ra, chưa có biến chứng nghiêm trọng ở giai đoạn nhẹ, mà các triệu chứng thường chỉ liên quan đến thẩm mỹ.
Ở giai đoạn nặng, giãn tĩnh mạch có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng như vỡ búi tĩnh mạch gây chảy máu, dày lên và xơ cứng da ở chân và mắt cá chân, chàm da mạn tính, viêm tắc – huyết khối tĩnh mạch và loét chân.
Theo phân loại CEAP (Clinical – C là lâm sàng, Etiological – E là nguyên nhân bệnh sinh, Anatomical – A là giải phẫu học và Pathophysiological – P là sinh bệnh học), suy giãn tĩnh mạch co thể chia ra các giai đoạn sau:1


1. Giãn tĩnh mạch nguyên phát
Giãn tĩnh mạch nguyên phát bắt đầu từ tĩnh mạch nông do cấu trúc của tĩnh mạch bị yếu và suy giảm chức năng của van tĩnh mạch hiển, sự yếu đi của thành mạch, và tăng áp lực lên tĩnh mạch cao. Khoảng một nửa bệnh nhân bị giãn tĩnh mạch có yếu tố gia đình. Các yếu tố khác làm tăng nguy cơ phát triển bệnh giãn tĩnh mạch bao gồm tuổi tác (nguy cơ tăng theo tuổi), mang thai, giới tính (nữ), béo phì, đứng hoặc ngồi lâu.
2. Giãn tĩnh mạch thứ phát
Giãn tĩnh mạch thứ phát là hậu quả của tăng áp lực tĩnh mạch, liên quan đến suy tĩnh mạch sâu, hoặc tắc nghẽn tĩnh mạch sâu dẫn đến làm giãn tĩnh mạch nông.
Suy tĩnh mạch mạn tính
Đây là tình trạng tĩnh mạch hoạt động kém do tăng áp lực tĩnh mạch, và có sự thoát dịch và các thành phần của máu ra ngoài cấu trúc cơ của của chi. Suy tĩnh mạch có thể xảy ra ở bệnh nhân giãn tĩnh mạch, nhưng thường do bệnh lý ở tĩnh mạch sâu.
- Suy tĩnh mạch sâu nguyên phát là do sự bất thường về cấu trúc hoặc chức năng thành tĩnh mạch; hoặc van tĩnh mạch dẫn đến dòng trào ngược ở vị trí van tĩnh mạch.
- Suy tĩnh mạch sâu thứ phát là hậu quả của sự tắt nghẽn và/hoặc sự kém hoạt động của van do huyết khối tĩnh mạch sâu.
Điều trị suy giãn tĩnh mạch như thế nào?
1. Điều trị hỗ trợ, thay đổi lối sống1 3
Việc thay đổi các thói quen sinh hoạt sẽ giúp hỗ trợ điều trị tình trạng suy giãn tĩnh mạch. Đây cũng là cách hiệu quả giúp mỗi người hạn chế và phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh. Sau đây là một số phương pháp mà người bệnh có thể áp dụng như:
- Tránh ngồi quá lâu hoặc đứng quá lâu.
- Có thời gian nghỉ ngơi và nâng chân cao, nên nâng chân cao hơn vị trí của tim khi nằm để cải thiện tuần hoàn tĩnh mạch.
- Không nên mặc quần áo bó sát.
- Tập thể dục đều đặn, đi bộ vừa phải.
- Nếu bị béo phì nên giảm cân, loại bỏ cân nặng dư thừa giúp loại trừ bớt áp lực không cần thiết trên tĩnh mạch.
Trường hợp làm việc trong môi trường ít vận động, phải đứng hoặc ngồi nhiều thì có thể mang vớ y khoa loại dùng để phòng ngừa (vớ có áp lực 20-30 mmHg phù hợp với hầu hết các trường hợp suy giãn tĩnh mạch nhẹ). Với các loại vớ y khoa có áp lực điều trị lớn hơn cần phải có chỉ định sử dụng từ bác sĩ.

2. Điều trị bằng thuốc1 2 3
Dùng các thuốc tác động trên tĩnh mạch giúp làm bền thành tĩnh mạch và giảm tính thấm mao mạch: các loại flavonoids (phân đoạn flavonoid vi hạt, diosmin, rutin và rutosides), aescin (chiết xuất hạt dẻ ngựa), Ginkgo biloba, phối hợp Ginkgo biloba + heptaminol + troxerutin…
Kết quả từ một tổng quan các nghiên cứu lâm sàng cho thấy, sự kết hợp chiết xuất Ginkgo biloba + troxerutin + heptaminol (GB-T-H) có tác động lên triệu chứng cấp tính và cả cơ chế bệnh sinh của suy giãn tĩnh mạch. Từ đó giúp làm giảm nhanh các triệu chứng của suy giãn tĩnh mạch như nặng chân, đau nhức chân và giúp làm chậm diễn tiến bệnh trong thời gian dài. Do đó, sử dụng phối hợp GB-T-H là một lựa chọn hiệu quả trong điều trị giúp giảm nhanh các triệu chứng của suy giãn tĩnh mạch.4
Một số loại thuốc khác có thể dùng trong suy giãn tĩnh mạch:1 3
- Steroid dùng ngoài có thể dùng trong thời gian ngắn để giảm viêm.
- Kháng sinh: điều trị nhiễm trùng da hoặc loét nếu có.
- Thuốc chống đông máu: điều trị cục máu đông và ngăn ngừa hình thành cục máu đông trong tương lai.
3. Điều trị bằng can thiệp mạch hoặc phẫu thuật1
Việc điều trị này được áp dụng cho trường hợp bệnh nhân bị giãn tĩnh mạch kéo dài gây đau nhức, có tĩnh mạch giãn to ngoằn ngoèo, suy tĩnh mạch giai đoạn nặng có các triệu chứng như viêm da, sưng phù.
Phẫu thuật cũng có thể áp dụng vì lý do thẩm mỹ. Tuỳ mức độ và hình thái bệnh như tĩnh mạch giãn ít hay nhiều sẽ phối hợp các phương pháp khi cần. Ví dụ phối hợp can thiệp laser tĩnh mạch hiển và tiêm xơ tĩnh mạch lưới, hoặc phẫu thuật lột tĩnh mạch hiển + tiêm xơ….
Các thủ thuật và phẫu thuật thường dùng trong điều trị suy giãn tĩnh mạch thường áp dụng hiện nay:
- Can thiệp nội mạch: loại bỏ tĩnh mạch giãn bằng laser nội mạch.
- Sóng cao tần.
- Keo sinh học.
- Tiêm thuốc xơ hóa tĩnh mạch.
- Phẫu thuật lấy bỏ tĩnh mạch bị suy giãn.
Lưu ý để việc điều trị suy giãn tĩnh mạch đạt hiệu quả
Suy giãn tĩnh mạch là căn bệnh phổ biến, không chỉ ở những bệnh nhân có tuổi tác cao, mà ngày càng nhiều người trẻ cũng mắc phải do nghề nghiệp, hoặc lối sống (vận động, ăn uống).
Đối với bệnh suy giãn tĩnh mạch, việc phát hiện và điều trị bệnh càng sớm thì càng có lợi đối với sức khỏe của người bệnh. Nếu bệnh ở giai đoạn nhẹ không được chăm sóc, thay đổi lối sống, điều trị sớm sẽ làm bệnh tiến triển nhanh hơn và có thể dẫn đến các biến chứng nặng nề.
Đối với bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch, việc dùng thuốc kết hợp thay đổi lối sống giúp bệnh nhân cải thiện triệu chứng và giúp bệnh tiến triển bệnh chậm hơn. Phối hợp Ginkgo biloba + heptaminol + troxerutin là nhóm thuốc có thể giúp bệnh nhân giảm nhanh các triệu chứng của suy giãn tĩnh mạch.4
Khi bệnh nhân dùng thuốc và thay đổi lối sống sau 3-6 tháng không thấy cải thiện triệu chứng, thì nên đến các bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và dùng thêm các phương pháp điều trị ngoại khoa hay thủ thuật. Người bệnh có thể đến các bệnh viện, phòng khám có các chuyên Khoa như Lồng ngực mạch máu, Bệnh lý mạch máu, phòng khám tĩnh mạch… để được bác sĩ khám và tư vấn.
Trên đây là những thông tin về tình trạng suy giãn tĩnh mạch. Việc nhận biết và điều trị suy giãn tĩnh mạch từ sớm có thể giúp cho việc điều trị dễ dàng hơn, hạn chế biến chứng nguy hiểm trong tương lai.
Nguồn tham khảo / Source
Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.
-
Mark A. Creager, J. L. (2022). Chronic Venous Disease and Lymphedema. In A. F. Joseph Loscalzo, Harrison's Principles of Internal Medicine 21e (pp. 7792-7805). McGraw-Hill.
Ngày tham khảo: 23/01/2024
-
Management of chronic venous disorders of the lower limbs. Guidelines According to Scientific Evidence. Part Ihttps://doi.org/10.23736/s0392-9590.18.03999-8
Ngày tham khảo: 23/01/2024
-
Chronic Venous Insufficiency (CVI) - Management and Treatmenthttps://my.clevelandclinic.org/health/diseases/16872-chronic-venous-insufficiency-cvi#management-and-treatment
Ngày tham khảo: 23/01/2024
-
Ginkgo biloba, troxerutin and heptaminol chlorhydrate combined treatment for the management of venous insufficiency and hemorrhoidal criseshttps://www.europeanreview.org/wp/wp-content/uploads/5200-5209.pdf
Ngày tham khảo: 23/01/2024