Dưỡng da khi mang thai: Mẹ bầu cần lưu ý những gì?
Nội dung bài viết
Làm đẹp là nhu cầu của hầu hết chị em phụ nữ. Đa số chị em muốn mình trở nên đẹp hơn, tươi tắn hơn, không kể độ tuổi và thời điểm. Chính vì vậy, thời gian mang thai cũng không ngoại lệ. Đáng lưu ý là da của thai phụ rất dễ bị xấu đi khi mang thai. Chính vì vậy, bài viết sau đây của Ths. BS Phan Lê Nam sẽ hướng dẫn những cách dưỡng da khi mang thai để mẹ bầu tham khảo.
Vì sao da thay đổi trong quá trình mang thai?
Trước khi tìm hiểu vấn để dưỡng da khi mang thai thì các bạn hãy đi tìm nguyên nhân vì sao da thay đổi khi mang thai. Phần lớn các hormone thai kỳ hoạt động mạnh sẽ khiến lỗ chân lông của bạn tiết ra dầu thừa. Điều này làm cho bạn dễ bị phát ban nhiệt và xuất hiện các vết đổi màu trên da. Bao gồm da mặt, chân, lòng bàn tay và lòng bàn chân.
Thêm vào đó là khả năng miễn dịch bị suy giảm một phần của mẹ bầu để bảo vệ em bé. Đồng thời, các mạch máu giãn nở làm cho thai phụ rất dễ bị viêm bề mặt da. Nội tiết tố đặc biệt gây ra một loại phát ban đặc biệt khó chịu trên da. Nó được gọi là PUPPP (các mảng và sẩn mẩn ngứa khi mang thai). Hoặc các vết rạn da trên cơ thể.
Những thay đổi về da khi mang thai bắt đầu từ khi nào?
Những thay đổi về da khi mang thai sẽ tùy thuộc vào từng người. Nhiều phụ nữ trải những thay đổi về da rất đa dạng trong suốt quá trình mang thai. Bao gồm phát ban, mẩn đỏ, mụn trứng cá, da bị đổi màu,…
Những thay đổi về da xuất hiện sớm nhất là trong tam cá nguyệt đầu tiên. Trong khi những người khác không nhận thấy sự thay đổi của da cho đến tam cá nguyệt thứ hai hoặc thứ ba. Mặc dù vậy, những sự thay đổi về da rất phổ biến và thai phụ không nên lo lắng quá nhiều.
Làn da của bạn có thể trông xấu đi khi quá trình mang thai của bạn tiến triển. May mắn thay, tất cả các triệu chứng về da của bạn sẽ chỉ là quá khứ trong vòng vài tuần sau khi sinh. Vì vậy, các chị em mang bầu hãy kiên nhẫn nhé!
Những rối loạn xảy ra ở da trong quá trình mang thai
Các tình trạng da thường gặp trong thời kỳ mang thai nói chung có thể được chia thành ba loại: liên quan đến hormone, có từ trước và đặc hiệu khi mang thai. Những thay đổi nội tiết tố bình thường trong thời kỳ mang thai có thể gây ra các tình trạng lành tính trên da. Bao gồm các vết rạn (rạn da). Bên cạnh đó có thể tăng sắc tố da và những thay đổi về tóc, móng cùng mạch máu.
Tình trạng da sẵn có (ví dụ: viêm da dị ứng, bệnh vẩy nến, nhiễm nấm, khối u trên da) có thể thay đổi khi mang thai. Các tình trạng da đặc hiệu khi mang thai bao gồm sẩn và mảng sẩn ngứa khi mang thai. Ngứa da khi mang thai, pemphigoid thai nghén, chốc lở và viêm nang lông khi mang thai. Các sẩn và mảng sẩn ngứa khi mang thai là những chứng thường gặp nhất trong số những rối loạn này.
Đối với mụn trứng cá và tăng sắc tố da
Nếu bạn dễ bị nổi mụn, hoặc thấy mình bị nổi mụn giống như tuổi dậy thì, có một số lựa chọn thay thế an toàn hơn. So với việc sử dụng các sản phẩm có chứa retinoid khi đang mong đợi. Một trong những hiệu quả nhất là axit glycolic.
Axit glycolic với số lượng lớn không được khuyến khích trong khi mang thai, nhưng nó có thể an toàn. Nguồn đáng tin cậy với một lượng nhỏ thường được tìm thấy trong các sản phẩm làm đẹp không kê đơn. Axit glycolic và những chất tương tự – chẳng hạn như axit azelaic – cũng có thể giúp giảm nếp nhăn, làm sáng da và giảm sắc tố da tăng cường.
Các nhà khoa học xác nhận axit glycolic và azelaic là an toàn để điều trị mụn trứng cá khi mang thai.
Chống lão hóa và các nếp nhăn
Tương tự như phép màu giúp tăng cường hệ thống miễn dịch của bạn và ngăn chặn các gốc tự do trong cơ thể bạn. Các chất chống oxy hóa tại chỗ như vitamin C có thể tăng cường sức sống cho làn da của bạn một cách an toàn. Thông qua cách bảo vệ da khỏi bị hư hại và duy trì collagen.
Các chất chống oxy hóa an toàn khác cũng có thể sử dụng để chăm sóc da của bạn. Chúng bao gồm: Vitamin E, vitamin K, vitamin B3, trà xanh,…
Đối với da bị khô và bị rạn nứt
Chắc chắn rằng quá trình mang thai đòi hỏi cơ thể bạn rất nhiều nước. Vì vậy, nếu em bé sắp chào đời của bạn cần thêm nước vào bất kỳ thời điểm nào, nó sẽ kéo nước ra khỏi cơ thể bạn. Điều đó – bên cạnh sự thay đổi hormone – có thể dẫn đến khô da.
Ngoài việc uống nhiều nước, các sản phẩm dưỡng ẩm có dầu dừa, bơ ca cao, peptide và axit hyaluronic (HA) có thể cải thiện quá trình hydrat hóa. Và khi nói đến vết rạn da, một chiến lược để ngăn ngừa chúng là thường xuyên dưỡng ẩm cho các vùng da dễ bị rạn. Mục đích là để giúp da căng tự nhiên khi vết rạn của bạn (và em bé) phát triển.
Bảo vệ da khỏi ánh nắng mặt trời
Chống nắng là một trong những điều quan trọng nhất bạn có thể làm. Đều này ngăn ngừa nếp nhăn và ung thư da lâu dài. Nhưng làm thế nào để bạn bảo vệ làn da của mình một cách an toàn khi mang thai là một câu hỏi lớn.
Những khuyến cáo về độ an toàn của kem chống nắng hóa học phổ rộng vẫn còn chưa rõ ràng. Vì vậy, bạn hãy thử các loại kem chống nắng chứa khoáng chất có tác dụng bảo vệ da khỏi ánh nắng mặt trời. Thành phần kem chống nắng dựa trên khoáng chất bao gồm oxit kẽm và titanium dioxide. Bạn cũng có thể sử dụng thêm mũ rộng vành và áo khoác để bảo vệ da khỏi ánh nắng mặt trời.
Cách kiểm tra xem sản phẩm dưỡng da có an toàn không
Trước tiên, hãy thảo luận về độ an toàn của các sản phẩm chăm sóc da của bạn với bác sĩ da liễu và Sản phụ khoa của bạn. Đặc biệt nếu bạn đang dùng thuốc theo toa hoặc lo lắng về tình trạng da từ trước. Tiếp theo, bạn có thể tìm hiểu thông tin kê toa của các sản phẩm.
Chú ý phần thận trọng, xem nhà sản xuất có cho phép sử dụng khi mang thai hay không.
Những thành phần nên tránh sử dụng
Retinoid
Vitamin A là một chất dinh dưỡng quan trọng cần thiết cho làn da, sức khỏe miễn dịch, sinh sản và mắt tối ưu. Sau khi được tiêu thụ hoặc hấp thụ qua da, cơ thể bạn sẽ chuyển đổi nó thành retinol. Một số sản phẩm chăm sóc da chống lão hóa sử dụng một loại retinol được gọi là retinoid. Loại chất này đã trở thành một thần dược vì chúng có thể giúp đẩy lùi mụn trứng cá và giảm nếp nhăn.
Retinoids thực hiện công dụng này bằng cách giúp các tế bào da ở cấp độ bề mặt tẩy tế bào chết nhanh hơn. Đồng thời thúc đẩy sản xuất collagen để trẻ hóa làn da. Các loại retinoid kê đơn như Accutane đã được ghi nhận rộng rãi. Nguồn đáng tin cậy cho thấy sử dụng nó gây ra nguy cơ mắc các khuyết tật bẩm sinh nặng. Tỷ lệ từ 20 đến 35%, với 60% trẻ em có vấn đề về nhận thức thần kinh khi tiếp xúc trong tử cung.
Vì vậy, khi mang thai, tốt hơn hết là chị em thai phụ không nên dưỡng da bằng cách sử dụng những sản phẩm có chứa vitamin A hay Retinod. Bởi vì chất này làm tăng nguy cơ khuyết tật thai nhi.
Axit salicylic liều cao
Axit salicylic là một thành phần phổ biến để điều trị mụn trứng cá do khả năng chống viêm của nó, tương tự như aspirin. Nhưng một nghiên cứu năm 2013 đã kết luận các sản phẩm cung cấp một lượng axit salicylic cao nên tránh sử dụng trong khi mang thai.
Điều đó nói rằng, các sản phẩm sử dụng tại chỗ liều thấp hơn có chứa axit salicylic có thể an toàn khi mang thai. Thông tin này đã được Trường Đại học Sản phụ khoa Hoa Kỳ (ACOG) báo cáo.
Hydroquinone
Hydroquinone là một sản phẩm kê đơn để làm sáng da. Ngoài ra còn giảm sắc tố da xảy ra do nám và sạm da, có thể do mang thai. Không có mối liên hệ nào được chứng minh giữa các khuyết tật bẩm sinh nghiêm trọng và hydroquinone.
Tuy nhiên, cơ thể có thể hấp thụ một lượng hydroquinone đáng kể so với các thành phần khác (25 đến 35 phần trăm). Vì vậy, tốt nhất bạn nên hạn chế sử dụng (nếu có) trong khi mang thai.
Phthalates
Phthalates là hóa chất gây rối loạn nội tiết. Nó được tìm thấy trong nhiều sản phẩm làm đẹp và cá nhân. Trong các nghiên cứu trên động vật, rối loạn chức năng sinh sản và hormone nghiêm trọng có liên quan đến việc tiếp xúc với phthalate.
Có rất ít nghiên cứu trên người để chứng minh điều này. Tuy nhiên, nhiều nguồn tin cậy đã có thông tin về vai trò tiềm ẩn của chất này trong việc ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe sinh sản bẩm sinh. Mỹ phẩm là nguồn chứa phthalate hàng đầu. Chất phthalate phổ biến nhất mà bạn sẽ tìm thấy trong các sản phẩm làm đẹp là diethylphthalate (DEP).
Kem chống nắng hóa học
Oxybenzone và các dẫn xuất của nó là bộ lọc tia cực tím (UV). Nó được sử dụng thường xuyên nhất trong kem chống nắng. Nó đã được chứng minh là có hiệu quả trong việc bảo vệ da. Nhưng những tác động có hại đến sức khỏe và môi trường của oxybenzone đã được ghi nhận.
Bởi vì oxybenzone là một chất hóa học gây rối loạn nội tiết được biết đến. Mối quan tâm khi sử dụng trong thai kỳ là nó có thể phá vỡ nội tiết tố và gây tổn thương vĩnh viễn cho mẹ và con.
Quan tâm đến lối sống và chế độ ăn uống
Mẹ bầu hãy tuân thủ một chế độ ăn uống phù hợp khi mang thai. Bao gồm sự cân bằng các chất dinh dưỡng để giữ cho làn da của bạn luôn đẹp và mịn màng. Uống đủ nước mỗi ngày (từ 1,5 đến 2 lít nước/ngày). Bởi vì uống nhiều nước sẽ giúp da luôn đủ nước và khỏe mạnh.
Thường xuyên rửa mặt để hạn chế mụn. Đồng thời rửa trôi đi các chất cặn bã, các chất dầu, các tế bào chết bám trên da. Việc rửa mặt thường xuyên cũng sẽ giúp da mặt bạn sạch sẽ hơn, không bị khói bụi bám dính.
Khi có bất kỳ vấn đề nào về da, bạn nên đến khám tại bác sĩ chuyên khoa Da liễu và Phụ sản. Không nên tự ý xử trí tại nhà bằng các mẹo vặt dân gian. Cũng không nên tự ý mua thuốc thoa hay thuốc uống. Tất cả các loại kem dưỡng da sử dụng khi mang thai cần có sự cho phép của bác sĩ chuyên khoa.
Nói tóm lại, mang thai là một khoảng thời gian không hề ngắn. Và sự thay đổi của làn da tất yếu sẽ xảy ra trong quá trình mang thai. Vì vậy, thai phụ nên biết những cách dưỡng da khi mang thai an toàn, hiệu quả. Mục tiêu là để có một thai kỳ khỏe mạnh. Đồng thời giữ được nét đẹp của chị em trong và sau khi mang thai.
Nguồn tham khảo / Source
Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.
-
Your Guide to a Pregnancy-Safe Skin Care Routinehttps://www.healthline.com/health/pregnancy/pregnancy-safe-skin-care
Ngày tham khảo: 12/10/2020
-
Skin Changes During Pregnancyhttps://www.whattoexpect.com/pregnancy/symptoms-and-solutions/skin-changes.aspx
Ngày tham khảo: 12/10/2020
- Kroumpouzos G, Cohen LM (2001). Dermatoses of pregnancy. J Am Acad Dermatol, (45), pp. 1 – 19.
-
Which beauty products are safe to use during pregnancy?https://www.todaysparent.com/pregnancy/pregnancy-health/beauty-products-that-are-safe-to-use-during-pregnancy-and-breastfeeding/
Ngày tham khảo: 12/10/2020