Giãn dây chằng đầu gối : Nguyên nhân, triệu chứng và cách chẩn đoán
Nội dung bài viết
Khớp gối là một khớp lớn, có biên độ vận động khá linh hoạt. Ngoài ra khớp gối còn đảm nhận vai trò vận động, di chuyển, chạy nhảy cũng như chịu sức nặng của cả thân trên. Do vậy mà khớp gối cũng dễ tổn thương trong các tai nạn lao động hay cá tai nạn giao thông. Trong các chấn thương gối thường gặp thì giãn dây chằng rất phổ biến, hãy cùng tìm hiểu về nguyên nhân, triệu chứng và cách chẩn đoán trong bài viết dưới đây.
1. Giãn dây chằng đầu gối là gì ?
Giãn dây chằng đầu gối là tình trạng căng giãn quá mức của dây chằng, cấu trúc có nhiệm vụ kế nối các xương lại với nhau. Ở đầu gối giãn dây chằng là khi có tổn thương các cấu trúc dây chằng trong khớp gối và các dây chằng bám lên xương đùi và xương chày.
Giãn dây chằng thường gây đau và có thể dẫn đến nhiều bệnh lý ở đầu gối như viêm khớp.
HỆ THỐNG DÂY CHẰNG
Đầu gối có 4 hệ thống dây chằng chính. Hai trong số đó giúp giữ vừng ở phía trước và sau. Hai dây chằng còn lại có nhiệm vụ giữ gối vừng khi cử động sang hai bên
- Dây chằng chéo trước
- Dây chằng chéo sau
- Dây chằng giữa gối
- Dây chằng bên gối
2. Triệu chứng của giãn dây chằng đầu gối
2.1 Phụ thuộc vào dây chằng nào giãn mà có những triệu chứng khác nhau:
- Giãn dây chằng chéo trước, triệu chứng có thể là tiếng “Cộp” tại thời điểm chấn thương và cảm thấy gối lỏng lẻo sau đó.
- Đối với dây chằng chéo sau thì triệu chứng có thể là đau phía sau gối, đau tăng thêm ở tư thế gối quỳ
- Còn đối với dây chằng bên gối và gối giữa thì triệu chứng có thể là đầu gối như bị khóa về hướng ngược lại và đau nhiều sau chấn thương
2.2 Hầu hết bệnh nhân cảm nhận thấy các triệu chứng sau khi giãn dây chằng gối:
- Sưng nề: Khi một dây chằng bị thương, bạn có thể bị chảy máu bên trong khớp gối, dẫn đến sưng đầu gối. Mức độ sưng sẽ phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của thương tích
- Yếu gối :Tình trạng này có thể khiến bạn đi khập khiễng và phụ thuộc vào mức độ tổn thương dây chằng. Bạn vẫn có thể đứng nếu chỉ chấn thương một chút ở dây chằng đầu gối
- Bầm tím : Đôi khi các vết thâm có thể xuất hiện ở đầu gối, nhưng không phải lúc nào cũng có.
- đau : mức độ đau có thể phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của thương tích ở đầu gối
- cứng gối :Khi dây chằng bị rách, bạn có thể bị suy giảm khả năng vận động nghiêm trọng.
- co thắt cơ xung quanh
3. Nguyên nhân của giãn dây chằng đầu gối
Bất kỳ một hoạt động nào tác động trực tiếp ảnh hưởng đến tư thế bình thường của gối đều có khả năng làm giãn dây chằng
Dây chằng chéo trước thường bị tổn thương ở tình huống đang chạy như đá bóng, chạy bộ. Hậu quả của các chấn thương nhảy cao hoặc xoắn gối đột ngột.
Đối với dây chằng chéo sau có thể tổn thương trong các tình huống tai nạn xe hơi khi đầu gối va đập vào bảng điều khiển xe, hoặc trong thể thao khi đầu gối chấn thương trong tư thế đứng cong gối. Kể cả khi té cao cũng có thể giãn dây chằng chéo sau.
Còn đối với dây chằng bên gối thường xảy ra do những chấn thương gối từ phía bên.
4. Chẩn đoán giãn dây chằng đầu gối
Đề chẩn đoán được giãn dây chằng đầu gối các phương pháp thăm khám sẽ được thực hiện bởi bác sĩ để kiểm tra độ vững chắc và mức độ căng giãn của từng nhóm dây chằng.
Khi chấn thương gối, hãy đến khám tại các cơ sở y tế càng sớm càng tốt. Đặc biệt nếu bạn không thể đứng dậy đi lại vì đau gối sau chấn thương hoặc cảm thấy khớp gối lỏng lẻo.
Đôi khi việc sử dụng các phương tiện hình ảnh học là cần thiết. Thường bệnh nhân được thực hiện chụp X Quang để phát hiện các tổn thương xương nếu có. Tuy nhiên nếu cần khảo sát thêm các cấu trúc dây chằng và mô mềm cần đến những phương pháp chẩn đoán hình ảnh hiện đại hơn.
Để chẩn đoán được mức độ nặng nhẹ của giãn dây chằng, các bác sĩ dùng cách phân độ mức độ trầm trong theo 3 cấp. Theo đó căng dây chằng quá mức được xếp độ 1, căng dây chằng quá mức kèo với rách một phần được xếp độ 2 và dây chằng rách hoàn toàn được xếp độ 3 cũng là độ nghiệm trọng nhất.
5. Nguy cơ mắc phải
Chấn thương dây chằng đầu gối tương đối phổ biến, có thể gặp ở nhiều lứa tuổi khác nhau. Tuy nhiên những bệnh nhân thường xuyên vận động khớp gối ở cường độ cao để gặp phải các chấn thương khớp gối hơn ví dụ như vận động viên bóng đá, vận động viên điền kinh.
Để giảm nguy cơ mắc nên :
- Tuân thủ đúng kỹ thuật khi tập luyện thể dục thể thao
- Khởi động trước khi tập luyện
- Có biện pháp bảo vệ khớp gối bằng các dụng cụ hỗ trợ nếu có thể
- Tập luyện điều độ phù hợp với điều kiện của mỗi người.
- Không nên thay đổi động tác hoặc tư thế khớp gối một cách đột ngột
Trên đây là những thông tin cơ bản về giãn dây chằng khớp gối. Hy vọng cung cấp được những thông tin bước đầu giúp người đọc dễ dàng tiếp tục tìm hiểu thêm về loại tổn thương thường gặp này
Đừng ngại để lại những thắc mắc ở phần bình luận, cũng như chia sẻ bài viết nếu thấy hữu ích. Mong nhận được những phản hồi cũng như đồng hành cùng bạn ở những bài viết kế tiếp.
(*) Bài viết chỉ mang tính tham khảo, vui lòng liên hệ bác sĩ của bạn để có thêm thông tin.
Bác sĩ Ngô Minh Quân
Nguồn tham khảo / Source
Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.
What You Need to Know About Knee Sprain Injuries – https://www.healthline.com/
Patient education :Anterior cruciate ligament tear (the basics ) Written by the doctors and editors at UpToDate , Oct 28, 2019.