YouMed

Hội chứng giấc ngủ đến trễ: Những điều bạn chưa biết

Bác sĩ NGUYỄN ĐÀO UYÊN TRANG
Tác giả: Bác sĩ Nguyễn Đào Uyên Trang
Chuyên khoa: Tâm thần

Hội chứng giấc ngủ đến trễ (DPSP) hay chúng ta thường nghe đến cụm từ “cú đêm” để ám chỉ những người ngủ rất trễ nhưng lại có thể dậy rất muộn. Trong khoa học, người ta gọi những người “cú đêm” như vậy chính là những người mắc hội chứng giấc ngủ trễ. Vậy hội chứng giấc ngủ trễ là gì? Bài viết này sẽ cung cấp cho các bạn một số thông tin cơ bản về rối loạn này.

1. Hội chứng giấc ngủ đến trễ là gì?

Hội chứng giấc ngủ đến trễ là một rối loạn nhịp sinh học của giấc ngủ. Rối loạn giấc ngủ này thường liên quan đến đồng hồ sinh học bên trong cơ thể bạn. Nếu bạn bị rối loạn, bạn không thể đi ngủ đúng giờ. Mà thay vào đó bạn thường ngủ trễ ít nhất một hai giờ.

Thậm chí dù bạn mệt thì hôm đó bạn vẫn không thể đi ngủ sớm hơn được. Việc ngủ trễ thường làm cho bạn gặp khó khăn trong việc thức dậy đúng giờ. Điều này có thẩy gây ảnh hưởng đến công việc cũng như học tập.

hội chứng giấc ngủ đến trễ
Dù bạn rất muốn đi ngủ nhưng vẫn không ngủ được

Hội chứng giấc ngủ đến trễ rất phổ biến. Có thể gặp ở mọi lứa tuổi, nhưng chủ yếu ảnh hưởng đến lứa tuổi thanh thiếu niên và người trẻ.

Điều này khiến bạn không giống như một con cú đêm. Bởi nếu bạn là cú đêm, ngủ trễ là do bạn CHỌN thức khuya. Còn mắc hội chứng giấc ngủ đến trễ, bạn ngủ trễ là do đồng hồ sinh học của bạn bị xáo trộn.

2. Dấu hiệu của hội chứng giấc ngủ đến trễ

Khó đi vào giấc ngủ

Hội chứng giấc ngủ đến trễ khiến bạn khó đi ngủ đúng giờ. Việc ngủ trễ này là do đồng hồ sinh học của cơ thể bạn nói với bạn rằng bạn phải thức.

Thông thường, bạn không thể ngủ trước 12 giờ đêm, thậm chí có thể 2-6 giờ sáng bạn mới ngủ được.

Việc khó ngủ sẽ càng tồi tệ hơn nếu bạn cố gắng thức để làm bài tập hoặc giải quyết công việc.

Khó thức dậy

Bởi vì không thể đi ngủ sớm nên những người mắc hội chứng giấc ngủ đến trễ thường gặp nhiều khó khăn trong việc phải dậy sớm hoặc đúng giờ. Điều này do đồng hồ sinh học của bạn không còn bắt đầu kêu bạn dậy nữa. Và vào buổi sáng hoặc buổi trưa bạn vẫn cảm thấy ngủ rất ngon.

Ngủ ngày nhiều

Buồn ngủ vào ban ngày xảy ra khi bạn cần phải tỉnh để làm việc và hoạt đồng trong này. Trong ngày, bạn có thể cảm thấy khó tập trung, chú ý để hoàn thành tốt công việc của mình.

Thậm chí nếu mà bạn có thể đi ngủ sớm, nhưng rối loạn giấc ngủ đến chậm vẫn khiến bạn ngủ không ngon bằng cách làm cho bạn ngủ không sâu giấc. Điều này dẫn đến cả ngày hôm sau, bạn vẫn cảm thấy mệt mỏi.

Những vấn đề giấc ngủ khác

Rối loạn giấc ngủ đến muộn thường đi kèm theo các vấn đề về giấc ngủ khác như hội chứng ngưng thở khi ngủ.

Nếu thức dậy muộn vào buổi sáng không ảnh hưởng gì đến công việc cũng như hoạt động sống hằng ngày của bạn, thì mắc rối loạn giấc ngủ đến chậm bạn vẫn có thể có chất lượng giấc ngủ tốt. Chỉ là thời gian đi ngủ và thức dậy của bạn không được giống như thông thường.

Trầm cảm và những rối loạn hành vi

Nếu như bạn không thể giữ được giờ giấc ngủ thông thường, bạn có thể bị trầm cảm do bị căng thẳng, lo lắng về việc thức dậy không đúng giờ.

Bởi trong cuộc sống hằng ngày, đa số các bạn cần phải thức dậy đúng giờ để đi làm hoặc học tập. Tuy nhiên, khi thức dậy đúng giờ lại khiến bạn ngủ không đủ giấc, làm cho bạn cảm thấy mệt mỏi, kém tập trung. Những trẻ mắc hội chứng giấc ngủ đến trễ thường có kết quả học tập kém.

Những người mắc hội chứng giấc ngủ đến trễ cần đi ngủ sớm hơn để thức dậy đúng giờ, nên đôi khi họ có thể lạm dụng rượu, thuốc ngủ, thuốc an thần. Để tỉnh táo làm việc, họ cũng có thể nghiện cà phê.

3. Nguyên nhân hội chứng giấc ngủ đến trễ

Hiện tại, nguyên nhân chính xác của hội chứng giấc ngủ đến trễ vẫn chưa được biết rõ ràng. Tuy nhiên, người ta thấy được rằng hội chứng này liên quan đến một số yếu tố. Bao gồm:

Di truyền

Nếu như bạn có người thân mắc hội chứng giấc ngủ đến trễ, thì bạn sẽ có nguy cơ mắc rối loạn này cao hơn người bình thường. Gần 40% những người mắc hội chứng giấc ngủ đến trễ có tiền sử gia đình mắc rối loạn này.

Rối loạn thần kinh – tâm lý

Dường như rối loạn giấc ngủ đến trễ có liên quan đến những vấn đề như:

Mất ngủ mãn tính

Rối loạn giấc ngủ đến trễ ảnh hưởng 10% những người mắc mất ngủ mãn tính

Thói quen đi ngủ không tốt

Nếu như vào ban đêm, phòng ngủ của bạn quá sáng hoặc ban ngày phòng ngủ quá tối sẽ khiến cho hội chứng giấc ngủ đến chậm trở nên nặng hơn.

Phòng ngủ buổi sáng không đủ ánh sáng
Phòng ngủ buổi sáng không đủ ánh sáng

4. Rối loạn giấc ngủ đến trễ có khác gì so với “cú đêm”?

“Cú đêm” và rối loạn giấc ngủ đến trễ không giống nhau. Nếu bạn là một “con cú đêm” thật sự, bạn thức khuya là để làm việc, học tập. Vào sáng ngày hôm sau, bạn vẫn có thể thức dậy trễ hơn bình thường. Nhưng khi cần theo thói quen ngủ bình thường, bạn vẫn có thể tự điều chỉnh.

Nếu bạn mắc hội chứng giấc ngủ đến chậm. Không phải là bạn đang cố gắng thức khuya. Mà là đồng hồ sinh học của bạn làm trì hoãn giấc ngủ của bạn, ngay cả khi bạn đang rất mệt mỏi. Bạn thường gặp nhiều khó khăn để điều chỉnh giấc ngủ lại như người bình thường.

5. Chẩn đoán hội chứng giấc ngủ đến trễ

Hội chứng giấc ngủ đến trễ thường dễ bị chẩn đoán nhầm. Do những người mắc hội chứng này thường phải thức dậy theo thời gian biểu của những người bình thường. Điều này khiến họ liên tục cảm thấy mệt mỏi, chán nản nên bạn có thể bị chẩn đoán nhầm với trầm cảm hoặc hội chứng mất ngủ.

Nếu bạn hoặc người thân của bạn gặp vấn đề về giấc ngủ, bạn hoặc người thân của bạn nên đến khám những bác sĩ chuyên về giấc ngủ. Để chẩn đoán rối loạn giấc ngủ đến trễ có thể bác sĩ sẽ hỏi bệnh, thăm khám và thực hiện một số xét nghiệm sau:

Hỏi về bệnh sử: điều này giúp cho bác sĩ hiểu thêm về những khó chịu của bạn cũng như lịch sử bệnh của gia đình bạn.

Nhật ký giấc ngủ:

  • Mấy giờ bạn lên giường ngủ?
  • Bao lâu thì vô giấc được?
  • Ngủ có ngon giấc không?
  • Có hay bị thức giấc giữa đêm không?
  • Mấy giờ thì bạn thức dậy?
  • Thức dậy bạn có cảm thấy khỏe và thoải mái không?

Đa ký giấc ngủ: Nếu bác sĩ của bạn nghĩ rằng bạn bị rối loạn giấc ngủ khác, họ có thể yêu cầu kiểm tra giấc ngủ qua đêm được gọi là đa ký giấc ngủ. Khi bạn ngủ, xét nghiệm sẽ theo dõi sóng não và nhịp tim của bạn để bác sĩ có thể thấy cơ thể bạn làm gì trong khi ngủ.

Đa ký giấc ngủ
Đa ký giấc ngủ

6. Điều trị hội chứng giấc ngủ đến trễ

Điều trị rối loạn giấc ngủ đến trễ thường cần nhiều phương pháp điều trị. Mục tiêu điều trị là điều chỉnh lại thời gian ngủ phù hợp. Bác sĩ sẽ lựa chọn những điều trị tốt nhất để phù hợp với triệu chứng và lối sống của bạn. Một số phương pháp gợi ý:

Tối ưu hóa đồng hồ sinh học

Mỗi đêm, bạn hãy đi ngủ sớm hơn khoảng 15 phút và sau đó cũng dậy sớm hơn một chút.

Liệu pháp ánh sáng

Sau khi thức dậy, bạn nên ngồi gần nơi có ánh sáng khoảng 30 phút. Ánh sáng buổi sáng có thể giúp cho đồng hồ sinh học của bạn “dậy sớm hơn”

Làm sạch giấc ngủ

Thói quen tốt có thể giúp bạn điều chỉnh đồng hồ sinh học tốt hơn. Ví dụ như bạn nên tránh sử dụng các thiết bị phát ra ánh sáng xanh như tivi, điện thoại, máy tính trước khi đi ngủ. Đồng thời cũng nên tránh dùng cà phê, rượu, thuốc lá, tập thể dục quá sức trước khi đi ngủ.

Không nên sử dụng cà phê trước khi ngủ
Không nên sử dụng cà phê trước khi ngủ

Hội chứng giấc ngủ đến chậm là một rối loạn thường gặp và dễ bị bỏ sót, tuy nhiên lại ảnh hưởng lớn đến chất lượng đời sống. Vì vậy, nếu có rối loạn giấc ngủ, bạn hãy đến chuyên gia giấc ngủ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

  1. What Is Delayed Sleep Phase Syndrome?https://www.healthline.com/health/sleep-deprivation/delayed-sleep-phase-syndrome

    Ngày tham khảo: 11/05/2020

  2. Delayed Sleep-Wake Phase Disorder (DSWPD) in Children and Adolescentshttps://my.clevelandclinic.org/health/diseases/14295-delayed-sleep-phase-syndrome-dsps-in-children-and-adolescents

    Ngày tham khảo: 11/05/2020

  3. https://sleepeducation.org/sleep-disorders/delayed-sleep-wake-phase/#risk-factors-for-dsphttp://sleepeducation.org/sleep-disorders-by-category/circadian-rhythm-disorders/delayed-sleep-wake-phase/overview-and-risk-factors

    Ngày tham khảo: 11/05/2020

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người