Khi mang thai nên tránh những điều gì?
Nội dung bài viết
Chín tháng mười ngày tuy không ngắn cũng không dài. Đó là thời gian người mẹ mang trong mình giọt máu bé nhỏ, chờ đợi ngày con chào đời. Việc trang bị những kiến thức cần thiết giai đoạn mang thai là điều cần thiết. Có những lưu ý nhỏ mẹ nên tránh để bảo vệ cho em bé của mình khỏe mạnh chào đời.
Mẹ nên hạn chế ăn thức ăn vặt
Khi mang thai, mẹ thường hay có xu hướng thèm ăn nhất là đồ ăn văt. Điều này không an toàn cho em bé, đặc biệt trong những tháng đầu và cuối thai kỳ. Thay vì ăn vặt mẹ hãy ăn những thực phẩm giàu chất dinh dưỡng tốt. Thường đồ ăn vặt không có nhiều chất dinh dưỡng mà nhiều đường bột và chất béo.
Sau khi ăn vặt, mẹ sẽ cảm thấy no, bữa chính ăn ít lại làm không cung cấp đủ chất. Quá nhiều đường bột, chất béo trong các món ăn vặt không tốt cho sự phát triển của em bé.
Xem thêm: Táo bón khi mang thai: Mẹ bầu cần làm gì?
Mẹ nên ngừng nghe nhạc quá, mà thay vào đó nên nghe nhạc dịu nhẹ sẽ tốt cho thai nhi
Em bé của bạn tuy chưa chào đời. Nhưng nhất cử nhất động của người mẹ đều có thể cảm nhận được. Từng chi tiết nhỏ nhặt như đi lại, ăn uống đến tâm sinh lý của bạn đều có thể ảnh hưởng đến thai nhi. Đừng nên nghe âm thanh quá to, ồn ào hoặc nhạc quá buồn. Không chỉ ảnh hưởng đến tâm lý tinh thần của mẹ mà em bé sẽ có thể cảm thấy sợ hãi hay buồn giống như vậy.
Hãy bắt đầu nghe những bản nhạc, âm thanh êm dịu tâm trí hoặc những bài hát vui vẻ và hạnh phúc.
Tuyệt đối không hút thuốc lá hoặc uống rượu bia khi mang thai
Thuốc là và rượu bia là những thứ gây hại cho sức khỏe con người. Hút thuốc, uống rượu bia không chỉ hại sức khỏe người mẹ mà còn ảnh hưởng thai nhi. Em bé sẽ có thể bị các hội chứng do rượu tác động lên bào thai. Và bị chậm phát triển trí tuệ lẫn thể chất sau này.
Mẹ nên tập thể dục như thế nào cho đúng?
Tập thể dục không chỉ tốt cho sức khỏe mẹ và bé, mà còn giúp sinh nở dễ dàng hơn. Tuy nhiên mẹ cần lưu ý lựa chọn bài tập phù hợp tránh gây ra áp lực lên tử cung. Tốt nhất nên nhờ bác sĩ tư vấn để được hướng dẫn động tác và thời gian tập phù hợp. Thường bác sĩ khuyên sản phụ có thể tập các bài tập yoga từ tuần thứ 14 thai kỳ.
Phụ nữ mang thai nên phòng tránh việc tâm trạng hay thay đổi
Khi mang thai, tâm trạng của sản phụ thay đổi rất thất thường, dễ bực dọc. Mẹ nên tham gia các hoạt động nhóm với các bà mẹ khác hoặc khóa học tiền sản thai kỳ. Vừa có thêm kiến thức bổ ích trong quá trình mang thai và chăm sóc con sau này. Vừa giải tỏa được tâm trạng hạn chế việc bị trầm cảm sau sinh.
Nên hạn chế đi du lịch nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi
Đi du lịch nhiều trong 3 tháng đầu thai kỳ thì mẹ có nguy cơ sảy thai hoặc xuất huyết. Còn với 3 tháng cuối thì làm tăng nguy cơ sinh non hoặc ảnh hưởng đến sự phát triển của bào thai trong giai đoạn này. Do đó, mẹ nên tránh đi du lịch hoặc đi lại nhiều hai thời kỳ trên. Nên nghỉ ngơi hợp lý vừa đảm bảo được sức khỏe cho mẹ và bé.
Đối với dinh dưỡng, mẹ có cần lưu ý điều gì không?
Bên cạnh các loại thực phẩm có lợi, mẹ cần ăn lượng hoa quả có hàm lượng đường cao với lượng vừa phải, không nên ăn quá nhiều. Theo các nghiên cứu khoa học cho thấy nhiều người trong quá trình mang thai ăn uống quá nhiều thức ăn (ví dụ như sầu riêng,…) có hàm lượng đường cao, gây ra bệnh tiểu đường thai kỳ;
Mẹ cũng không nên những loại thực phẩm chứa quá nhiều mỡ động vật. Để tránh thai nhi bị quá to gây khó khăn khi sinh;
Không nên ăn nhiều thức ăn quá mặn như các loại khô, mắm, các loại nước chấm,… để tránh gây phù hoặc các biến chứng khác;
Không nên chỉ ăn một món mà nên ăn nhiều món. Để bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho thai nhi và bản thân;
Không nên ép bản thân ăn quá nhiều với suy nghĩ phụ nữ có thai phải ăn phần hai người cho mẹ và bé;
Việc bổ sung vitamin khoáng chất là cần thiết. Nên tham khảo ý kiến bác sĩ để biết được thời gian nào nên bổ sung loại nào? Liều bao nhiêu cho phù hợp nhu cầu của mẹ và bé;
Tránh sử dụng các loại rượu bia, thuốc lá, thức uống có cafein vì có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe thai nhi;
Trong ba tháng đầu thai kỳ nên kiêng một số loại thực như dứa, đu đủ xanh, rau ngót,… sẽ gây đau bụng, co thắt tử cung, có khả năng sảy thai;
Khi chọn lựa sữa và các chế phẩm từ sữa, nên chọn loại đã tiệt trùng. Không nên sử dụng sữa chưa tiệt trùng để tránh bị nhiễm khuẩn;
Tránh tự ý sử dụng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ.Trong quá trình mang thai nên tăng cường sức đề kháng bằng cách bổ sung đầy đủ dưỡng chất, chú ý giữ gìn sức khỏe. Nếu trong người không khỏe dù với bất cứ triệu chứng nào bất thường nên đi khám bác sĩ để được chuẩn đoán kê đơn phù hợp.
Tránh việc tự đoán bệnh rồi tự ý mua thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Kể các bệnh thông thường hay gặp như cúm, cảm sốt. Nếu trước khi mang thai mẹ có đang sử dụng thuốc thì cũng nên nói cho bác sĩ biết.
Mang thai thật sự rất vất vả. Nhưng tất cả sẽ được đền đáp khi nhìn thấy thiên thần nhỏ của mình. Hãy chuẩn bị chu đáo, kỹ lưỡng nhất để em bé được mạnh khỏe chào đời. Hy vọng với những chia sẻ trên sẽ giúp ích cho mẹ trong quá trình mang thai.
Nguồn tham khảo / Source
Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.
-
Những điều cần tránh khi mang thaihttps://suckhoedoisong.vn/nhung-dieu-can-tranh-khi-mang-thai-n112051.html
Ngày tham khảo: 30/06/2019