YouMed

Không nên chủ quan với mụn nhọt!

Bác sĩ VÕ THỊ NGỌC HIỀN
Tác giả: Bác sĩ Võ Thị Ngọc Hiền
Chuyên khoa: Da liễu

Mụn nhọt là tình trạng nhiễm trùng da rất thường gặp. Nhọt ở da là bệnh lý lành tính và nhìn có vẻ đơn giản. Tuy nhiên không ít tai biến đã xảy ra vì chủ quan trong cách chăm sóc và điều trị bệnh. Trong bài viết này, YouMed sẽ chia sẻ đến bạn đọc các thông tin cơ bản về mụn nhọt.

1. Mụn nhọt là gì?

Mụn nhọt là tình trạng nhiễm trùng cấp tính ở nang lông. Khi đó, người bệnh xuất hiện những nốt mụn sưng, đỏ đau và có chứa mủ. Nếu không điều trị, tình trạng viêm sẽ lan rộng ra xung quanh hoặc ăn sâu xuống bên dưới. Lúc này cả một vùng da bị viêm đỏ và chứa đầy mủ.

Nhọt da xảy ra khá phổ biến trong dân số. Bệnh xuất hiện như nhau ở hai giới và thường ảnh hưởng lên trẻ em, người già và người có hệ miễn dịch bị suy yếu. Tuy là bệnh lý thường gặp, nhưng nhiều người còn chưa biết cách chăm sóc và điều trị đúng đắn. Điều này làm cho bệnh trở nên trầm trọng hơn thậm chí bị tử vong. Tuy vậy, chúng ta có thể hoàn toàn yên tâm rằng mụn nhọt là bệnh lý lành tính. Có thể chữa khỏi bệnh hoàn toàn, đồng thời có thể phòng ngừa bệnh xảy ra một cách hiệu quả.

mụn nhọt
Mụn nhọt là tình trạng nhiễm trùng da rất thường gặp

2. Nguyên nhân gây mụn nhọt?

Nhọt da là tình trạng nhiễm trùng nang lông do một loại vi khuẩn tên Staphylococus aureus (tụ cầu vàng). Nó là một phần của hệ sinh vật sống thường trú ở người, được tìm thấy ở da và mũi. Bình thường, chúng ta sẽ không bị nhọt khi bề mặt da lành lặn và hệ miễn dịch của cơ thể được khỏe mạnh.

Khi da bị tổn thương do trầy xước hay côn trùng cắn, Staphylococus aureus sẽ xâm nhập qua da và gây viêm. Ban đầu tình trạng viêm sẽ bắt đầu ở nang lông. Sau đó, nếu hệ miễn dịch của cơ thể không đủ sức chống lại vi khuẩn thì tình trạng viêm sẽ lan rộng ra xung quanh hoặc ăn sâu vào bên dưới các lớp da.

Mụn nhọt không chỉ mọc ở mặt hay tay mà nó còn có cả mụn nhọt trong tai và trong lỗ mũi chính vì thế bạn cần phải nhận biết để xử lý sao cho phù hợp

Các yếu tố dễ gây ra nhọt da bao gồm:

2.1. Tổn thương da

– Vết thương, trầy xước hay côn trùng cắn làm tổn thương bề mặt da và là nơi vi khuẩn tụ cầu vàng xâm nhập.

– Tổn thương da mạn tính như bệnh vảy nến cũng tạo điều kiện để vi khuẩn xâm nhập qua da.

2.2. Rối loạn hệ miễn dịch

– Hệ miễn dịch của cơ thể bị rối loạn sẽ không có khả năng ngăn chặn vi khuẩn gây bệnh. Vì vậy nhọt da thường xuất hiện ở đối tượng suy giảm sức đề kháng như người bệnh tiểu đường, bệnh thận, ung thư …

– Nghiện rượu hoặc sử dụng các thuốc có chứa thành phần corticoid sẽ ức chế hệ miễn dịch của cơ thể và dễ bị nhọt da.

2.3. Tiếp xúc trực tiếp:

Mủ từ nhọt da chứa vi khuẩn tụ cầu vàng. Vì vậy khi tiếp xúc trực tiếp với mụn nhọt của người bệnh cũng có thể mắc bệnh theo.

3. Triệu chứng của mụn nhọt?

Biểu hiện của nhọt da bao gồm:

  • Ban đầu nổi trên bề mặt da là một nốt có kích thước nhỏ và có thể tăng lên đến 5 cm. Nốt này trở nên sưng, đỏ và căng đau.
  • Bên trong nhọt có chứa đầy mủ. Nhọt da có thể ăn sâu xuống bên dưới các lớp của da hoặc vỡ mủ ra ngoài. Sau khi bị vỡ mủ, cơn đau sẽ giảm đi nhưng vẫn còn bị sưng đỏ một thời gian.
  • Nhọt có thể xuất hiện ở bất kì vị trí nào của cơ thể. Những nơi thường bị nhọt bao gồm mặt, nách, thân mình, tay chân và mông. Những nơi bị nhọt thường để lại sẹo do viêm ăn sâu và lan rộng ra xung quanh.
  • Người bệnh có thể bị sốt lạnh run khi nhiễm trùng từ nhọt lan rộng ra các cơ quan khác của cơ thể. Lúc này nguy cơ bị nhiễm trùng máu là rất cao và có thể bị tử vong nếu không được chữa trị kịp thời.
Triệu chứng của mụn nhọt
Triệu chứng của mụn nhọt rất dễ nhận biết. Tuy nhiên đôi khi cần phân biệt với mụn trứng cá bị viêm thông thường.

Chúng ta có thể phân biệt nhọt da và mụn trứng cá viêm dựa vào các đặc điểm:

Nhọt da

Mụn trứng cá viêm

Bệnh lý cấp tính

Bệnh lý mạn tính

Xảy ra ở trẻ em, người lớn tuổi, người có hệ miễn dịch bị suy yếu

Xảy ra ở thanh thiếu niên tuổi dậy thì

Kích thước thay đổi từ vài mm đến 5 cm

Kích thước nhỏ hơn

Có chứa dịch mủ lẫn với máu

Cũng có thể có mủ

Có thể bị sốt lạnh run

Thường không bị

4. Chẩn đoán mụn nhọt?

Chẩn đoán mụn nhọt không quá khó khăn, có thể dựa vào các biểu hiện trên da, các yếu tố gợi ý cùng với xét nghiệm để có thể chẩn đoán bệnh chính xác.

4.1. Yếu tố gợi ý

Bệnh xuất hiện ở trẻ em, người lớn tuổi hoặc người mắc các bệnh lý tổn thương da hay suy giảm sức đề kháng của cơ thể.

Tiếp xúc trực tiếp với mủ từ mụn nhọt gợi ý bị lây nhiễm bệnh.

4.2. Biểu hiện

Xuất hiện trên da những vết sưng, đỏ, đau và có mủ.

Triệu chứng đau giảm bớt khi mụn vỡ và thoát mủ ra ngoài.

4.3. Xét nghiệm

Xét nghiệm thường không giúp ích nhiều cho chẩn đoán bệnh. Tuy nhiên, trong trường hợp bị mụn nhọt nặng, bác sĩ sẽ lấy mủ đem soi tìm vi khuẩn để chọn lựa kháng sinh điều trị phù hợp.

Mụn nhọt là tình trạng nhiễm trùng da cấp tính gây ra bởi vi khuẩn. Tuy là bệnh lý lành tính nhưng người bệnh cần thận trọng trong chăm sóc và điều trị để hạn chế xảy ra những tai biến không mong muốn.

>> Các bạn hãy tiếp tục cùng YouMed tìm hiểu bài viết được viết bởi bác sĩ Võ Thị Ngọc Hiền về “Cách xử trí mụn nhọt” hiệu quả nhé!

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

  1. Furunclehttps://www.healthline.com/health/furuncle#what-to-look-for

    Ngày tham khảo: 22/10/2019

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người