YouMed

Gốc tự do: Kẻ thù lẩn trốn bên trong cơ thể

Dược sĩ THÁI HOÀNG TRÍ
Tác giả: Dược sĩ Thái Hoàng Trí
Chuyên khoa: Dược

Gốc tự do thường được nhắc kèm với quá trình lão hóa và bệnh tật, hay thậm chí tiềm ẩn nguy cơ ung thư. Hãy cùng tìm hiểu về loại chất nguy hiểm này qua bài viết dược sĩ Thái Hoàng Trí nhé!

Gốc tự do là gì?

Gốc tự do (free radical) là các nguyên tử hoặc phân tử không ổn định có thể làm tổn thương các tế bào bên trong cơ thể, gây ra bệnh tật và lão hóa. Đặc biệt là các bệnh ảnh hưởng đến não bộ như Alzheimer, suy giảm trí nhớ, sa sút trí tuệ, tai biến mạch máu não…

Các nguyên tử hoặc phân tử được bao quanh bởi các electron (điện tử) quay quanh theo các lớp gọi là vỏ. Mỗi vỏ cần được bổ sung bởi một số lượng điện tử cụ thể. Khi một lớp vỏ đầy, các electron sẽ bắt đầu lấp đầy lớp vỏ ngoài tiếp theo. Khi nguyên tử hoặc phân tử chỉ chứa electron đơn lẻ và lớp vỏ ngoài không đầy sẽ được gọi là gốc tự do. 

Quá trình stress oxy hóa
Quá trình stress oxy hóa

Gốc tự do có lớp vỏ ngoài không ổn định, luôn cố gắng chiếm đoạt  số lượng electron cho lớp vỏ ngoài bằng cách phản ứng nhanh những chất khác. Từ đó liên tục tạo ra các chuỗi gốc tự do mới, gây ảnh hưởng hoạt động của tế bào và bắt đầu xảy ra quá trình stress oxy hóa – nguyên nhân gây bệnh lý và các vấn đề lão hóa.

Stress oxy hóa tức là sự mất cân bằng giữa các gốc tự do và chất chống oxy hóa. Các gốc tự do có thể làm hỏng không chỉ DNA (axit nucleic), mà cả protein, lipid, màng tế bào và nhiều thứ khác trong cơ thể.

Gốc tự do đến từ đâu?

Các gốc tự do có thể xuất hiện theo một vài cách khác nhau. Chúng có thể đến từ các quá trình trao đổi chất bình thường trong cơ thể, hoặc do tiếp xúc với chất gây ung thư (carcinogen) trong môi trường.

Quá trình trao đổi chất 

Cơ thể chúng ta thường tạo ra các gốc tự do trong quá trình phá vỡ các chất dinh dưỡng để tạo ra năng lượng cho phép cơ thể hoạt động. Việc sản xuất các gốc tự do trong các quá trình trao đổi chất thông thường là một trong những lý do khiến nguy cơ ung thư tăng theo tuổi tác, ngay cả khi bạn ít phơi nhiễm với các chất gây ung thư.

Tiếp xúc chất gây ung thư

Việc tiếp xúc với chất gây ung thư trong môi trường cũng có thể tạo ra các gốc tự do. Ví dụ về một số chất gây ung thư bao gồm:

  • Khói thuốc lá;
  • Tia cực tím (UV);
  • Một số loại virus;
  • Bức xạ trong y tế;
  • Ô nhiễm không khí;
  • Khí radon trong nhà;
  • Hóa chất môi trường như amiăng và vinyl clorua.
Môi trường ô nhiễm gây sản sinh gốc tự do
Môi trường ô nhiễm gây sản sinh gốc tự do

Tác hại của gốc tự do

Khi cơ thể già đi sẽ mất khả năng chống lại tác động của các gốc tự do. Kết quả là các gốc tự do được sản xuất nhiều hơn gây stress oxy hóa và tổn hại các tế bào. Điều này dẫn đến quá trình thoái hóa, cũng như lão hóa cơ thể.

Các tác hại của gốc tự do gây ra đối với sức khỏe bao gồm:

  • Vấn đề tim mạch: do động mạch bị tắc nghẽn.
  • Vấn đề thị lực: đục thủy tinh thể và suy giảm thị lực liên quan đến tuổi.
  • Vấn đề thần kinh trung ương: chẳng hạn như Alzheimer và các chứng mất trí khác.
  • Vấn đề di truyền: bệnh thoái hóa di truyền, chẳng hạn như bệnh Huntington, hay bệnh Parkinson.
  • Vấn đề miễn dịch: rối loạn tự miễn dịch và viêm, chẳng hạn như viêm khớp dạng thấp và ung thư, hay bệnh tiểu đường
  • Vấn đề ngoại hình: thay đổi liên quan đến tuổi tác về ngoại hình, chẳng hạn như mất độ đàn hồi của da, nếp nhăn, tóc bạc, rụng tóc và thay đổi kết cấu tóc.

Cách ngăn ngừa tác hại gốc tự do

Có 3 cách bao gồm: 

Sử dụng chất chống oxy hóa

Chất chống oxy hóa giúp giữ gốc tự do trong tầm kiểm soát. Đây là các phân tử trong các tế bào ngăn chặn các gốc tự do lấy electron và gây ra tổn hại. Chất chống oxy hóa có thể cung cấp một điện tử cho gốc tự do mà không bị mất đi tính ổn định, nhờ đó ngăn chặn được phản ứng chuỗi gốc tự do. 

Chất chống oxy hóa có thể được hiểu như  những chất tự nhiên có nhiệm vụ làm sạch các gốc tự do. Giống như chất xơ làm sạch chất thải trong ruột, chất chống oxy hóa làm sạch chất thải gốc tự do trong các tế bào. Các chất này có thể bao gồm beta-carotene, carotenoids khác, lutein , resveratrol, vitamin C, vitamin E, lycopene và phytonutrients.

Cơ thể chúng ta có thể tự sản xuất một số chất chống oxy hóa nhưng không đủ. Bạn có thể bổ sung thông qua trái cây và rau quả, đặc biệt nhiều màu sắc, bao gồm quả mọng, cà chua, bông cải xanh, các loại hạt và trà xanh. Hoặc bạn có cân nhắc sử dụng chế phẩm bổ sung.

Gốc tự do
Thực phẩm chống oxy hóa

Tránh thực phẩm có hại 

Thực phẩm chế biến có chứa các thành phần như chất béo oxy hóa có thể đưa các gốc tự do vào cơ thể. Bên cạnh đó, đường tinh luyện thúc đẩy quá trình oxy hóa trong cơ thể, đẩy nhanh quá trình lão hóa. Vì thế, bạn cần hạn chế ăn thực phẩm chế biến và tinh chế, và xây dựng chế độ ăn cung cấp năng lượng cho cơ thể và duy trì sức khỏe tế bào tối ưu.

Giảm bớt căng thẳng

Mặc dù không thể loại bỏ mọi căng thẳng về thể chất và tinh thần khỏi cuộc sống của chúng ta. Tuy nhiên bạn hoàn toàn có thể giảm bớt sự căng thẳng, áp lực cuộc sống bằng cách tập yoga, thiền hay tập thể dục. Bên cạnh đó, bạn cũng cần xây dựng thói quen sinh hoạt khoa học như ăn ngủ đúng giờ giấc, đọc sách, nghe nhạc thư giãn. Những điều này có thể giúp giảm mức độ tổn thương tế bào do stress oxy xảy ra trong cơ thể.

Những thông tin trên hy vọng có thể giúp bạn giải đáp được câu hỏi gốc tự do là gì, tác hại và cách ngăn ngừa hiệu quả. Bạn hãy xây dựng lối sống khỏe, lành mạnh cùng những thói quen sống khoa học để cơ thể luôn giữ được sự tươi trẻ nhé!

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

  1. How Free Radicals Affect Your Bodyhttps://science.howstuffworks.com/life/cellular-microscopic/free-radicals.htm

    Ngày tham khảo: 09/06/2020

  2. Free radicals, antioxidants and functional foods: Impact on human healthhttps://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3249911/

    Ngày tham khảo: 09/06/2020

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người