YouMed

Kiểm soát động kinh với thuốc Phenytoin

Dược sĩ NGUYỄN NGỌC CẨM TIÊN
Tác giả: Dược sĩ Nguyễn Ngọc Cẩm Tiên
Chuyên khoa: Dược

Thuốc Phenytoin là gì, được dùng trong những trường hợp nào? Bạn sẽ cần phải lưu ý đến những tác dụng phụ nào có thể xảy ra trong quá trình dùng thuốc? Hãy cùng YouMed tìm hiểu thật kĩ về thuốc Phenytoin trong bài viết được phân tích dưới đây nhé!

Thành phần hoạt chất: Phenytoin

1. Phenytoin là thuốc gì?

Thuốc Phenytoin
Thuốc Phenytoin

Dạng thuốc và hàm lượng

  • Viên nén: 25 mg, 50 mg, 100 mg
  • Viên nang với loại tác dụng kéo dài và loại tác dụng nhanh: 25 mg, 50 mg; 100 mg.
  • Viên nhai: 50mg
  • Hỗn dịch: 30 mg/5 ml và 125 mg/5ml.
  • Thuốc tiêm: 50 mg/ml, ống 5 ml

Vai trò và cách thức hoạt động của phenytoin

  • Phenytoin là dẫn chất hydantoin có tác dụng chống co giật và gây buồn ngủ nên được dùng để chống cơn động kinh lớn, động kinh cục bộ và động kinh tâm thần vận động.
  • Không dùng Phenytoin để điều trị động kinh cơn nhỏ.
  • Cơ chế hoạt động của thuốc Phenytoin là rút ngắn cơn phóng điện và có tác dụng ổn định màng, làm hạn chế sự lan truyền phóng điện trong ổ động kinh.
  • Tránh phối hợp với các thuốc chống động kinh khác.

2. Chỉ định của thuốc Phenytoin 100mg

Phenytoin được dùng để điều trị các dạng động kinh (trừ động kinh cơn vắng) bao gồm

  • Động kinh toàn bộ
  • Tình trạng động kinh cục bộ
  • Trạng thái động kinh
  • Động kinh tâm thần – vận động.

3. Không nên dùng thuốc Phenytoin nếu

  • Quá mẫn với phenytoin hoặc dị ứng với bất kỳ các dẫn chất hydantoin nào
  • Người bệnh bị rối loạn chuyển hóa porphyrin

4. Cách dùng thuốc Phenytoin 100mg hiệu quả

4.1. Cách dùng

  • Điều chỉnh liều tùy theo nhu cầu từng người bệnh để khống chế cơn động kinh. Do đó, cần giám sát nồng độ thuốc trong huyết tương (10 – 20 microgam/ml).
  • Uống thuốc trong hoặc sau ăn để giảm bớt kích ứng dạ dày.
  • Trường hợp nếu người bệnh đang dùng thuốc chống động kinh khác, mà chuyển sang phenytoin thì phải thực hiện dần dần, liều dùng có thể chồng lên nhau.
  • Lưu ý khi tiêm tĩnh mạch, phải chọn một tĩnh mạch lớn, dùng kim to hoặc một ống thông tĩnh mạch để tiêm với tốc độ <50 mg/phút.
  • Chú ý, việc tiêm nhanh có thể gây hạ huyết áp, trụy tim mạch hoặc ức chế hệ thần kinh trung ƣơng, do thuốc tiêm có chất propylen glycol.
  • Đường tiêm bắp không được khuyến khích vì hấp thu chậm và có thể gây kích ứng tại chỗ.
    Ngoài ra, cần lắc hỗn dịch trước khi dùng. Chú ý đối với hai loại nang thuốc thì chỉ có loại tác dụng kéo dài mới được sử dụng 1 lần/ngày (loại tác dụng nhanh thì không).

4.2. Liều dùng

Động kinh toàn bộ, động kinh cục bộ

  • Đối tượng là người lớn:
    + Liều ban đầu 3 – 4 mg/kg/ngày, chia 1 – 2 lần
    + Nếu cần, cứ cách 2 tuần lại tăng 25 mg; liều thường dùng 200 – 400 mg/ngày.
  • Đối với Trẻ em:
    + Bắt đầu với lượng 5 mg/kg/ngày, chia ra 2 – 3 lần;
    + Liều thường dùng: 4 – 8 mg/kg/ngày (tối đa 300 mg).
  • Nhóm người cao tuổi hoặc người suy gan cần điều chỉnh giảm liều lượng.

Trạng thái động kinh

  • Tiêm tĩnh mạch chậm hoặc truyền tĩnh mạch (phải theo dõi huyết áp và điện tim) sau khi đã tiêm benzodiazepin.
  • Người lớn
    + Liều nạp: 15 – 20 mg/kg, tốc độ không quá 50 mg/phút.
    + Sau đó uống hoặc tiêm tĩnh mạch chậm liều 100 mg, cách nhau 6 – 8 giờ
    + Theo dõi nồng độ thuốc trong huyết tương.
  • Đối tượng là trẻ em
    + Liều nạp: 10 – 15 mg/kg
    + Tốc độ truyền: 0,5 – 1,5 mg/kg/phút.
  • Với trẻ sơ sinh
    + Liều nạp: 15 – 20 mg/kg, tốc độ truyền: 1 – 3 mg/kg/phút.
    + Trường hợp nếu tiêm tĩnh mạch phải chọn tĩnh mạch lớn.
    + Nếu tiêm bắp, phải lắc hỗn dịch trước khi dùng.

5. Tác dụng phụ

Thuốc Phenytoin
                                                                   Đau nhức đầu
  • Tác dụng phụ dễ thấy là rối loạn tiêu hóa với biểu hiện của việc buồn nôn, nôn, táo bón;
  • Tình trạng nhức đầu; mất ngủ; vật vã (lúc đầu dùng thuốc); lú lẫn;
  • Bị mờ mắt; nhìn hình ảnh bị nhòe; rung giật nhãn cầu;
  • Nói khó; triệu chứng tiền đình – tiểu não; rối loạn hành vi; ảo giác;
  • Tăng đường huyết; tăng sản lợi;
  • Xuất hiện mụn  trứng cá; mọc lông nhiều; sốt; viêm gan; rối loạn thần kinh (bệnh thần kinh ngoại biên, múa giật, giảm nhận thức, tăng tần suất cơn động kinh);
  • Nhuyễn xương; còi xương (do giảm calci huyết);
  • Nổi hạch bạch huyết nổi to.

6. Tương tác xảy ra khi dùng thuốc Phenytoin

  • Coumarin hoặc dẫn chất indandion, cloramphenicol, cimetidin, isoniazid, phenylbutazon, ranitidin, salicylat, sulfonamid
  • Carbamazepin, estrogen, corticosteroid (glucocorticoid, mineralocorticoid), ciclosporin, glycosid của digitalis, doxycyclin, furosemid, levodopa
  • Thuốc chống trầm cảm ba vòng, haloperidol, chất ức chế monoaminoxidase, phenothiazin
  • Fluconazol hoặc ketoconazol hoặc miconazol
  • Verapamil, nifedipin
  • Omeprazol
  • Rifampicin
  • Acid valproic
  • Xanthin (aminophylin, cafein, theophylin)

7. Những lưu ý khi dùng thuốc Phenytoin

  • Suy gan; đái tháo đường; phải theo dõi công thức máu; hạ huyết áp và suy tim (thận trọng khi dùng đường tiêm); nếu tiêm tĩnh mạch phải đảm bảo có các phương tiện hồi sức; tránh chọn đường tiêm với những người mắc nhịp xoang chậm; blốc do nút xoang; blốc tim độ 2 và độ 3; hội chứng AdamsStokes; thuốc tiêm có tính kiềm nên gây đau.
  • Hỏi kỹ Bác sĩ cách nhận biết dấu hiệu rối loạn huyết học và đi khám ngay khi bị sốt, đau họng, loét miệng, chảy máu; nếu có giảm bạch cầu nặng, tiến triển hoặc gây ra triệu chứng lâm sàng thì phải ngừng thuốc.
  • Chú ý, Phenytoin làm giảm khả năng tập trung khi lái xe và vận hành máy.

8. Các đối tượng sử dụng đặc biệt

8.1. Phụ nữ mang thai

  • Phenytoin qua nhau thai; phải cân nhắc nguy cơ/lợi ích. Vì thuốc có khả năng làm tăng khuyết tật thai nhi; cơn động kinh có thể tăng trong thai kỳ đòi hỏi phải tăng liều đồng thời có thể gây ra tình trạng chảy máu ở mẹ khi sinh và ở trẻ sơ sinh.
  • Do vậy, có thể tiêm vitamin K phòng chảy máu cho mẹ lúc đẻ và cho trẻ sơ sinh ngay sau khi sinh.

8.2. Phụ nữ cho con bú

  • Lưu ý, phenytoin tiết vào sữa mẹ ở nồng độ thấp
  • Do đó, mẹ dùng thuốc vẫn có thể cho con bú.
Thuóc phenytonin
                                          Phụ nữ có thai cần thận trọng khi sử dụng thuốc

9. Xử trí khi quá liều thuốc Phenytoin

  • Triệu chứng
    – Mất điều hòa, mờ mắt, lú lẫn, chóng mặt, lơ mơ
    – Tình trạng buồn nôn, nôn, rung giật nhãn cầu.
  • Xử trí
    – Vẫn chưa có thuốc giải độc đặc hiệu
    – Tập trung điều trị hỗ trợ và triệu chứng như:
    Gây nôn, rửa dạ dày.
    Dùng than hoạt, hoặc thuốc tẩy.
    Thở oxygen, dùng các thuốc co mạch.

10. Cách bảo quản

  • Để thuốc Phenytoin tránh xa tầm tay của trẻ em và thú cưng trong nhà.
  • Bảo quản thuốc ở nơi khô ráo thoáng mát, dưới 30 ºC. Tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng hoặc để thuốc Phenytoin ở những nơi ẩm ướt.

Bên trên là những thông tin sử dụng thuốc Phenytoin. Trong quá trình sử dụng, nếu gặp bất cứ triệu chứng bất thường nào, hãy liên hệ ngay với bác sĩ để được hỗ trợ kịp thời nhé!

Dược sĩ Nguyễn Ngọc Cẩm Tiên

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

  1. Dược thư quốc gia 2017

  2. https://www.medicines.org.uk/emc/product/4225/smpc
  3. https://www.medicines.org.uk/emc/medicine/650

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người