YouMed

Lá trầu không chữa bệnh trĩ hiệu quả tại nhà

Thạc sĩ, Bác sĩ TRẦN QUỐC PHONG
Tác giả: ThS.BS Trần Quốc Phong
Chuyên khoa: Ngoại tiết niệu

Bệnh trĩ không phải bệnh nan y không thể chữa khỏi. Hiện nay có rất nhiều phương pháp chữa trĩ. Trong đó, các biện pháp trị trĩ tại nhà rất được quan tâm. Bởi lẽ đây là bệnh ở vùng nhạy cảm nên nhiều người rất ngại đi khám. Một trong các phương pháp chữa trị tại nhà là dùng lá trầu không. Vậy vì sao dùng lá trầu không chữa bệnh trĩ? Cách thực hiện ra sao?. Khi thực hiện tại nhà thì bạn cần lưu ý những gì? Mời bạn cùng YouMed tìm câu trả lời trong bài viết sau.

Vì sao lá trầu không chữa bệnh trĩ hiệu quả?

Bệnh trĩ là căn bệnh không gây nguy hiểm đến tính mạng. Nếu phát hiện và điều trị sớm sẽ có thể lành bệnh hoàn toàn. Tuy nhiên, các triệu chứng của bệnh trĩ gây ra nhiều phiền toái cho người bệnh. Chẳng hạn như đại tiện đau rát, vùng hậu môn chảy dịch, máu khi đi đại tiện…

Có rất nhiều phương pháp điều trị trĩ hiện nay. Trong đó, phương pháp dùng thảo dược tự nhiên được nhiều người ưa chuộng. Có lẽ bởi chúng ít có tác dụng phụ, dễ tìm, tiết kiệm chi phí điều trị. Những hiệu quả trong trị trĩ của lá trầu không bao gồm:

Kháng khuẩn, kháng viêm

Theo Đông y, lá trầu không có tính ấm, vị cay, kháng khuẩn, kháng viêm. Do đó chúng có tác dụng trong điều trị các vấn đề liên quan đến viêm nhiễm.

Ngoài ra, Y học hiện đại cũng chỉ ra trong lá trầu không có chứa hàm lượng betel phenol. Đây là một loại tinh dầu sát khuẩn, có tính năng cầm máu tốt. 100 gam lá trầu không sẽ có khoảng 2,4% hoạt chất này.

Sử dụng lá trầu không chữa bệnh trĩ có hiệu quả làm sạch trực tràng – ống hậu môn. Từ đó giúp búi trĩ được thu nhỏ, giảm đau rát, ngứa ngáy.

Lá trầu không chữa bệnh trĩ
Lá trầu không có tác dụng kháng khuẩn kháng viêm nên được sử dụng nhiều trong điều trị trĩ

Nhiều vitamin, khoáng chất

Lá trầu không chứa hàm lượng vitamin, khoáng chất thiết yếu cao. Các thành phần này giúp chống oxy hóa, bảo vệ thành mạch trực tràng trước sự tấn công của gốc tự do. Đồng thời, chúng thúc đẩy quá trình phục hồi tổn thương do bệnh trĩ nhanh chóng hơn.

Cải thiện chức năng tiêu hóa

Lá trầu không có hiệu quả trong việc cải thiện chức năng của hệ tiêu hóa. Nó có thể hỗ trợ làm giảm triệu chứng chứng đau dạ dày, táo bón, tiêu chảy, đầy bụng chướng hơi. Do đó, chúng được sử dụng nhiều trong điều trị các vấn đề tiêu hóa mức độ nhẹ. Trong đó có bệnh trĩ.

Tuy nhiên sử dụng lá trầu không chỉ hiệu quả khi bệnh trĩ ở mức độ nhẹ. Ở mức độ nặng hơn thì cần có phương pháp can thiệp chuyên sâu. Đó là dùng thuốc hoặc các thủ thuật can thiệp để tránh các biến chứng nghiêm trọng.

Cách dùng lá trầu không chữa bệnh trĩ

Bạn có thể sử dụng lá trầu không chữa bệnh trĩ bằng nhiều cách khác nhau. Ví dụ như: xông hơi, ngâm hoặc kết hợp với các thảo dược khác.

Ngâm hậu môn trong lá trầu không

Dùng lá trầu không chữa bệnh trĩ bằng cách nấu nước để ngâm rửa hậu môn. Nước ấm kết hợp tinh chất trong lá trầu không sẽ giúp lưu thông máu, giảm cảm giác khó chịu cho người bệnh.

Bạn có thể tham khảo cách thực hiện như dưới đây:

  • Rửa sạch một nắm lá trầu không. Tốt nhất là nên ngâm nước muối để loại bỏ bụi bẩn, tạp chất.
  • Sau đó đun sôi với 4 lít nước trên lửa vừa.
  • Sau khoảng 15 phút thì tắt bếp, đổ nước vừa đun ra chậu.
  • Khi nước còn ấm sẽ tiến hành ngâm hậu môn. Lưu ý: bạn nên vệ sinh hậu môn sạch sẽ trước khi ngâm để tránh viêm nhiễm.

Thực hiện mỗi ngày để thấy hiệu quả.

Lá trầu không chữa bệnh trĩ
Đun sôi lá trầu không với nước rồi ngâm hậu môn sẽ làm giảm triệu chứng khó chịu

Lá trầu không kết hợp với thảo dược

Nếu kết hợp thêm với các thảo dược khác có thể cho hiệu quả nhanh chóng hơn. Theo đó, bạn có thể tham khảo cách sử dụng kết hợp thảo dược với lá trầu không chữa bệnh trĩ như sau.

Nguyên liệu: 10 lá trầu không, 10 hạt gấc, 10 trái bồ kết, 1 trái cau.

Thực hiện:

  • Rửa sạch các nguyên liệu trên với nước muối.
  • Lá trầu không, hạt gấc, bồ kết giã dập. Cau bổ thành 8 miếng. Sau đó chó tất cả vào nồi đun với lượng nước vừa đủ.
  • Đợi hỗn hợp sôi khoảng 5 – 10 phút thì tắt bếp.
  • Đổ hỗn hợp nước vừa đun ra chậu và tiến hành xông hơi.
  • Sau khi xông hơi, nước nguội đi, bạn có thể lấy bã hỗn hợp đắp lên hậu môn để tăng hiệu quả điều trị.

Có thể thực hiện 2 lần/ngày. Sau khoảng vài ngày bạn sẽ  thấy triệu chứng khó chịu cải thiện đáng kể.

Xông hơi lá trầu không chữa bệnh trĩ

Với cách xông hơi, dưỡng chất sẽ đi theo hơi nước thẩm thấu vào sâu bên trong. Nhờ đó giúp làm teo búi trĩ, kích thích lưu thông máu. Cách thực hiện:

  • Ngâm rửa lá trầu không với nước muối pha loãng như hai cách trên.
  • Sau đó cho lá trầu không vào nồi, đun sôi với 2 lít nước.
  • Nước sôi thì tắt bếp và đổ nước ra chậu.
  • Vệ sinh hậu môn sạch sẽ và tiến hành xông hậu môn. Lưu ý khoảng cách khi xông để tránh bỏng da. Duy trì tư thế xông thoải mái đến khi nước nguội.

Áp dụng cách làm này mỗi ngày để cải thiện triệu chứng bệnh trĩ.

Lá trầu không chữa bệnh trĩ
Đun sôi lá trầu không với nước và dùng xông hơi để cải thiện triệu chứng trĩ

Đây là những cách dùng lá trầu không chữa bệnh trĩ có thể tham khảo áp dụng. Tuy nhiên trước khi tiến hành bạn nên gặp bác sĩ thăm khám, kiểm tra hậu môn có vết thương hở hoặc dấu hiệu biến chứng không. Nếu có thì bệnh trĩ của bạn phải can thiệp biện pháp y tế chuyên sâu.

Những lưu ý khi dùng lá trầu không chữa bệnh trĩ

Lá trầu không là nguyên liệu thiên nhiên, lành tính, an toàn. Tuy nhiên, thời gian phát huy hiệu quả của chúng chậm, đòi hỏi người bệnh phải kiên trì thực hiện trong thời gian dài. Ngoài ra, phương pháp này chỉ phù hợp bệnh trĩ ở mức độ nhẹ. Mức độ nặng hoặc đã có biến chứng thì phương pháp này không mang lại hiệu quả.

Trong quá trình thực hiện bạn cũng cần lưu ý thêm một số vấn đề sau:

  • Sử dụng lá trầu tươi, không bị dập úa. Sơ chế cẩn thận trước khi sử dụng.
  • Vệ sinh hậu môn sạch sẽ trước khi xông hơi hoặc ngâm hậu môn. Tuyệt đối không thụt rửa sâu bên trong hậu môn vì có thể làm tình trạng trĩ thêm nặng.
  • Tùy cơ địa và tình trạng mỗi người mà thời gian phát huy tác dụng khác nhau. Bạn nên kiên trì áp dụng trong thời gian dài để thấy hiệu quả.
  • Lưu ý vấn đề ăn uống để tăng thêm hiệu quả. Ăn nhiều trái cây, rau xanh để kích thích tiêu hóa, nhuận tràng.
  • Nên sắp xếp thời gian nghỉ ngơi, làm việc hợp lý, tránh căng thẳng, lo âu.
  • Thăm khám định kỳ để kiểm tra tình trạng trĩ có cải thiện không. Nếu áp dụng một thời gian mà không thấy thuyên giảm thì nên thay đổi phương án điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Hy vọng qua bài viết trên bạn đã hiểu được cách sử dụng lá trầu không trong điều trị trĩ. Việc dùng lá trầu không chữa bệnh trĩ là phương pháp đơn giản, dễ thực hiện. Hiệu quả điều trị còn phụ thuộc vào sự kiên trì, cơ địa và thể trạng của từng người. Do đó, người bệnh nên gặp bác sĩ thăm khám trước để xác định mức độ trĩ trước khi áp dụng.

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

  1. Treating Thrombosed External Hemorrhoids Naturally At Home

    http://thrombosedexternalhemorrhoids.com/treating-thrombosed-external-hemorrhoids-naturally-at-home/#:~:text=Betel%20leaf%20is%20used%20to%20relieve%20the%20symptoms,to%20treating%20thrombosed%20external%20hemorrhoids%20naturally%20at%20home.

    Ngày tham khảo: 16/06/2021

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người