YouMed

Lá vối: vị thuốc nhiều tác dụng đến hệ tiêu hóa

Thạc sĩ Bác sĩ Dư Thị Cẩm Quỳnh
Tác giả: ThS.BS Dư Thị Cẩm Quỳnh
Chuyên khoa: Y học cổ truyền

Lá vối từ lâu đã được nhân dân ta sử dụng sau bữa ăn nhằm hỗ trợ tiêu hóa thức ăn. Ngày nay, các nhà khoa học đã nghiên cứu những tác dụng khác. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay bài viết dưới đây.

Lá vối là gì?

Tên khoa học

  • Tên khoa học Cleistocalyx operculatus (Roxb). Merr et Perry (Eugenia operculata Roxb., Syzygium nervosum DC.)
  • Thuộc họ Sim Myrtaceae

Mô tả thực vật

  • Cây vối cao khoảng từ 5 đến 6m, có thể cao hơn, cành non tròn hay hơi hình 4 cạnh, nhẵn. Lá có cuống dài từ 1 đến 1,5cm, dai, cứng, dạng hình trứng rộng, dài từ 8 đến 20 cm, rộng từ 5 đến 10 cm. Hai mặt lá có những đốm nâu.
  • Hoa gần như không có cuống, nhỏ, có màu xanh nhạt, hợp thành cụm hoa dạng hình tháp tỏa ra ở kẽ lá đã rụng.
  • Quả hình cầu, hoặc hơi hình oval, đường kính từ 7 đến 12mm, xù xì.
  • Toàn lá, cành non và nụ vối khi vò có mùi thơm dễ chịu, riêng biệt của vối.

Phân bố, thu hái

  • Cây vối mọc hoang và được trồng ở khắp các tỉnh ở nước ta. Ngoài ra, ta còn có thể thấy ở các nước nhiệt đới châu Á, Trung Quốc.
  • Lá vối thu hái quanh năm. Người ta thu hái các bộ phận của cây như: lá, nụ, cành non.

Tác dụng của lá vối

Thành phần hóa học

Trong lá vối có ít tanin, alkaloid và 4% tinh dầu nên có mùi thơm dễ chịu

Tác dụng dược lý theo Y học hiện đại

  • Lá vối đã được nghiên cứu tác dụng dược lý từ rất lâu. Năm 1968, tác giả Nguyễn Đức Minh, Viện nghiên cứu đông y, đã tiến hành nghiên cứu thăm dò tính chất kháng sinh của lá và nụ cây vối tác động lên một số vi khuẩn Gram dương và Gram âm. Ở tất cả giai đoạn phát triển, cây có tác dụng như kháng sinh. Đặc biệt, vào mùa đông, cây cho hoạt chất kháng sinh nhiều nhất.
  • Hoạt chất kháng sinh này bền vững với nhiệt độ, ở các môi trường có khoảng pH rộng từ 2 đến 9. Mạnh nhất đối với Streptococcus (hemolytic và staman), vi khuẩn bạch hầu, nhóm tụ cầu Staphylococcus, Pneumococcus. Đây là những vi khuẩn gây bệnh phổ biến ở da, hầu họng, đường ruột. Trên cơ sở này, người ta áp dụng chữa các bệnh đã kể trên.
  • Bên cạnh đó, lá vối còn có thành phần đặc biệt là hoạt chất ức chế ức chế enzyme alpha – glucoside. Đây là một dược liệu hứa hẹn trong việc kiểm soát đường huyết và biến chứng đái tháo đường như đục thủy tinh thể.
  • Lá vối còn có tác dụng chống viêm bằng cách ngăn chặn sự biểu hiện của các hóa chất trung gian gây viêm.
Lá vối hỗ trợ tiêu hóa, kiểm soát đường huyết và một bệnh ngoài da
Lá vối hỗ trợ tiêu hóa, kiểm soát đường huyết và một bệnh ngoài da

Tác dụng dược lý theo Y học cổ truyền

  • Theo Đông y, cây vối vị đắng, chát, tính mát, có ít độc; tác dụng thanh nhiệt giải biểu, sát trùng, chỉ dương, tiêu trệ. Lá vối có tác dụng kiện tỳ. Cây được nhân dân ta sử dụng từ lâu, rất phổ biến. Người ta thường nấu nước để uống giúp vừa hỗ trợ tiêu hóa vừa thơm.
  • Lá tươi hoặc khô sắc đặc được xem có tính chất sát trùng để rửa những mụn nhọt, lở loét, ghẻ, giúp giảm viêm sưng, nhanh khô, nhanh lành vết thương.

Cách sử dụng lá vối

  • Người ta hái lá, nụ vối tươi phơi khô. Để pha nước và làm thuốc, ta dùng lá, nụ tươi phơi khô là được.
  • Có người ủ rồi mới phơi như sau: Cắt nhỏ, rửa sạch nhựa, cho vào thùng hoặc vật chứa lớn để ủ cho đến khi đen đều thì lấy ra rửa sạch phơi khô. Lá vối ủ khi uống thơm ngon hơn.
  • Lá có thể hãm nước nóng, sắc, hoặc cô đặc thành cao, thuốc viên. Hiện nay, người ta đã bào chế thành dạng thuốc viên để sử dụng tiện lợi.
Sử dụng trà lá vối hằng ngày đem lại lợi ích cho sức khỏe
Sử dụng trà lá vối hằng ngày đem lại lợi ích cho sức khỏe

Các bài thuốc từ lá vối

  • Ngày dùng 3 gram lá khô, hoặc 3 – 5 lá tươi. Hãm 1 lít nước sôi, hoặc sắc.
  • Trị viêm da mẩn ngứa, chốc đầu: Lá vối nấu kỹ lấy nước để tắm và gội đầu.
  • Dùng quá nhiều lá vối có thể tiêu diệt những vi khuẩn có lợi, gây rối loạn tiêu hóa.

Bên cạnh tác dụng có lợi của nước vối, uống quá nhiều chè lá vối và nụ vối đôi khi đem lại những tác dụng không mong muốn. Quý bạn đọc cần tham vấn ý kiến bác sĩ để sử dụng có hiệu quả nhất.

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

  1. Đỗ Tất Lợi, 2006, Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam. Nhà xuất bản Y học

  2. Mai TT, Chuyen NV. Anti-hyperglycemic activity of an aqueous extract from flower buds of Cleistocalyx operculatus (Roxb.) Merr and Perry. Biosci Biotechnol Biochem. 2007 Jan;71(1):69-76

  3. Mai TT, Yamaguchi K, Yamanaka M, Lam NT, Otsuka Y, Chuyen NV. Protective and anticataract effects of the aqueous extract of Cleistocalyx operculatus flower buds on beta-cells of streptozotocin-diabetic rats. J Agric Food Chem. 2010 Apr 14;58(7):4162-8

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người