YouMed

Loét giác mạc: Bệnh lý không thể xem thường

Bác sĩ PHAN VĂN GIÁO
Tác giả: Bác sĩ Phan Văn Giáo
Chuyên khoa: Ngoại tổng quát

Bệnh viêm loét giác mạc là một bệnh lý khá phổ biến và có thể đưa đến nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời. Hiện nay vẫn còn rất nhiều người chủ quan đối với bệnh. Vậy loét giác mạc là gì? Đâu là những điều cần chú ý đối với bệnh viêm loét giác mạc? 

Loét giác mạc là gì?

Giác mạc là gì?

Giác mạc vốn là một là một lớp màng mỏng trong suốt phủ lên trên bề mặt của nhãn cầu. Bình thường giác mạc sẽ chiếm 1/6 chu vi trước của nhãn cầu và nối với củng mạc. 

Giác mạc sẽ giúp bảo vệ nhãn cầu và tham gia vào chức năng khúc xạ của mắt. Do đó những bệnh lý ảnh hưởng đến giác mạc có thể ảnh hưởng rất nhiều đến các chức năng của mắt. 

Bệnh viêm loét giác mạc

Loét giác mạc hay còn gọi là viêm loét giác mạc. Là những tổn thương ở giác mạc kèm theo phản ứng viêm dẫn tới hoại tử mô giác mạc. Có thể có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh nhưng thường nhất là do các tình trạng viêm nhiễm và tổn thương giác mạc. 

Nguyên nhân gây loét giác mạc

Có khá nhiều nguyên nhân gây viêm loét giác mạc, bao gồm: 

1. Nguyên nhân liên quan đến tình trạng viêm nhiễm

Những nguyên nhân phổ biến liên quan đến nhiễm trùng bao gồm do vi khuẩn, vi nấm và Vi rút và ký sinh trùng :

  • Vi khuẩn: P.aeruginosa, S.aureus, S. Epidermidis, S.pneumonia, Neisseria spp,…
  • Vi nấm: nấm sợi (Aspergillus, Fusarium spp.,…), nấm men (Candida spp.).
  • Virus: Adenovirus, HSV, Herpes Zoster…
  • Ký sinh trùng: Acanthamoeba…

2. Nguyên nhân liên quan đến dinh dưỡng

Các bệnh lý liên quan đến dinh dưỡng như thiếu Vitamin A hay suy dinh dưỡng protein cũng có thể là nguyên nhân gây ra loét giác mạc.

3. Nguyên nhân do các bệnh tự miễn

Một số bệnh lý tự miễn vẫn có thể gây ra loét giác mạc như bệnh loét Mooren, viêm khớp dạng thấp, Wegener, lupus…

4. Các nguyên nhân khác

Trong nhóm này thì nguyên nhân phổ biến nhất mà có rất nhiều người mắc phải là các chấn thương mắt làm cho giác mạc bị tổn thương.Tổn thương có thể là do bị vật thể lạ bắn vào mắt, sử dụng kính áp tròng không đúng cách,… Các vết xước sẽ là yếu tố gây viêm nhiễm và loét giác mạc.

Ngoài ra một số nguyên nhân khác hiếm gặp hơn cũng có thể gây ra bệnh, bao gồm: 

  • Các bệnh lý khác của giác mạc như bệnh giác mạc bọng (tức là bọng vỡ), Pemphigoid sẹo, khô mắt nguyên phát và thứ phát, bệnh mắt hột.
  • Nguyên nhân do mi mắt như viêm bờ mi mãn tính, quặm mi, nhắm mắt không kín, lông xiêu.
  • Nguyên nhân do các tổn thương thần kinh: tổn thương dây số VII gây hở mi, liệt thần kinh V.
  • ….

Những ai có nguy cơ mắc phải loét giác mạc

Những người có các yếu tố nguy cơ sau thì nên chú ý đến bệnh loét giác mạc, bao gồm:

  • Những bạn hay sử dụng kính áp tròng: đây là nhóm rất dễ bị loét giác mạc. Đặc biệt là ở những bạn sử dụng kính không đảm bảo chất lượng.
  • Những người hay sử dụng thuốc nhỏ mắt chứa Steroid.
  • Người mắc phải những bệnh lý gây khô mắt.
  • Những người làm việc trong môi trường nhiều khói bụi, dị vật,… làm tăng nguy cơ tổn thương giác mạc do dị vật rơi vào mắt. 

Nếu bạn thường xuyên sử dụng kính áp tròng. Thì nên chú ý đến việc giữ vệ sinh kính, rửa tay thật kỹ khi đeo và sử dụng kính đảm bảo chất lượng để giảm nguy cơ mắc phải bệnh. 

viêm giác mạc
Nguy cơ viêm loét giác mạc

Các triệu chứng của Loét giác mạc

Khi bị viêm loét giác mạc bệnh nhân có thể biểu hiện các triệu chứng như: 

  • Đỏ mắt .
  • Đau nhức mắt dữ dội.
  • Cảm giác có vật lạ trong mắt.
  • Chảy nước mắt nhiều, chảy mủ từ mắt.
  • Tăng nhạy cảm với ánh sáng (sợ ánh sáng).
  • Nhìn mờ,…

Các bạn nếu có các triệu chứng trên và nghi ngờ mình mắc phải bệnh thì nên đến ngay bác sĩ chuyên khoa mắt để được theo dõi. Đặc biệt là những bạn đã có dị vật rơi vào mắt trước đó. 

Chẩn đoán và điều trị bệnh

Chẩn đoán bệnh loét giác mạc

Để chẩn đoán bệnh viêm loét giác mạc các bác sĩ sẽ dựa vào bệnh sử kèm thăm khám lâm sàng. Ngoài ra các bác sĩ sẽ có thể kết hợp thêm một số phương pháp để giúp chẩn đoán bệnh như: 

  • Nhuộm Fluorescein để phát hiện những tổn thương trên giác mạc 
  • Khám mắt bằng đèn khe (kính hiển vi khám mắt)
  • Xét nghiệm mẫu bệnh phẩm từ vết loét để xác định nguyên nhân gây bệnh.
Chẩn đoán bệnh
Phương pháp chẩn đoán bệnh

Các phương pháp điều trị bệnh

Việc lựa chọn phương pháp điều trị sẽ phụ thuộc rất nhiều vào nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của bệnh loét giác mạc. Việc điều trị bệnh sẽ bao gồm phương pháp điều trị nội khoa và ngoại khoa.

Đối với phương pháp điều trị nội khoa. Tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra vết loét mà bệnh nhân có thể điều trị với thuốc kháng sinh, kháng Vi rút hoặc kháng nấm tùy theo bác sĩ chỉ định

Tuy nhiên trong trường hợp nếu vết loét quá nghiêm trọng và điều trị nội khoa không giúp cải thiện bệnh. Thì bệnh nhân có thể cần phải điều trị bằng các phương pháp ngoại khoa như phẫu thuật ghép giác mạc.

Những điều bệnh nhân cần chú ý trong quá trình điều trị bệnh

Trong quá trình điều trị bệnh, bệnh nhân cần chú ý một số điểm như:

  • Tuyệt đối tuân thủ việc điều trị của bác sĩ. Nếu các triệu chứng như nhìn mờ, đau, tiết dịch trở nên nặng hơn thì cần báo ngay lại cho bác sĩ để có hướng xử trí phù hợp.
  • Hạn chế chạm tay vào mắt, dụi mắt.
  • Có thể sử dụng một số thuốc giảm đau như Acetaminophen hoặc Ibuprofen để làm giảm triệu chứng. Tuy nhiên cần phải hỏi lại ý kiến của bác sĩ điều trị trước khi sử dụng.

Những điều cần chú ý để phòng ngừa bệnh

Một số biện pháp các bạn có thể thực hiện để hạn chế nguy cơ mắc bệnh viêm loét giác mạc như: 

  • Đeo kính bảo vệ mắt nếu bạn phải tiếp xúc với các môi trường nhiều khói bụi, dị vật,…
  • Sử dụng nước mắt nhân tạo để giữ ẩm cho mắt, cung cấp vitamin A.
  • Luôn  rửa tay thật sạch trước khi đeo kính áp tròng.
  • Sử dụng kính áp tròng đảm bảo chất lượng.
  • Nếu có dị vật rơi vào mắt thì nên đến các cơ sở y tế để được xử lý đúng cách. 

Viêm loét giác mạc là một bệnh nếu không được điều trị có thể đưa đến nhiều biến chứng và hậu quả nghiêm trọng như giảm thị lực và thậm chí là mù lòa. Chính vì vậy các bạn tuyệt đối không được chủ quan. Khi mắc bệnh phải đến các bác sĩ chuyên khoa để được điều trị đúng cách. Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc điều trị bệnh mà không có chỉ định của bác sĩ. 

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

  1. Corneal Ulcerhttps://www.aao.org/eye-health/diseases/corneal-ulcer#:~:text=A%20corneal%20ulcer%20(also%20known,eye%20disorders%20can%20cause%20it

    Ngày tham khảo: 03/05/2021

  2. What Is a Corneal Ulcer (Keratitis)?https://www.webmd.com/eye-health/corneal-ulcer

    Ngày tham khảo: 03/05/2021

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người