Mang thai tuần 11: Tình mẫu tử thiêng liêng
Nội dung bài viết
Em bé được hình thành và khỏe mạnh chào đời là cả một quá trình phức tạp và đầy khó khăn. Tuần thứ 11 là thời gian nằm trong ba tháng đầu tiên của thai kỳ. Và thật sự là đến thời điểm này, em bé mới chính thức được miêu tả bằng từ “thai”. Vậy thì cơ thể của người mẹ và thai nhi trong tuần này sẽ ra sao? Hãy cùng Thạc sĩ Bác sĩ Phan Lê Nam đọc qua bài viết sau đây để biết được câu trả lời nhé!
Mang thai tuần 11: Cảm nhận tình mẫu tử
Thai phụ đã chính thức vượt qua 10 tuần có thể nói là không ít khó khăn. Khi mang thai tuần 11, bạn sẽ dần cảm nhận rõ hơn một thiên thần bé nhỏ đang hiện hữu. Không có niềm hạnh phúc, vui sướng nào khi được làm mẹ. Đồng thời cảm nhận được bé thơ đang khôn lớn từng ngày trong cơ thể của chính mình.
Xem thêm: Ốm nghén khi mang thai
Hết tuần này và chỉ 1 tuần nữa thôi, người mẹ sẽ vượt qua được tam cá nguyệt đầu tiên. Đó chính là khoảng thời gian mà mẹ bầu gặp khá nhiều khó khăn, cả về mặt thể chất và tâm lý. Với những cơn ốm nghén thường xuyên xuất hiện, gây khó chịu cho người mẹ.
Hãy cố gắng vượt qua giai đoạn mang thai tuần 11 bạn nhé! Đây là những ngày cuối cùng của giai đoạn khó khăn ban đầu khi mang thai rồi đấy. Đừng chủ quan dù cho bất cứ tình huống nào. Hãy chăm sóc thật chu đáo cho chính mình, cho sức khỏe của cả mẹ và bé.
Đổi thay trên cơ thể người mẹ
Khi mang thai tuần 11, những cơn đau đầu sẽ dễ xuất hiện hơn. Đau đầu thai kỳ thường là do thiếu máu não thoáng qua. Hoặc có thể là do thay đổi tư thế đột ngột, máu chưa kịp cung cấp cho bộ não. Vì vậy, hãy thay đổi tư thế một cách từ từ để hạn chế tình trạng này nhé các bạn.
Xem thêm: Những điều bạn cần biết về tiêm ngừa khi mang thai
Đối với những mẹ bầu có bệnh lý tim mạch, có dùng thuốc giãn mạch thì hãy uống kèm với thuốc giảm đau. Tuy nhiên, phải có sự cho phép của bác sĩ chuyên khoa. Hạn chế lượng cà phê uống vào mỗi ngày cũng giúp bạn tránh được những cơn đau đầu hành hạ.
Người mẹ sẽ giảm triệu chứng mệt mỏi. Thay vào đó là một tâm trạng thoải mái và bình yên hơn. Sắp bước vào những tháng thai kỳ ổn định nên người mẹ sẽ cảm thấy vui vẻ hơn. Tâm trạng bớt “lúc nắng lúc mưa” hơn so với những tuần trước
Triệu chứng ốm nghén sẽ giảm dần. Song song với tình trạng đó, bạn sẽ cảm thấy đói thường xuyên hơn. Điều này rất tốt vì nó kích thích bạn ăn uống để cung cấp đủ chất dinh dưỡng nuôi bào thai. Bạn hãy ăn những thức ăn có đầy đủ dưỡng chất và hạn chế thức ăn kém dinh dưỡng.
Thực phẩm mẹ bầu cần bổ sung
Một số loại thực phẩm mà mẹ bầu nên bổ sung khi mang thai tuần 11 như:
- Sữa chua.
- Trứng gà.
- Súp lơ trắng.
- Đậu phụ.
- Cá hồi.
- Bắp cải.
- Thịt bò.
- Rong biển.
- Khoai lang.
- Các loại hạt giàu dinh dưỡng như: Hạt bí, hạt chia, hạt óc chó, hạt mắc ca…
Triệu chứng mẹ bầu có thể gặp phải
Một số triệu chứng còn tồn tại khi người mẹ mang thai tuần 11 đó là:
- Tăng cảm giác thèm ăn.
- Giảm buồn nôn và ói mửa.
- Mệt mỏi giảm, bạn sẽ cảm thấy tràn đầy năng lượng hơn.
- Đầy hơi, ợ hơi, ợ nóng, táo bón.
- Đi tiểu nhiều lần trong ngày.
- Tăng tiết nước bọt.
- Chóng mặt, xây xẩm, đau đầu.
Xem thêm: Huyết áp thấp có sinh thường được không: Giải đáp từ bác sĩ
Thay đổi của thai nhi khi mang thai tuần 11
Khi bạn mang thai tuần 11, em bé của bạn có chiều dài khoảng 38 mm đến 63 mm. Trọng lượng vào khoảng 7,1 đến 14,2g. Phần lớn chiều dài đó là ở phần đầu, tương đương với khoảng một nửa toàn bộ chiều dài của bé tại thời điểm này.
Bộ phận sinh dục của thai đang dần hoàn thiện sự phát triển trong tuần này. Mặc dù cho đến 16 đến 20 tuần, bộ phận sinh dục mới thực sự được quan sát rõ trên siêu âm.
Xem thêm: Siêu âm thai: Mẹ cần biết gì?
Khi người mẹ mang thai 11 tuần, một số sự phát triển nhanh chóng của thai nhi vẫn đang diễn ra bao gồm:
- Đầu và cổ: Các nang tóc bắt đầu hình thành, đầu chiếm phần lớn chiều dài cơ thể.
- Ngực: Núm vú của bé có thể nhìn thấy.
- Tai: Hình dạng gần như hoàn thiện.
- Miệng và mũi: Đường mũi bị hở, chồi răng tiếp tục được hình thành.
- Tay chân: Tay và chân bây giờ có thể nhìn rõ hơn thông qua ngón tay và ngón chân. Giường móng vẫn đang phát triển. Xương bắt đầu trở nên cứng cáp hơn.
Người mẹ nên làm gì trong tuần này?
Trong thời gian mang thai tuần 11, theo các chuyên gia, mẹ bầu nên:
- Thảo luận với cấp trên, nơi bạn đang công tác về chế độ ưu tiên cho người đang mang thai.
- Ăn uống thức ăn có nhiều chất dinh dưỡng để đảm bảo cho sự phát triển hoàn thiện của thai nhi.
- Đến gặp bác sĩ chuyên khoa để xét nghiệm sàng lọc hội chứng Down, Edwards và Patau.
- Uống nhiều nước mỗi ngày (từ 1,5 đến 2,5 lít nước) để có đủ nước ối cho thai phát triển.
Bên cạnh đó, người mẹ cũng nên tránh:
- Dùng nhiều cà phê với hàm lượng caffein trên 200 mg trong 1 ngày.
- Uống rượu bia, chất kích thích, thức uống có cồn.
- Hút thuốc lá hoặc ngửi khói thuốc lá.
- Ăn thức ăn tái, chưa nấu chín.
- Tiếp xúc với mùi sơn tường, mùi từ nước sơn móng tay.
- Tự ý dùng thuốc mà chưa hỏi ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa.
- Mang giày cao gót.
- Đứng hoặc ngồi quá lâu ở một tư thế.
Với những thông tin cơ bản trên đây, YouMed hy vọng sẽ giúp bạn đọc nhất là mẹ bầu hiểu rõ hơn về mang thai tuần 11. Hãy chuẩn bị một tinh thần thật thoải mái, tự tin để bước sang tuần mang thai thứ 12 – tuần lễ cuối của tam cá nguyệt thứ nhất nhé các mẹ bầu! Để biết được mang thai tuần lễ thứ 12 sẽ thú vị như thế nào, mời bạn đọc cũng xem tiếp bài viết: Mang thai tuần 12
Nguồn tham khảo / Source
Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.
-
11 Weeks Pregnanthttps://www.whattoexpect.com/pregnancy/week-by-week/week-11.aspx
Ngày tham khảo: 27/05/2020
-
11 Weeks Pregnant: Symptoms, Tips, and Morehttps://www.healthline.com/health/pregnancy/pregnancy-symptoms-week-11
Ngày tham khảo: 27/05/2020
-
You and your baby at 11 weeks pregnanthttps://www.nhs.uk/pregnancy/week-by-week/1-to-12/11-weeks/
Ngày tham khảo: 27/05/2020
-
11 Things Not to Do While Pregnanthttps://www.healthline.com/health/pregnancy/things-not-to-do-while-pregnant
Ngày tham khảo: 27/05/2020