Mang thai tuần 6: Những vấn đề quan trọng mà mẹ bầu nên lưu ý
Nội dung bài viết
Mang thai tuần 6 vẫn là khoảng thời gian của tam cá nguyệt đầu trong quá trình mang thai. Trong suốt thời gian này, thai nhi vẫn chưa thực sự ổn định. Chính vì vậy, người vợ và người chồng nên chú ý một số vấn đề. Mục tiêu là để cả mẹ và bé đều ổn định về sức khỏe. Vậy những điều mà mẹ bầu cần lưu ý là gì? Hãy cùng ThS.BS Phan Lê Nam đi tìm câu trả lời qua bài viết sau đây nhé!
Mang thai tuần 6: Những nét nổi bật
Ở tuần mang thai thứ sáu, chắc hẳn không ít người vẫn còn cảm thấy chưa quen với việc mang thai. Vì vậy, thông thường nó sẽ làm thay đổi đôi chút cảm xúc và tâm lý của mẹ bầu.
Thêm vào đó, một số triệu chứng mang thai sớm gây ra cảm giác khá khó chịu. Đôi khi nó làm cho người mẹ cảm thấy không được thoải mái như bình thường.
Đó có thể là một phần lý do vì sao thai phụ cần có thời gian đến 40 tuần để hoàn tất quá trình mang thai. Tất nhiên, nguyên nhân quan trọng cũng vì bé cần có thời gian để hoàn thiện các cơ quan trong cơ thể.
>> Mời bạn xem thêm: Những điều bạn cần biết về tiêm phòng khi mang thai
Những thay đổi trên cơ thể người mẹ mang thai tuần 6
Giai đoạn khởi đầu của tam cá nguyệt thứ nhất chính là khoảng thời gian thai phụ có những đổi thay đổi rất rõ về thể trạng và cảm xúc. Quan trọng hơn, lúc này người mẹ sẽ phải quen dần với những triệu chứng ốm nghén. Đồng thời, chắc hẳn nhiều người mẹ đã trải qua lần khám thai, siêu âm đầu tiên.
Những đổi thay trên cơ thể người mẹ bao gồm:
- Hội chứng nghén: chán ăn, buồn nôn, nôn, tăng nhạy cảm khứu giác với những mùi lạ.
- Đi tiểu nhiều hơn mỗi ngày.
- Cảm xúc thay đổi thường xuyên hơn, trạng thái vui buồn, tức giận chuyển pha rất nhanh chóng.
- Người mẹ cảm thấy đau và căng ở vùng ngực.
- Có cảm giác nặng bụng, chướng bụng.
- Dễ bị mỏi cơ, chuột rút.
Những thay đổi của thai nhi khi người mẹ mang thai ở tuần lễ thứ 6
Khi người mẹ mang thai 6 tuần, thai nhi sẽ có kích thước bằng một hạt đậu. Phôi ở tuần thứ sáu có kích thước trung bình khoảng 0,25 inch (xấp xỉ 0,6 cm) và sẽ tăng gấp đôi kích thước vào tuần kế tiếp.
Các nếp gấp trên khuôn mặt của trẻ cũng ngày càng rõ nét hơn. Người mẹ sẽ quan sát được màu mắt, mũi và tĩnh mạch nhỏ nằm bên dưới lớp da mỏng manh của trẻ qua siêu âm. Mắt của bé giống như hai đốm đen nhỏ chiếm khoảng 25% diện tích khuôn mặt. Đồng thời, lỗ mũi của bé cũng dần xuất hiện rõ hơn.
Trong tuần này, các cơ quan như thận, gan và phổi của bé cũng dần được hình thành. Cùng với trái tim nhỏ bé của mình, trái tim của trẻ có nhịp đập trên 110 lần/phút và tăng lên mỗi ngày. Van tim đã hình thành và dần dần biệt hóa về chức năng.
>> Xem thêm bài viết liên quan: Ốm nghén: Những điều cần biết
Gan của bé sẽ đảm nhận vai trò tạo máu cho đến khi tủy xương được hình thành. Ngoài ra, ruột thừa cũng xuất hiện đi kèm với tuyến tụy: nơi sản sinh ra hormon Insulin điều hòa đường huyết của cơ thể. Một đoạn ngắn của ruột phát triển thành dây rốn – là nơi trao đổi chất dinh dưỡng, oxy giữa mẹ và thai.
Lời khuyên của các bác sĩ chuyên khoa
Các bác sĩ sẽ khuyên người mẹ nên đi khám thai sớm. Tuy nhiên, thời điểm khám thai tổng quát đầu tiên thường rơi vào tuần thứ 8 hoặc thứ 9. Trong thời gian mang thai tuần 6, các bác sĩ sẽ khuyên người mẹ nên ăn uống đầy đủ chất. Nên chia nhỏ các bữa ăn để hạn chế tình trang nghén. Mỗi ngày bạn chỉ cần bổ sung 2.000 calo là đủ.
Bạn nên bổ sung các thực phẩm giàu vitamin, chất khoáng vi lượng, chất sắt như:
- Trái cây: táo, lê, nho, bưởi,…
- Thịt bò, thịt nạc.
- Gan động vật.
- Các loại đậu: đậu đen, đậu xanh, đậu trắng, đậu nành,…
- Lòng đỏ trứng gà.
- Ngũ cốc, bột ngũ cốc.
- Đậu bắp.
- Bông cải xanh,…
Do kích thước vòng 1 hơi tăng, người mẹ nên mặc những chiếc áo ngực có kích cỡ rộng hơn. Sao cho bạn có cảm giác thoải mái, không khó chịu là được. Áo quần mặc hàng ngày cũng nên thoáng mát, không nên mặc quần áo lót quá chật gây cảm giác nóng bức.
Đồng thời, bạn nên uống đủ nước mỗi ngày nhé. Trung bình từ 1,5 đến 2 lít nước/ngày sẽ rất tốt cho sự phát triển của thai nhi. Mẹ bầu có thể vận động nhẹ nhàng bằng cách đi bộ hoặc tập những bài yoga dành cho bà bầu.
Những lưu ý về vấn đề sức khỏe
Vì thời gian mang thai tuần 6 là lúc mà thai nhi chưa thực sự ổn định. Chính vì thế, mẹ bầu nên chú ý nhiều hơn đến sức khỏe của mình. Điều đó sẽ giúp thai nhi trong bụng phát triển hình thành và phát triển tốt.
Những bệnh thường gặp trong thời gian này
- Rối loạn tiêu hóa: đầy bụng, khó tiêu.
- Táo bón (do ăn uống thiếu chất xơ, uống ít nước).
- Bàng quang tăng hoạt (làm cho bạn cảm thấy mắc tiểu thường xuyên).
- Rối loạn giấc ngủ, rối loạn cảm xúc.
- Thiếu máu do thiếu sắt, axit folic hoặc vitamin B12.
- Suy nhược thần kinh, suy nhược cơ thể do ăn uống không đủ chất.
- Dễ bị nhiễm virus như: sởi, quai bị, rubella, thủy đậu, cảm cúm,…
Những điều người mẹ nên tránh
- Uống rượu bia hoặc các thức uống có cồn.
- Hút thuốc lá.
- Vận động nhiều như chạy nhảy, làm việc nặng.
- Lo âu, căng thẳng, stress.
- Thức khuya.
- Sử dụng thuốc tùy tiện, nhất là kháng sinh mà không có sự cho phép của bác sĩ chuyên khoa.
Trên đây là một số thông tin về thời kỳ mang thai tuần 6 mà ThS.BS Phan Lê Nam muốn chia sẻ đến các bạn. Hy vọng những thông tin hữu ích này sẽ giúp mẹ bầu vượt qua những khó khăn ban đầu của quá trình mang thai. Từ đó, các bạn sẽ có một thai kỳ ổn định và khỏe mạnh hơn.
>> Để biết giai đoạn mang thai tuần 7 của thai phụ ra sao, mời các bạn cùng tham khảo bài viết: Mang thai tuần 7 – Sự phát triển của thai nhi và những thay đổi của người mẹ
Nguồn tham khảo / Source
Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.
-
6 Weeks Pregnanthttps://www.thebump.com/pregnancy-week-by-week/6-weeks-pregnant
Ngày tham khảo: 13/05/2020
-
6 Weeks Pregnant: Your baby is as big as a sweet peahttps://www.whattoexpect.com/pregnancy/week-by-week/week-6.aspx
Ngày tham khảo: 13/05/2020
-
6 Weeks Pregnant: Symptoms, Tips, and Morehttps://www.healthline.com/health/pregnancy/pregnancy-symptoms-week-6
Ngày tham khảo: 13/05/2020