YouMed

Mụn cóc: Điều trị và phòng ngừa lây nhiễm

Bác sĩ VÕ THỊ NGỌC HIỀN
Tác giả: Bác sĩ Võ Thị Ngọc Hiền
Chuyên khoa: Da liễu

Mụn cóc không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tổng quát. Tuy nhiên nó có thể lây nhiễm nên rất cần thiết phải điều trị cho người bệnh. Hiện nay có rất nhiều các phương pháp khác nhau giúp cho việc điều trị bệnh. Các bạn hãy tiếp tục cùng YouMed tìm hiểu các phương pháp điều trị hiệu quả và an toàn nhé!

1. Phương pháp điều trị mụn cóc?

Ở đối tượng trẻ em, mụn cóc có thể tự biến mất mà không cần điều trị. Tuy nhiên, trường hợp này hiếm xảy ra và đa số bị tái phát trở lại sau khi điều trị. Ngoài ra, mụn cóc còn có khả năng lan ra những vùng khác của cơ thể hoặc gây lây nhiễm cho những người xung quanh. Vì thế, cần phải điều trị mụn cóc để hạn chế đến mức tối thiểu khả năng lây lan cho bản thân người bệnh và cho cộng đồng.

Khi bị mụn cóc, mọi người nên đến khám bác sĩ chuyên khoa da liễu. Bác sĩ sẽ thăm khám và lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp với cá nhân người bệnh. Tránh tự ý điều trị bằng các “bài thuốc dân gian” chưa được chứng minh có hiệu quả để không bị tác dụng phụ như nhiễm trùng hay lây nhiễm nhiều hơn.

mụn cóc

Có nhiều phương pháp khác nhau giúp điều trị mụn cóc hiệu quả. Bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Thời gian mắc bệnh, vị trí, số lượng và mức độ lan rộng của mụn cóc là điều kiện để lựa chọn cách thức điều trị. Ngoài ra độ tuổi và sự hợp tác của người bệnh cũng ảnh hưởng đến lựa chọn phương pháp phù hợp.

Xem thêm: Vì sao mụn hay tái phát?

  • Thuốc bôi

– Tại các mụn cóc có hiện tượng tăng sinh sừng (tế bào da) làm cho vùng da ở đó dày lên. Bác sĩ sẽ kê toa các loại thuốc bôi có chứa thành phần Acid Salycylic, Imiquimod, Tretinoin giúp làm giảm tăng sinh sừng và làm mỏng các lớp da dày này đi.

– Người bệnh phải thực hiện bôi thuốc theo đúng hướng dẫn của bác sĩ để đạt được hiệu quả điều trị.

  • Trichloroacetic acid (TCA)

– Trichloroacetic là một loại acid được sử dụng để hủy mụn cóc.

– Hạn chế của phương pháp này là có thể gây tổn thương ở các khu vực xung quanh nếu không điều chỉnh liều lượng acid. Ngoài ra cần phải thực hiện lặp lại hàng tuần để đạt được hiệu quả điều trị.

  • Áp lạnh

– Ni tơ lỏng có nhiệt độ -1960 C áp vào mụn cóc sẽ hủy các thương tổn.

– Phương pháp áp lạnh tương đối hiệu quả, ít tai biến hơn so với phẫu thuật.

– Tác dụng không mong muốn của áp ni tơ lỏng là sưng đau, phồng rộp da và có thể để lại sẹo.

  • Phẫu thuật

– Bác sĩ có thể cắt bỏ trọn mụn cóc rồi sau đó khâu kín da lại.

– Ưu điểm của phương pháp này là làm mất sang thương ngay tức thì. Tuy nhiên hạn chế của phẫu thuật là nguy cơ chảy máu, dị ứng với thuốc tê và có thể để lại sẹo.

  • Laser
mụn cóc 1
Laser đốt mụn cóc

Tia laser phát ra năng lượng cao có thể đốt và hủy mụn cóc.

– Phương pháp này tương đối hiệu quả và ít tai biến hơn so với ni tơ lỏng và phẫu thuật. Tuy nhiên, bác sĩ hoặc kỹ thuật viên điều trị cần có kỹ thuật cầm máu tốt khi đốt laser vì mụn cóc rất dễ bị chảy máu.

Ngoài các phương pháp kể trên người bệnh cần có chế độ sinh hoạt phù hợp. Các thói quen sau đây giúp hạn chế sự lây lan của mụn cóc:

  • Không cắt, cạo gãi mụn cóc để tránh lây lan vi rút.
  • Không cắn móng tay khi bị mụn cóc ở khóe móng hay gần các móng.
  • Rửa tay cẩn thận sau khi chạm vào mụn cóc. Luôn giữ bàn tay khô ráo vì da ẩm ướt sẽ tạo điều kiện cho mụn cóc phát triển.

Xem thêm: Bí quyết 3 bước chăm sóc da sau laser

2. Phòng ngừa lây nhiễm mụn cóc?

Mụn cóc có thể lây nhiễm trực tiếp hay gián tiếp sang cho người khác xung quanh. Vì thế, các phương pháp giúp hạn chế bị lây nhiễm mụn cóc từ người bệnh bao gồm:

  • Vắc xin

– Tin vui là đã có một số loại vắc xin có thể giúp phòng ngừa một số týp vi rút HPV gây mụn cóc ở da và cơ quan sinh dục.

– Hiện nay, tại Việt Nam có 2 loại vắc xin, một loại giúp phòng ngừa 2 týp (16,18) và loại còn lại giúp phòng ngừa 4 týp (6, 11, 16, 18).

– Lịch tiêm ngừa gồm 3 mũi. Mũi thứ hai cách mũi thứ nhất 2 tháng. Mũi thứ ba cách mũi thứ hai 6 tháng.

– Vắc xin có hiệu quả bảo vệ bệnh ở cả nam giới lẫn nữ giới. Tác dụng bảo vệ khỏi bệnh có thể duy trì trong khoảng 30 năm.

  • Hạn chế tiếp xúc

– Rửa sạch tay sau khi tiếp xúc với mụn cóc của người bệnh.

– Không sử dụng chung các đồ dùng cá nhân với người bệnh. Các vật dụng như khăn tắm, găng tay, vớ, dụng cụ cắt móng… thường là nơi chứa vi rút HPV.

– Hạn chế đi chân trần ở các nơi công cộng như hồ bơi, phòng tập… Những nơi này có thể tiềm ẩn vi rút từ mụn cóc lòng bàn chân của người bệnh.

Xem thêm: Bỏ túi bí kíp khiến mụn đầu đen không còn là nỗi phiền toái!

Các phương pháp điều trị mụn cóc đều có ưu điểm và nhược điểm riêng. Vì vậy khi bị bệnh chúng ta nên đến khám bác sĩ chuyên khoa da liễu. Bác sĩ sẽ thăm khám và lựa chọn phương pháp phù hợp với bản thân người bệnh. Trong quá trình điều trị, người bệnh cần có chế độ sinh hoạt phù hợp để hạn chế lây nhiễm bệnh cho mọi người xung quanh.

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người