YouMed

Ngất do phản xạ thần kinh phế vị có nguy hiểm không?

Bác sĩ NGUYỄN VĂN HUẤN
Tác giả: Bác sĩ Nguyễn Văn Huấn
Chuyên khoa: Thần kinh

Ngất do phản xạ thần kinh phế vị còn được biết đến dưới tên ngất do thần kinh tim. Thông thường người mắc không cần điều trị gì, tuy nhiên việc loại trừ các nguyên nhân dẫn đến ngất khác rất quan trọng. Do đó, bạn hãy cùng Bác sĩ Nguyễn Văn Huấn tìm hiểu thêm về bệnh này nhé.

Ngất do phản xạ thần kinh phế vị là gì?

Ngất do phản xạ thần kinh phế vị xảy ra khi bạn cảm thấy lả người đi vì cơ thể đã phản ứng quá mức với kích thích nào đó, ví dụ như thấy máu hay có cảm xúc căng thẳng quá mức. Do đó, bệnh này còn được biết đến với tên ngất do thần kinh tim.

Ngất do phản xạ thần kinh tim thường gặp ở trẻ nhỏ hoặc người trẻ tuổi. Tỉ lệ thể ngất này ở nam và nữ ngang nhau. Ngất do phản xạ thần kinh phế vị do huyết áp và nhịp tim giảm đột ngột. Do đó giảm máu tới não, gây ra tình trạng mất ý thức thoáng qua. Thường thì ngất do phản xạ thần kinh phế vị không gây hại và không cần điều trị gì thêm. Nhưng đôi khi, bạn có thể bị chấn thương do ngất đột ngột. Hoặc tình trạng ngất bạn đang mắc là do một nguyên nhân nguy hiểm khác chứ không phải do thần kinh phế vị.

Các triệu chứng gồm những gì?

Trước khi ngất xỉu vì thần kinh phế vị, có thể gặp:

  • Da tái nhợt.
  • Hoa mắt, chóng mặt
  • Vã mồ hôi hoặc tay chân lạnh
  • Buồn nôn.
  • Nhìn mờ, không rõ
  • Cảm giác nóng bừng.
  • Giảm thị trường, tầm nhìn, chỉ có thể nhìn thấy các vật đặt ngay chính diện mắt

Trong lúc xảy cơn ngất do phản xạ thần kinh phế vị, người bên ngoài có thể thấy người ngất có các biểu hiện sau:

  • Cử động bất thường
  • Mạch chậm, yếu
  • Đồng tử dãn

Thường sau 1 phút người ngất do phản xạ thần kinh phế vị sẽ tỉnh lại. Tuy nhiên, trong khoảng 15-30 phút sau tỉnh lại, người bị ngất không nên đứng dậy ngay, vì có nguy cơ sẽ ngất lại lần nữa.

Bạn cần đến gặp bác sĩ khi nào?

Bởi vì ngất có thể là một dấu hiệu của một tình trạng nghiêm trọng hơn, chẳng hạn như rối loạn tim hay não. Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ sau ngất, đặc biệt là nếu đây là lần đầu tiên bạn bị ngất. Ngoài ra, ở một số đối tượng sau, bạn cần đi khám ngay khi có triệu chứng ngất như vây, gồm:

  • Người mắc đái tháo đường
  • Bị bệnh tim mạch
  • Mắc bệnh Parkinson

Ngoài ra, ngất còn có thể do tác dụng phụ của thuốc, đặc biệt là thuốc chống trầm cảm và các thuốc hạ áp. Tuy vậy, nếu bạn đang dùng những thuốc đó, đừng ngưng thuốc nếu chưa trao đổi với bác sĩ.

Tuy nhiên, nếu bạn có triệu chứng sau, bạn phải nhập cấp cứu ngay:

  • Ngất khi đang đứng ở nơi rất cao, hay chấn thương đầu sau ngất
  • Ngất hơn 1 phút nhưng không tỉnh lại
  • Cảm thấy khó thở
  • Cảm thấy đau ngực hay nặng ngực
  • Thấy nói khó, nghe kém hay giảm thị lực
  • Mất khả năng kiểm soát tiêu tiểu
  • Có cơn động kinh
  • Đang mang thai
  • Sau ngất, tình trạng lú lẫn (suy giảm tri giác) kéo dài nhiều giờ liền

Nguyên nhân nào dẫn đến ngất do thần kinh phế vị?

Ngất do thần kinh phế vị xảy ra khi một phần thuôck hệ thống thần kinh tự chủ chi phối nhịp tim và huyết áp xảy ra lỗi trong khi đáp ứng với kích thích bên ngoài. Chẳng hạn như khi một người nào đó nhìn thấy máu, họ có thể quá sợ mà ngất đi. Nhịp tim lúc này chậm lại, và các mạch máu ở chân giãn rộng. Điều này làm cho máu ứ lại ở chân, làm giảm huyết áp. Giảm huyết áp và nhịp tim chậm lại quá nhanh làm giảm lưu lượng máu đến não một cách đột ngột.

Nguyên nhân ngất do thần kinh phế vị bao gồm:

  • Đứng trong thời gian dài.
  • Tiếp xúc với nhiệt.
  • Thấy cảnh của máu me
  • Khi lấy máu.
  • Sợ cơ thể bị chấn thương.
  • Dùng sức nhiều, chẳng hạn như khi đi tiêu khó

Cách phòng ngừa ngất do phản xạ thần kinh phế vị:

Bạn thường không thể tránh hoàn toàn khỏi ngất do thần kinh phế vị. Điều quan trọng hàng đầu là bạn phải xác định được yếu tố/ nguyên nhân gây ra ngất. Ngoài ra, bất cứ khi nào bạn cảm thấy mệt, hãy nằm nghỉ ngay lặp tức và nâng chân cao lên. Trọng lực sẽ giúp máu về não tốt hơn. Nếu bạn không thể nằm xuống, hãy ngồi nghỉ, để đầu thấp (thấp hơn gối) cho đến lúc cảm thấy đỡ mệt hơn.

Cách để chẩn đoán ngất do phản xạ thần kinh phế vị:

Bác sĩ sẽ khai thác thật chi tiết tiền căn bệnh lí cũng như là khám tổng quát để đánh giá tình trạng bệnh của bạn. Bác sĩ cần thăm khám tổng quát như vậy nhằm mục đích loại trừ các nguyên nhân khác của ngất – đặc biệt là các vấn đề liên quan đến tim. Ngoài ra còn một số xét nghiệm giúp theo dõi huyết áp của bạn khi bạn đứng, nằm và ngồi.

Các xét nghiệm này có thể bao gồm:

  • Điện tâm đồ. Đây là một xét nghiệm giúp ghi lại các tín hiệu dòng điện do tim tạo ra. Từ đó có thể phát hiện nhịp tim bất thường và các vấn đề tim mạch khác gây ngất. Trong một số trường hợp, có thể cần phải đeo máy điện tâm đồ di động (Holter) một ngày hoặc thậm chí kéo dài cả một tháng.
  • Siêu âm tim. Thủ thuật này sử dụng hình ảnh qua siêu âm để đánh giá xem tim và các vấn đề khác, chẳng hạn như vấn đề về van tim, có thể gây ngất.
  • Nghiệm pháp gắng sức. Xét nghiệm này giúp phát hiện nhịp tim bất thường trong khi gắng sức. Nó thường được thực hiện trong khi đi bộ hoặc chạy bộ trên máy chạy bộ (treadmill).
  • Xét nghiệm máu. Bác sĩ có thể tìm các nguyên nhân khác có thể gây ngất, chẳng hạn như thiếu máu.
  • Nghiệm pháp bàn nghiêng (Tilt table test): Nghe có vẻ không liên quan đến ngất, nhưng bác sĩ có thể bảo bạn tham gia làm nghiệm pháp bàn nghiêng. Đây là nghiệm pháp giúp ghi lại huyết áp và nhịp tim ở các tư thế khác nhau. Các bước được thực hiện như sau: trước hết bạn nằm thẳng trên bàn. Bàn sẽ được thay đổi vị trí, nghiêng lên xuống ở các góc khác nhau. Một kỹ thuật viên giám sát nhịp tim và huyết áp ở các tư thế đó.

Nghiệm pháp bàn nghiêng rất cần thiết khi tiếp cận một bệnh nhân ngất
Nghiệm pháp bàn nghiêng rất cần thiết khi tiếp cận một bệnh nhân ngất

Các phương pháp điều trị và thuốc:

Trong hầu hết trường hợp ngất do thần kinh phế vị, điều trị là không cần thiết. Bác sĩ có thể giúp xác định lý do gây ra ngất và thảo luận về phòng tránh chúng. Tuy nhiên, nếu bạn ngất do thần kinh phế vị quá thường xuyên đến nổi mà ảnh hưởng chất lượng sống, bác sĩ có thể kê cho bạn một số loại thuốc sau:

Các loại thuốc có thể giúp ngăn ngừa Ngất do thần kinh phế vị bao gồm:

  • Thuốc đồng vận alpha-1 adreneric, giúp nâng huyết áp
  • Corticosteroids, giúp tăng thể tích dịch và muối trong ở thể bạn
  • SSRIs (thuốc ức chế thụ thể serotonin) giúp điều hòa hệ thống giao cảm

Vật lí trị liệu:

Bác sĩ có thể hướng dẫn bạn dùng các phương pháp cụ thể để giảm ứ máu ở chân. Có thể bằng cách đi bộ, mang vớ đàn hồi hoặc vớ nâng đỡ cơ bắp chân khi đứng. Ngoài ra, bác sĩ cũng sẽ khuyến cáo bạn tăng muối trong chế độ ăn uống nếu mắc bệnh tăng huyết áp. Tránh đứng quá lâu – đặc biệt là trong nơi nóng, những nơi đông đúc – và uống nhiều chất nước.

Phẫu thuật

Cân nhắc gắn thêm một máy tạo nhịp tim, giúp điều hoà nhịp tim, có thể giúp một số người bị ngất do thần kinh phế vị. Những trường hợp phải đặt máy cũng rất hiếm gặp.

Nếu ngất do rối loạn nhịp, bác sĩ có thể cân nhắc đặt máy tạo nhịp
Nếu bạn ngất do rối loạn nhịp, bác sĩ có thể cân nhắc đặt máy tạo nhịp cho bạn.

Tóm lại, ngất do thần kinh phế vị có thể gặp ở người bất kì độ tuổi nào, bất kì giới tính nào. Tuy nhiên, ngất xảy ra có thể làm bạn gặp tai nạn không may. Ngoài ra, có nhiều nguyên nhân khác có thể gây ngất, thay vì chỉ ngất do thần kinh phế vị. Vì vậy, ngay khi có triệu chứng ngất, bạn nên đi khám ngay để được khám và điều trị phù hợp. Nếu bài viết trên hữu ích, bạn hãy chia sẻ với mọi người nhé.

>> Xem thêm:

Hội chứng sốc nhiễm độc mà bạn cần biết

Kiệt sức do nhiệt, nguyên nhân chẩn đoán và điều trị 

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

  1. Vasovagal syncopehttps://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/vasovagal-syncope/symptoms-causes/syc-20350527

    Ngày tham khảo: 20/09/2020

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người