Mụn ở cằm: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả
Nội dung bài viết
Mụn ở cằm có nhiều loại có tình trạng nặng nhẹ khác nhau và tương ứng với cách điều trị khác nhau. Bài viết của Bác sĩ Nguyễn Thị Thảo tìm hiểu về mụn ở cằm sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn nhé!
Các loại mụn ở cằm
Nổi mụn ở cằm xuất hiện ở cả nam và nữ nhưng đa phần ở nữ giới. Mụn mọc ở cằm thường là mụn nội tiết vì chủ yếu do sự thay đổi nội tiết tố. Các loại mụn ở cổ và cằm thường gặp là:
- Mụn trứng cá ở cằm là mụn bọc (mụn mủ). Đây là các mụn có kích thước to và sưng đỏ, sờ vào có cảm giác đau nhiều.
- Mụn đầu trắng ở cằm: là mụn màu trắng có đầu ẩn dưới một màng da mỏng và không trồi hẳn lên.
- Mụn đầu đen ở cằm: mọc rất ít ở cằm, bị oxy hóa đầu mụn thành màu đen.
- Mụn ẩn ở cằm: khó thấy bằng mắt, nhận biết khi sờ bằng tay sẽ khiến da sần sùi.
Nguyên nhân nổi mụn ở cằm
Có nhiều lý do gây ra mụn ở cằm:
Lỗ chân lông bị tắc nghẽn
Bình thường, tế bào da chết sẽ nằm ở bề mặt trên cùng của da và bong ra. Nhưng khi da mặt bạn tiết ra quá nhiều dầu, các tế bào da chết sẽ dính vào nhau và không bong ra được. Từ đó gây ra mụn ở cằm, do lỗ chân lông của bạn bị tắc nghẽn bởi dầu và tế bào da chết.
Lỗ chân lông bị tắc là nơi sinh sống lý tưởng của các vi khuẩn. Chúng phát triển gây ra mẩn đỏ, viêm nhiễm và hình thành mụn. Tùy thuộc vào số lượng viêm và vi khuẩn, bạn có thể gặp mụn nhẹ như mụn trứng cá hoặc mụn nặng như mụn nang.
Thay đổi hormone
Nghiên cứu cho thấy rằng mụn ở cằm và quai hàm thường liên quan đến sự thay đổi nội tiết tố. Đặc biệt là ở phụ nữ. Nguyên nhân chính thường do sự dao động hormone có thể xảy ra trong tuổi dậy thì hoặc chu kỳ kinh nguyệt.
Hormone nội tiết tố được gọi là androgen làm kích thích sản xuất bã nhờn. Mụn ở cằm rất phổ biến ở thanh thiếu niên vì sản xuất hormone tăng lên trong thời gian này.
Mức độ hormone dao động trong suốt tuổi trưởng thành. Mụn ở cằm có thể thay đổi theo chu kỳ kinh nguyệt hàng tháng của bạn. Một số phụ nữ sản xuất nhiều nội tiết tố androgen hơn những người khác. Tăng sản xuất androgen có thể là kết quả của một tình trạng như hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS).
Lông mọc ngược
Một nguyên nhân khác gây ra mụn ở cằm là do lông mọc ngược. Lông mọc ngược phổ bến hơn ở nam giới do cạo râu. Khi lông mọc ngược trở lại vào làn da của bạn, nó sẽ gây mẩn đỏ và viêm. Lông mọc ngược có thể phát triển thành mụn mủ và trở nên ngứa.
Cách điều trị mụn ở cằm
Có rất nhiều cách trị mụn nội tiết ở cằm để bạn lựa chọn thích hợp cho các loại mụn nhẹ đến nặng.
Cách trị mụn cám ở mũi và cằm
Các loại mụn nhẹ như mụn cám, mụn đầu trắng, mụn đầu có thể áp dụng các phương pháp trị mụn đơn giản như:
- Bôi kem trị mụn: Nhiều người nhận thấy các sản phẩm không kê đơn có chứa 10% benzoyl peroxide hoạt động tốt. Các sản phẩm có chứa benzoyl peroxide hoặc axit salicylic thường giúp làm khô mụn trong vài ngày hoặc vài tuần.
- Nước đá: Để làm giảm mẩn đỏ hoặc giảm cơn đau do viêm. Hãy chườm đá quanh vùng cằm. Bọc nước đá trong một miếng vải sạch, mỗi lần chườm không quá năm phút với áp lực rất nhỏ.
- Dầu dừa: Có khả năng kháng khuẩn và chống viêm. Vitamin A và K cùng với chất chống oxy hóa có trong dầu dừa cũng có thể điều trị mụn.
- Nha đam: Là một thành phần kháng khuẩn, ngăn ngừa nhiễm trùng da. Nó làm dịu da và vết thương và là một cách hiệu quả để loại bỏ các vết mụn ở cằm. Thoa một lớp thịt nha đam đã làm sạch và để qua đêm.
- Baking Soda: Giúp loại bỏ các cặn bã trong lỗ chân lông bị tắc. Nó cũng có lợi cho việc lấy lại sự cân bằng độ pH của da, ngăn ngừa các vết mụn và sẹo. Pha hỗn hợp bột baking soda với nước. Bôi nó lên cằm và rửa sạch sau 5-10p. Chống chỉ định cho da nhạy cảm.
Cách trị mụn bọc ở cằm
Mụn bọc và những loại mụn cứng đầu hơn muốn điều trị nên gặp bác sĩ da liễu tư vấn. Tùy thuộc vào loại và mức độ nghiêm trọng của mụn ở cằm, bác sĩ có thể đề xuất một hoặc nhiều lựa chọn điều trị sau:
- Các phương pháp điều trị tại chỗ: Gel, kem và thuốc bôi ngoài da giúp tiêu diệt vi khuẩn trên da, giảm dầu và thông thoáng lỗ chân lông. Các sản phẩm điều trị theo toa có thể chứa retinoid, benzoyl peroxide hoặc kháng sinh.
- Thuốc kháng sinh: Bác sĩ da liễu có thể kê một đợt thuốc kháng sinh uống để giúp giảm vi khuẩn trên da của bạn.
- Thuốc tránh thai: Thuốc tránh thai nội giúp điều chỉnh các hormone gây mụn.
- Isotretinoin: Bạn có thể được kê thuốc này đối với mụn trứng cá nặng không đáp ứng với các phương pháp điều trị khác.
- Liệu pháp laser: Liệu pháp laser và ánh sáng có thể giúp giảm số lượng vi khuẩn gây mụn trên da của bạn.
- Mặt nạ hóa học: Mặt nạ hóa học được thực hiện bởi bác sĩ da liễu có thể làm giảm sự xuất hiện của mụn.
- Nặn mụn: Một nốt mụn lớn hoặc mụn có mủ có thể được bác sĩ nặn để lấy ra nhân mụn.
Cách trị thâm mụn ở cằm
Bị mụn da rất dễ nhạy cảm, bắt nắng và gây ra các vết thâm mụn sau khi trị khỏi. Do đó để trị thâm mụn, bạn hãy dùng kem dưỡng ẩm và kem chống nắng mỗi ngày.
Lưu ý khi điều trị mụn ở cằm tại nhà
Để điều trị mụn mọc ở cằm tại nhà, bạn lưu ý một số điều sau:
- Chỉ rửa mặt hai lần mỗi ngày, tránh rửa mặt quá thường xuyên vì có thể gây kích ứng mụn.
- Giảm thiểu căng thẳng hoặc các tác nhân kích thích hormone khác.
- Giữ cho khăn trải giường, vỏ gối sạch sẽ và giặt thường xuyên.
- Giữ tóc xa cằm và thường xuyên làm sạch tóc.
- Sử dụng kem cạo râu dưỡng ẩm.
- Không tự nặn mụn vì có thể gây viêm nhiều hơn và dẫn đến sẹo.
Nổi mụn ở cằm là một hiện tượng phổ biến có thể xảy ra trong bất kỳ độ tuổi nào. Nếu biết rõ nguyên nhân, cách điều trị và ngăn ngừa. Bạn hoàn toàn có thể giải quyết vấn đề mụn ở cằm.