YouMed

Nhiễm rận: Bệnh không nguy hiểm nhưng rất khó chịu

Bác sĩ NGUYỄN QUANG HIẾU
Tác giả: Bác sĩ Nguyễn Quang Hiếu
Chuyên khoa: Ngoại tổng quát

Cùng với nhiễm chí thì nhiễm rận thường đi chung với nhau. Vậy chúng là gì và gây các triệu chứng gì? Hãy cùng nhau tìm hiểu và cùng nhau phòng tránh chúng để tránh những điều khó chịu trong cuộc sống!

Thông tin chung

Loài rận gây bệnh ở người thuộc giống Phthirus. Đây là loài côn trùng kí sinh có chu trình phát triển nội sinh. Điều đó có nghĩa chúng phát triển và sinh sản, đẻ trứng ngay trên cơ thể kí chủ. Ở người, giống Phthirus đặc trưng riêng biệt, chỉ ghi nhận duy nhất ở người, một số giống khác được tìm thấy ở bộ linh trưởng.

Rận được nhìn dưới kính hiển vi (x10)
Rận được nhìn dưới kính hiển vi (x10)

Giống Phthirus đặc trưng bởi thân ngắn, ngực rộng hơn bụng và không phân chia rõ rệt.

Hình thể

Rận sống ở người, hình dạng khác với chí. Kích thường 0.8-1.2mm. Đầu ngắn, nằm trong một lõm của ngực. Ngực của rận lớn về ngang và dính liền với bụng thành một khối. Chân có móng dài, khỏe và cong lại.

Loài rận chủ yếu kí sinh ở bộ phận sinh dục. Loài thường được tìm thấy là loài Phthirus pubis, gây bệnh rận mu. Tuy nhiên, có thể lan tràn toàn thân, đôi khi lan lên tóc, lông mày, râu, mi, rất ít gặp ở tóc.
Loài này thường lây từ người qua người, thường do hành động giao hợp. Do đó, bệnh rận mu cũng thường được xem là bệnh lây qua đường tình dục, và nên điều trị bạn tình cùng lúc.

Mặc dù vậy, giống rận có thể lây gián tiếp qua mền, gối, chiếu,…gây nên tình trạng nhiễm rận

Dịch học

Sinh vật này thường sống ở nơi khuất ánh sáng, ở những vùng lông cơ thể. Thường gặp nhất là ở mu, bẹn, vùng lông bụng.

Bệnh thường gặp ở người có nhiều bạn tình, và ít khi tắm rửa.

Khác với chí, loài rận rất ít khi di chuyển. Có thể gọi theo dân gian: là chúng rất “lười” di chuyển. Phần lớn thời gian chúng sống lẩn khuất ở nơi thiếu ánh sáng trên cơ thể người. Chân bám vào lông. Chúi đầu xuống, hàm răng cắm chặt vào da và hút máu. Nước bọt của chúng gây dị ứng và kích thích. Ngứa là triệu chứng thường gặp và người bệnh phải gãi. Việc gãi gây khó chịu, ức chế về mặt cảm xúc, tâm thần.

Hình thái thường gặp: Con trưởng thành bám chặt vào lông nhờ càng ở chân. Đầu và miệng cắm chặt vào da hút máu
Hình thái thường gặp: Con trưởng thành bám chặt vào lông nhờ càng ở chân. Đầu và miệng cắm chặt vào da hút máu

Rất may mắn, so với chí, thì rận chưa ghi nhận lây truyền bất kì bệnh trung gian nào. Tuy nhiên việc ngứa và gãi đã làm cho bệnh nhân cực kì khó chịu rồi.

Chẩn đoán bệnh nhiễm rận

Nhiễm rận được chẩn đoán khi xác định sự phát hiện rận, trứng hoặc ấu trùng trên cơ thể bệnh nhân.

Rận sau khi được lược rồi gắp ra trên tờ giấy trắng
Rận sau khi được lược rồi gắp ra trên tờ giấy trắng

Khi khám, bác sĩ sẽ chiếu đèn, dùng một lược lông rất mịn. Sau khi lược, soi dưới đèn để phát hiện kí sinh trùng.

Cách điều trị và phòng tránh nhiễm rận

Khi có triệu chứng ngứa bất thường, bạn nên đi khám bác sĩ. Nếu phát hiện bạn bị nhiễm rận, bạn cần làm theo các điều sau:

  • Cạo sạch vùng lông nhiễm rận và xung quanh.
Rận và trứng trên lông
Rận và trứng trên lông
  • Tẩy trùng, ngâm nước sôi quần áo trong 30 phút
  • Bác sĩ sẽ kê cho bạn các thuốc kem giảm ngứa. Đồng thời, nếu bôi thuốc diệt rận, cần che vùng niêm mạc sinh dục và mắt, mũi.
  • Nên cân nhắc và thông báo với bạn tình để cùng điều trị. Tránh quan hệ trong thời gian điều trị, tốt nhất sau 7 ngày.

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

  1. PGS.TS Trần Xuân Mai, GS.TS Trần Thị Kim Dung, TS Phan Anh Tuấn, PGS.TS Lê Thị Xuân (2010). Ký sinh trùng y học. Nhà xuất bản Y học.

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người