YouMed

Như thế nào là tư thế ngủ an toàn cho bé?

Kĩ thuật viên NGUYỄN THỊ MÊN
Tác giả: Kĩ thuật viên Nguyễn Thị Mên
Chuyên khoa: Phục hình răng

Giống như bố mẹ, bé cũng có nhiều tư thế ngủ khác nhau. Tuy nhiên, bố mẹ đủ trưởng thành để đổi tư thế khác khi cảm thấy khó chịu hay khó thở. Còn với bé điều đó là bất khả kháng. Do đó, hãy cùng YouMed tìm hiểu các tư thế ngủ  đảm bảo giấc ngủ của bé được an toàn nhé!

Tư thế ngủ của bé

Tư thế ngủ nằm ngửa

Hầu hết, những đứa trẻ khỏe mạnh sinh đủ tháng. Thường được khuyên ngủ ở tư thế nằm ngửa trong tất cả các giấc ngủ cả ban ngày lẫn ban đêm. Đây được coi là tư thế an toàn nhất giúp trẻ giảm nguy cơ Hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS). Vì nó giữ cho đường thở được mở và thông thoáng. Điều này đã được Viện Sức khỏe và Phát triển Con người Quốc gia Hoa Kỳ (NICHD) công nhận.

Tư thế này chỉ có duy nhất một nhược điểm là gây ra hiện tượng đầu bẹt. Tức là đầu bé có hình dáng thon và dẹt hay méo mó so với hình dạng đầu bình thường. Và hiếm khi cần điều trị bằng các kỹ thuật tái định vị. Bởi vì bố mẹ có thể giúp bé tránh được hiện tượng này bằng cách sử dụng một số phương pháp sau:

  • Tập nằm sấp cho bé khi bé thức.
  • Thỉnh thoảng điều chỉnh lại tư thế đầu của bé như nghiêng bên trái. Hay nghiêng bên phải khi trẻ nằm ngửa.
  • Lúc bé thức, bố mẹ có thể để nằm nghiêng nhưng có sự theo sát.

Tư thế ngủ của bé

Tư thế ngủ nằm sấp

Nằm sấp có an toàn không?

Nằm sấp được coi là một tư thế an toàn cho những bé lớn. Có thể tự điều chỉnh tư thế ngủ của mình mà không cần sự hỗ trợ từ bố mẹ. Tuy nhiên, đối với trẻ sơ sinh, nếu bé nằm sấp trong thời gian dài có thể gây ngạt đường thở. Và dễ dẫn đến tử vong. Nguyên nhân thường do:

  • Gây áp lực lên hàm bé, làm giảm đường thở và hạn chế hơi thở.
  • Ở tư thế nằm sấp, mặt của bé rất gần với tấm trải giường hay đệm. Nên có thể hít phải vi khuẩn bám trên bề mặt.
  • Đặc biệt với những loại đệm quá mềm. Là nguyên nhân, khiến bé dễ lún sâu và gây ngạt cho bé khi nằm sấp.

Tư thế ngủ của bé

Trường hợp nào bé nên nằm sấp?

Trong một số ít trường hợp, căn cứ vào tình trạng sức khỏe của bé. Các bác sĩ có thể khuyên bố mẹ nên cho bé ngủ với tư thế nằm sấp chứ không phải nằm ngửa.

Trường hợp bé sơ sinh bị trào ngược dạ dày nghiêm trọng. Hoặc dị tật đường hô hấp trên như Hội chứng Pierre Robin, dẫn đến các đợt tắc nghẽn đường thở cấp tính. Bác sĩ thường khuyên nên cho bé ngủ nằm sấp (dĩ nhiên có sự giám sát của bố mẹ). Tuy nhiên, hiện nay chưa có nghiên cứu nào hỗ trợ hoặc bác bỏ những lợi ích của tư thế ngủ này. Vì vậy bố mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ rõ ràng về tình trạng của bé để chọn tư thế ngủ cho bé phù hợp.

Đối với những bé có nguy cơ nôn trớ cao và thường xuyên. Được khuyên là nên ngủ nằm sấp và có sự theo dõi của bố mẹ. Khi các bé ngủ ở tư thế nằm ngửa có thể bị nghẹn vì nôn. Vì các chất dễ trào ngược trở lại vào trong. 

Tư thế ngủ nằm nghiêng

Tư thế nào nghiêng chỉ an toàn khi bé được kê gối ôm bên cạnh. Tuy nhiên, về lâu dài, đây được coi là tư thế không an toàn. Vì bé dễ bị lật và chuyển sang tư thế nằm sấp, làm tăng nguy cơ SIDS.

Tư thế ngủ của bé

Lời khuyên để bé có giấc ngủ an toàn

Đối với những em bé khỏe mạnh và dưới một tuổi, ngủ ngửa là tư thế lý tưởng. Ngoài ra, còn có một số cách giúp hỗ trợ giấc ngủ của bé được an toàn hơn.

Khung cũi ít đồ

Nên sử dụng đệm cứng hơn là đệm quá mềm, đệm nước hoặc ghế sofa cho bé. Đồng thời giữ cho khung cũi của bé đơn giản. Nói cách khác, không nên dùng bất cứ thứ gì có thể che đầu hoặc mặt bé trong khi ngủ. Chỉ nên đắp chăn lên đến ngực của em bé với hai cánh tay để lộ ra ngoài. Để tránh sự dịch chuyển của chăn lên đầu.  

Môi trường ngủ tốt

Điều quan trọng là duy trì môi trường ngủ mát mẻ đáng kể với nhiệt độ khoảng 20oC cho bé. Trẻ sơ sinh nên được mặc quần áo nhẹ nhàng cho giấc ngủ. Tránh bó quá nhiều và kiểm tra xem bé không nóng không khi chạm vào.

Sử dụng công nghệ

Nếu bố mẹ lo lắng về tư thế ngủ của bé. Đặc biệt là khi bé ở trong một phòng riêng. Hãy sử dụng camera, máy điều nhiệt chạy ứng dụng. Hoặc báo thức nhỏ để theo dõi vị trí ngủ cũng như sức sống của bé.

Tránh dùng chung giường

Dùng chung giường với bố mẹ hay anh chị em không được khuyên dùng trong bất kì các trường hợp nào. Đặc biệt khi bố mẹ đã uống rượu, hút thuốc hoặc uống thuốc. Những nguyên nhân có thể gây ngủ sâu. Khi đó, bé rất dễ bị bố mẹ đè lên người vì bố mẹ lúc này không kiểm soát được hành động của mình.

Nuôi dạy trẻ là một quá trình rất dài cùng con trải qua những giai đoạn phát triển khác nhau. Tuy nhiên, bố mẹ không nên quá lo lắng. Nên bình tĩnh, lạc quan và luôn luôn cập nhật kiến thức đúng về cách nuôi và bảo vệ con. Hi vọng bài viết này giúp bố mẹ có thêm thông tin bổ ích trên hành trình trưởng thành cùng con.

Trẻ sơ sinh khó ngủ là một trong những tình trạng không phải hiếm gặp. Đối với trẻ sơ sinh, phần lớn thời gian trong ngày là dành cho việc ngủ. Vì vậy, tình trạng trẻ khó ngủ là một biểu hiện bất thường nào đó của sức khỏe. Điều này đôi khi khiến nhiều bậc phụ huynh lo lắng.

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

  • Swati Patwal “Why Is Sleeping On Back Considered Best For Babies?”(07-05-2020), truy cập ngày 18-06-2020 tại website: https://www.momjunction.com
  • ” Tư thế nằm nghiêng thích hợp cho trẻ sơ sinh”(25-04-2020), truy cập ngày 18-06-2020 tại website: https://www.vinmec.com
  •  

    Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người