YouMed

Tuần đầu tiên làm mẹ: Bạn đã chuẩn bị gì chưa ?

Bác sĩ HUỲNH NGUYỄN UYÊN TÂM
Tác giả: Bác sĩ Huỳnh Nguyễn Uyên Tâm
Chuyên khoa: Nhi

Tuần đầu tiên làm mẹ trong cuộc đời con của bạn có thể là khoảng thời gian đặc biệt và tràn ngập niềm vui lẫn lo lắng. Bạn có thể cảm thấy như bạn không thể tưởng tượng được cuộc sống sẽ thế nào nếu không có đứa con bé bỏng của mình. Cho dù bạn là lần đầu trở thành cha mẹ hay đã có kinh nghiệm, bạn vẫn có thể gặp nhiều vấn đề với rất nhiều câu hỏi.

1. Ngăn ngừa mệt mỏi và kiệt sức trong những tuần đầu tiên làm mẹ

Đối với nhiều người mẹ, những tuần đầu tiên làm mẹ một đứa trẻ mới sinh thường là khó khăn nhất trong cuộc sống của họ. Bạn có thể sẽ cảm thấy phải bận rộn quá sức. Ngủ không đủ giấc dễ khiến bạn mệt mỏi và cáu gắt. Giải pháp tốt nhất là bạn nên yêu cầu sự giúp đỡ từ người thân. 

Trẻ sơ sinh thường thức dậy ít nhất 2 lần mỗi đêm. Cách để tránh bị thiếu ngủ là bạn cần biết tổng thời gian của giấc ngủ mà bạn cần mỗi ngày. Khi đó, để ngủ đủ giấc, bạn sẽ chia nhỏ thành nhiều giấc ngủ ngắn tương ứng với trẻ. Bạn nên nghỉ ngơi bất cứ lúc nào có thể. Không nhất thiết phụ thuộc vào hoạt động của trẻ.

Ngoài ra, bạn cũng nên cố gắng đi ngủ sớm hơn vào buổi tối. Có thể là sau khi trẻ ăn bữa cuối cùng trong ngày. Nếu bạn vẫn thấy thiếu ngủ, hãy nhờ người thân giúp đỡ hoặc thuê người trông trẻ. Bởi một điều quan trọng là nếu bạn không thể tự chăm sóc bản thân, bạn sẽ không thể chăm sóc cho trẻ.

2. Trầm cảm sau sinh

2.1 Nguyên nhân trầm cảm sau sinh?

Hơn 50% phụ nữ trải qua cảm giác buồn bã vài ngày đầu sau khi sinh. Các triệu chứng bao gồm khóc, mệt mỏi, buồn bã. Nguyên nhân chính của phản ứng tạm thời này có lẽ là do nội tiết tố của mẹ giảm đột ngột. Khi thiếu ngủ nhiều cũng gây ra cảm giác tương tự. Nhiều người mẹ cảm thấy thất vọng khi mình có những triệu chứng này. Bởi vì họ đã được áp đặt suy nghĩ là họ nên hạnh phúc và vui mừng về việc chăm sóc trẻ sơ sinh. Đa số các triệu chứng này thường cải thiện sau 1 đến 3 tuần. Đó là lúc nồng độ hormone trở lại bình thường. Hơn nữa cũng là thời điểm mà người mẹ dần quen với cuộc sống có một đứa trẻ mới sinh.

Có một số cách có thể giúp bạn đối phó hoặc tránh bị trầm cảm sau sinh.
Có một số cách có thể giúp bạn đối phó hoặc tránh bị trầm cảm sau sinh.

2.2 Làm sao để tránh bị trầm cảm sau sinh?

Có một số cách có thể giúp bạn đối phó hoặc tránh bị trầm cảm sau sinh. 

  • Đầu tiên, thừa nhận những cảm xúc tiêu cực của bạn. Chia sẻ với chồng hoặc bạn thân về khó khăn dường như bạn không thể tự vượt qua. Đừng cảm thấy bạn cần phải kìm nén, không được khóc. Hoặc tự đặt mình trở thành bà mẹ giỏi giang trong mắt mọi người. 
  • Thứ hai, bạn cần được nghỉ ngơi đầy đủ. 
  • Ba là nhận sự giúp đỡ cho tất cả công việc của bạn. 
  • Cuối cùng, giữ liên lạc với mọi người. Đừng để bản thân trở nên cô lập. Rời khỏi nhà ít nhất một lần trong tuần. Có thể là đến phòng tập thể dục, đi mua sắm, thăm bạn bè hoặc xem phim. 

Nếu bạn vẫn không cảm thấy tốt hơn khi trẻ được 1 tháng tuổi, hãy gặp Bác sĩ để được tư vấn về bệnh trầm cảm. Khi những điều buồn phiền khiến bạn không thể tự chăm sóc bản thân và con mình. Hãy nhờ giúp đỡ càng sớm càng tốt.

3. Tuần đầu tiên làm mẹ bạn có thể nhờ người thân, bạn bè, người trông trẻ

Như đã được nhấn mạnh, mọi người mẹ đều cần thêm trợ giúp trong vài tuần đầu tiên có trẻ mới sinh. Lý tưởng nhất là bạn đã có thể sắp xếp tìm được người giúp đỡ trước khi con bạn chào đời. Người tốt nhất để hỗ trợ (nếu bạn hòa hợp với người ấy) thường là bà ngoại hay bà nội của trẻ. Nếu không thể, người trông trẻ có thể được thuê để giúp bạn công việc nhà.  Hoặc chăm sóc trẻ trong khi bạn đi ra ngoài hoặc nghỉ ngơi. Nếu con bạn có một vấn đề y tế cần được chăm sóc đặc biệt, hãy nhờ sự trợ giúp từ y tá đến chăm sóc cho trẻ tại nhà.

4. Vai trò của người chồng

Người chồng cũng cần nghỉ phép để ở bên cạnh người vợ trong thời gian chuyển dạ và sinh nở. Tốt nhất là trong những tuần đầu, người chồng cần cố gắng hoàn thành công việc sớm nhất có thể để dành thời gian chăm sóc vợ và con cho đến khi mọi chuyện dần ổn định.

Người vợ không chỉ cần người chồng giúp mình làm việc nhà. Mà chính đứa trẻ cũng cần phát triển mối quan hệ thân thiết với người cha. Thời đại ngày nay, người cha có thể giúp cho trẻ ăn, chơi đùa, thay tã, tắm hay ru ngủ…

Một vài trường hợp, người cha có thể tránh tiếp xúc với con mình trong năm đầu đời. Bởi vì nỗi sợ có thể làm tổn thương trẻ. Đôi khi là do người cha sẽ không đủ kiên nhẫn để dỗ dành đứa trẻ khi quấy khóc. Đa số nếu người cha chưa học các kỹ năng dành cho những người làm cha mẹ lần đầu, sẽ càng khó để làm chủ hay giải quyết những rắc rối khi chăm sóc trẻ. Lời khuyên là dù có vấn đề gì, người cha nên ôm và trò chuyện với con mình ít nhất một lần trong ngày.

Bạn sẽ ngạc nhiên khi cuộc sống của mình có thể thay đổi mạnh mẽ sau tuần đầu tiên làm mẹ. Bạn đã mơ ước được sinh con trong chín tháng. Và bây giờ đứa trẻ cuối cùng cũng đã về nhà. Tuy nhiên, nhiều vấn đề không mong muốn có thể phát sinh trong tuần đầu tiên chăm sóc trẻ. Quan trọng là bạn cần phải chăm sóc bản thân tốt nhất bằng cách nghỉ ngơi và ăn uống đầy đủ. Đặc biệt với sự hỗ trợ của người thân sẽ là chỗ dựa tinh thần giúp bạn vượt qua tất cả.

Xem thêm bài viết liên quan:

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

  1. https://www.abcdpediatrics.com/advisor/pa/pa_firstwks_hhg.htm

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người