YouMed

Phòng tránh chuột rút (vọp bẻ) khi mang thai

Được tài trợ!
BS.CK2 Hoàng Thị Thanh Thảo
Tác giả: BS.CK2 Hoàng Thị Thanh Thảo
Chuyên khoa: Sản phụ khoa

Nhiều mẹ bầu gặp phải tình trạng chuột rút khi mang thai. Tuy không gây nguy hiểm nhưng chuột rút có thể khiến phụ nữ mang thai đau đớn, khó chịu. Vậy, phải phòng tránh chuột rút như thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây của Bác sĩ chuyên khoa II Hoàng Thị Thanh Thảo – Bệnh viện Hùng Vương nhé!

Chuột rút trong thai kỳ

Chuột rút (vọp bẻ) là hiện tượng phổ biến xảy ra khoảng 50% phụ nữ mang thai, thường gặp trong 3 tháng giữa và cuối thai kỳ. Tình trạng này thường xảy ra ở chân, cơ lưng, cơ bụng hoặc bàn chân, bàn tay do các cơ co thắt đột ngột, khiến các bộ phận này của các mẹ bầu rất đau nhức, không thể cử động.1

Chuột rút trong thai kỳ xảy ra cả ban ngày và thường trầm trọng hơn vào ban đêm. Điều này ảnh hưởng nhiều tới giấc ngủ của thai phụ, nhưng không để lại hậu quả gì cho mẹ và sẽ tự hết khi kết thúc thai kỳ.2

Chuột rút (vọp bẻ) là tình trạng phổ biến xảy ra trong thai kỳ
Chuột rút (vọp bẻ) là tình trạng phổ biến xảy ra trong thai kỳ

Nguyên nhân gây chuột rút thai kỳ

Nguyên nhân của chuột rút thai kỳ chưa rõ ràng. Tuy nhiên, vẫn có một số yếu tố được cho là nguyên nhân dẫn đến tình trạng chuột rút ở bà bầu:1 2 3 4 5

  • Trọng lượng cơ thể của mẹ bầu ngày càng tăng, gây áp lực nhiều hơn lên các cơ bắp chân.
  • Tập thể dục quá ít hoặc quá nhiều.
  • Tử cung ngày càng to ra gây chèn ép lên các mạch máu, dây thần kinh.
  • Mất nước khiến cơ thể bị rối loại điện giải gây ra tình trạng chuột rút.
  • Thiếu canxi hoặc magiê do nhu cầu các khoáng chất này tăng cao trong thai kỳ nhưng chế độ ăn không cung cấp đủ.
  • Trong tam cá nguyệt thứ hai, nguyên nhân phổ biến của chuột rút là đau dây chằng tròn. Dây chằng tròn là một cơ nâng đỡ tử cung, khi nó căng ra gây đau nhói hoặc đau âm ỉ vùng bụng dưới.
Trọng lượng cơ thể mẹ bầu có thể tăng áp lực lên cơ bắp và gây chuột rút
Trọng lượng cơ thể mẹ bầu có thể tăng áp lực lên cơ bắp và gây chuột rút

Một số mẹo giúp ngăn ngừa và giảm chuột rút

Mẹ bầu có thể tham khảo một số mẹo sau đây để ngăn ngừa và giảm tình trạng chuột rút:1 2 3 4 5 6 7 8

  • Tránh đứng hoặc ngồi quá lâu ở một tư thế.
  • Tập thể dục với các bài tập nhẹ như yoga, đi bơi, đi bộ,… giúp lượng máu và quá trình trao đổi chất trong cơ thể mẹ diễn ra thuận lợi hơn.
  • Massage, xoa bóp nhẹ nhàng từ vùng đùi đến bắp chân, bàn chân và các ngón chân. Điều này giúp làm tăng quá trình lưu thông máu.
  • Gác chân lên gối cao khi ngủ. Nên nằm nghiêng người bên trái để cải thiện lưu thông máu ở chân.
  • Tắm nước ấm, ngâm chân trong nước nóng được pha với ít muối và gừng để tránh bị chuột rút vào ban đêm.
  • Chườm nóng lên vùng cơ bị chuột rút.
  • Co duỗi bắp chân nhiều lần trong ngày, đặc biệt trước khi đi ngủ
  • Duy trì chế độ ăn uống cân bằng, ăn thực phẩm giàu canxi như sữa, pho mát, sữa chua và magiê như các loại đậu, ngũ cốc nguyên hạt, trái cây khô, quả hạch và các loại hạt.
  • Uống nhiều nước, từ 2 lít đến 2,5 lít nước mỗi ngày.
  • Mẹ bầu cũng nên nghỉ ngơi, giữ tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng.
  • Tham khảo ý kiến của bác sĩ để bổ sung thêm viên đa sinh tố chứa các khoáng chất cần thiết: canxi, magiê,… Ví dụ như sản phẩm Obimin Calcium, 1 viên cung cấp 600 mg canxi và 50 mg magiê đồng thời bổ sung thêm vitamin D và chất xơ FOS giúp tăng cường hấp thu canxi cho cơ thể.
Được tài trợ

Hy vọng bài viết trên đã cung cấp thêm cho bạn đọc những thông tin hữu ích về phòng tránh chuột rút ở phụ nữ mang thai. Các mẹ bầu hãy cùng thực hiện để có một thai kỳ khỏe mạnh và thoải mái nhé!

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

  1. Treating Muscle Cramps During Pregnancyhttps://americanpregnancy.org/healthy-pregnancy/pregnancy-health-wellness/treating-muscle-cramps-during-pregnancy/

    Ngày tham khảo: 07/08/2023

  2. Leg cramps (pregnancy sleep)https://www.babycentre.co.uk/a547374/leg-cramps-pregnancy-sleep

    Ngày tham khảo: 07/08/2023

  3. Pregnancy Crampshttps://americanpregnancy.org/healthy-pregnancy/pregnancy-concerns/cramping-during-pregnancy/

    Ngày tham khảo: 07/08/2023

  4. Muscle Cramps During Pregnancyhttps://americanpregnancy.org/healthy-pregnancy/pregnancy-health-wellness/muscle-cramps-during-pregnancy/

    Ngày tham khảo: 07/08/2023

  5. Leg cramps during pregnancy: how to avoid themhttps://www.nct.org.uk/pregnancy/worries-and-discomforts/common-discomforts/leg-cramps-during-pregnancy-how-avoid-them

    Ngày tham khảo: 07/08/2023

  6. Leg Cramps and Leg Painhttps://www.webmd.com/baby/leg-cramps

    Ngày tham khảo: 07/08/2023

  7. Leg cramps during pregnancyhttps://www.pregnancybirthbaby.org.au/leg-cramps-during-pregnancy

    Ngày tham khảo: 07/08/2023

  8. Bộ Y tế (2017). Hướng dẫn Quốc gia Dinh dưỡng cho phụ nữ có thai và bà mẹ cho con bú.https://youmed.vn/tin-tuc/wp-content/uploads/2023/08/huong-dan-quoc-gia-dinh-duong-cho-phu-nu-co-thai-va-ba-me-cho-con-bu.pdf

    Ngày tham khảo: 07/08/2023

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người