YouMed

Răng sơ sinh là gì: Có nguy hiểm không và xử trí ra sao?

Bác sĩ Trương Mỹ Linh
Tác giả: Bác sĩ Trương Mỹ Linh
Chuyên khoa: Răng - Hàm - Mặt

Đối với trẻ, mọc răng là một trong những quá trình phát triển không kém phần quan trọng. Trong những tháng đầu đời, từ 4 – 7 tháng tuổi, trẻ sẽ bắt đầu mọc những răng đầu tiên. Thường là răng cửa giữa hàm dưới. Trong khi hầu hết trẻ sơ sinh mọc những chiếc răng đầu tiên sau khi sinh vài tháng, một số trẻ sinh ra đã có một hoặc nhiều chiếc răng. Chúng được gọi là răng sơ sinh. Răng sơ sinh tương đối hiếm, cứ 2.000 ca sinh thì có 1 trẻ. Điều này có thể khiến bố mẹ hoang mang, lo lắng nhưng thường không ảnh hưởng gì. Tuy nhiên, điều này có thể gây cản trở việc bú hoặc có nguy cơ nghẹt thở ở trẻ. Bài viết sau đây sẽ cung cấp các thông tin đầy đủ về hiện tượng răng sơ sinh ở trẻ, mời bạn theo dõi nhé! 

1. Răng sơ sinh là gì?

Đó là những răng xuất hiện trong miệng trẻ khi vừa mới sinh ra hoặc trong 3 tháng đầu sau sinh. Răng bẩm sinh có sẵn được cho là phổ biến hơn răng mọc giai đoạn sơ sinh gấp ba lần.

Các nghiên cứu đã báo cáo rằng: một đến hai phần ba số răng sơ sinh rụng trong năm đầu tiên của cuộc đời. Tuy nhiên răng chỉ hơi lung lay lúc mới sinh thường nhanh chóng ổn định. Nếu đến 4 tháng tuổi vẫn còn thì răng có tiên lượng tốt.

Các triệu chứng mọc răng có thể bắt đầu sớm nhất khi trẻ được 3 tháng tuổi. Nhưng trong những trường hợp này, con bạn sẽ không mọc răng thật trong một tháng hoặc hơn sau đó. Răng bẩm sinh xuất hiện quá nhanh sau khi sinh nên bé có thể không biểu hiện các dấu hiệu mọc răng thông thường như: chảy nước dãi, quấy khóc và cắn ngón tay.

>> Xem thêm: Các giai đoạn và thời gian mọc răng của trẻ mà mẹ nên biết

2. Tỷ lệ phổ biến của răng sơ sinh

Tình trạng này có vẻ hiếm, nhưng có một số điều kiện nhất định có thể làm tăng khả năng trẻ sinh ra có răng sớm. Những chiếc răng này có thể gặp ở trẻ sơ sinh bị hở hàm ếch hoặc hở môi. Trẻ sinh ra với những bất thường ở ngà răng (mô vôi hóa giúp hình thành răng) cũng có thể bị mọc răng bẩm sinh.

Tỷ lệ răng sơ sinh ở nam và nữ cũng khác nhau. Một số báo cáo tỷ lệ nam chiếm ưu thế và số khác không có sự khác biệt hoặc nữ giới chiếm ưu thế. Trong một nghiên cứu về trẻ sơ sinh bị sứt môi vòm, tỷ lệ nam giới chiếm ưu thế rõ rệt ở trẻ sơ sinh có răng bẩm sinh và sứt môi / vòm miệng hai bên. Tỷ lệ nữ chiếm ưu thế nhẹ ở trẻ sơ sinh có răng bẩm sinh và sứt môi/vòm miệng một bên.

Răng sơ sinh
Trẻ có khe hở môi vòm kèm răng bẩm sinh.

3. Các nguyên nhân dẫn đến tình trạng răng sơ sinh ở trẻ

Trẻ mọc răng sơ sinh hiếm khi gặp ở trẻ sinh non. Có vẻ như có xu hướng di truyền liên quan đến việc phát triển răng sơ sinh. Có đến 60% trường hợp báo cáo tiền sử gia đình có răng sơ sinh với kiểu hình trội của nhiễm sắc thể.

Răng bẩm sinh có liên quan đến sứt môi/vòm miệng

10% trẻ sứt môi / vòm miệng hai bên có răng bẩm sinh và 2% trẻ sứt môi / vòm miệng một bên có răng bẩm sinh. Sứt môi / vòm miệng có thể là một đặc điểm của một số hội chứng mà răng sơ sinh cũng được báo cáo đi kèm: Hội chứng Meckel-Gruber; Hội chứng Pierre Robin .

Các hội chứng trong đó răng bẩm sinh là một đặc điểm được công nhận:
  • Hội chứng Ellis-van Creveld (loạn sản biểu bì biểu bì).
  • Jackson-Lawler (pachyonychia pranita 2).
  • Steatocystoma với răng bẩm sinh.
  • Hallerman-Streiff (hội chứng răng hàm mặt có thiểu năng).
Các yếu tố của mẹ được báo cáo có liên quan đến việc tăng nguy cơ mọc răng bẩm sinh:
  • Những đứa trẻ được sinh ra từ những bà mẹ tiếp xúc với hàm lượng polychlorinated biphenyls và dibenzofurans cao trong vụ tai nạn môi trường Yusheng ở Đài Loan được phát hiện có 10% nguy cơ mọc răng bẩm sinh.
  • Tình trạng nhiễm trùng và sốt.
  • Suy dinh dưỡng.
  • Thiếu máu.
  • Chấn thương

>> Tham khảo thêm: Những điều mẹ cần lưu ý về bất thường mọc răng và phát triển răng ở trẻ

3. Đặc điểm lâm sàng của răng sơ sinh

Có đến 75% răng sơ sinh ở trẻ xuất hiện theo cặp ở vị trí răng cửa giữa hàm dưới. Có thể vì đây là những chiếc răng đầu tiên khi mọc bình thường. Đôi khi chỉ một trong những chiếc răng này xuất hiện sớm. Nhiều răng bẩm sinh ở trẻ rất hiếm gặp, mặc dù tỷ lệ này ở trẻ bị sứt môi/vòm miệng là 21% trong một nghiên cứu.

Tỉ lệ các răng bẩm sinh có thể xuất hiện là:
  • Cửa giữa hàm dưới 85%.
  • Cửa hàm trên 11%.
  • Răng nanh hàm dưới và răng hàm 3%.
  • Răng nanh và răng hàm trên 1%.

Hầu hết các trường hợp răng bẩm sinh chỉ liên quan đến một chiếc răng. Sinh ra với nhiều răng lại càng hiếm. Răng cửa dưới là phổ biến nhất, tiếp theo là răng cửa trên. Dưới 1 phần trăm trẻ sơ sinh có răng bẩm sinh được sinh ra với răng hàm. Ít nhất 90% số răng sơ sinh là răng sữa và không quá 10% số răng sơ sinh là răng sữa (hàm trên) so với răng bình thường.

Răng sơ sinh có thể bình thường về kích thước, hình dạng và màu sắc. Tuy nhiên chúng thường nhỏ, hình nón và có màu vàng nâu. Chúng thường lỏng lẻo và dễ bị mòn, đổi màu.

Nhiều răng bẩm sinh là tình trạng hiếm gặp
Nhiều răng bẩm sinh là tình trạng hiếm gặp.

4. Các dạng răng sơ sinh

Bốn loại lâm sàng đã được mô tả gồm:

  • Cấu trúc thân răng giống bình thường, được gắn một cách lỏng lẻo bởi mô nướu và không có chân răng
  • Thân răng chắc chắn được gắn lỏng bởi mô nướu với ít hoặc không có chân răng
  • Răng mọc một phần rìa cắn của thân răng qua mô nướu
  • Mô nướu sưng với một chiếc răng chưa mọc nhưng có thể sờ thấy được.

>> Xem thêm: Răng mọc lệch ở trẻ: Dấu hiệu nhận biết và phòng ngừa

5. Các biến chứng có thể xảy ra

Các biến chứng có thể xảy ra gồm:

Các biến chứng cho người mẹ khi cho con bú: núm vú bị cắn đau hoặc chảy máu.

Người mẹ có thể cảm thấy đau đớn khi cho trẻ bú vì luôn có khả năng trẻ cắn. Mặc dù em bé có răng bẩm sinh có thể được huấn luyện để không cắn, nhưng có thể mất thời gian để làm như vậy. Trong trường hợp điều này không xảy ra, mẹ có thể cân nhắc chuyển sang cho con bú bình hoặc máy hút sữa để đỡ khó chịu và đau đớn. Cũng có khả năng các bà mẹ đang cho con bú bị loét trên vú do sự ma sát liên tục giữa da mềm của vú bà mẹ và những chiếc răng sắc nhọn.

Các biến chứng đối với trẻ sơ sinh có thể bao gồm:
  • Khó ăn: mất nước, suy dinh dưỡng dẫn đến nhẹ cân, thấp bé (không phát triển được).
  • Tổn thương lưỡi của trẻ.
  • Bệnh Riga-Fede: chấn thương đầu hoặc mặt dưới lưỡi dẫn đến loét (6 – 10%).
  • Nguy cơ có thể xảy ra khi con bạn hít phải chiếc răng vào đường thở và phổi nếu chiếc răng bị gãy.
  • Đau/khó chịu do mọc răng sơ sinh.
  • Lo ngại về khả năng phát triển của sâu răng. Vì men răng thường không có hoặc kém phát triển.
Vết loét dưới lưỡi Rigar-Fede do răng bẩm sinh
Vết loét dưới lưỡi Rigar-Fede do răng bẩm sinh.

6. Xử trí đối với răng sơ sinh

6.1. Thăm khám sớm với bác sĩ nha khoa

Chụp X-quang nên được thực hiện ngay sau khi sinh để xác định xem răng đó có phải là răng sữa bình thường hay răng thừa. Bên cạnh đó, đánh giá được mức độ phát triển của chân răng, men và ngà răng và mối liên quan với các răng khác. Ngoài ra còn xác định chính xác loại răng mà trẻ sơ sinh của bạn có sẽ xác định nguy cơ biến chứng. Điều này cũng sẽ giúp bác sĩ của bạn xác định xem điều trị có cần thiết hay không.

6.2. Điều trị bảo tồn thay vì nhổ răng

Việc nhổ răng thường có thể được thực hiện chỉ với bôi tê tại chỗ vì chân răng thường kém phát triển. Mức vitamin K hoặc tiêm vitamin K dự phòng nên được thực hiện trước khi nhổ răng ở trẻ sơ sinh dưới 10 ngày tuổi. Nhổ răng có thể được xem xét nếu răng này là:

  • Răng dư.
  • Chân răng rất lỏng lẻo.
  • Liên quan đến sứt môi/vòm miệng do sự can thiệp của thiết bị tạo hình vòm miệng.

Nhổ răng (hoặc rụng tự nhiên) có thể phức tạp do sự phát triển của “răng còn sót lại ở trẻ sơ sinh”, được cho là xảy ra với khoảng 9% và cần phải tiến hành phẫu thuật lần thứ hai. Do đó, nếu việc nhổ răng sẽ được thực hiện dưới sự tiêm tại chỗ hoặc gây mê toàn thân, thì nên nạo mô răng bên dưới.

Việc điều trị bảo tồn thường được ưu tiên và có thể bao gồm các thủ thuật:

  • Mài hoặc làm mịn các cạnh sắc của răng.
  • Đắp nhựa composite để tạo hình vòm trên mép răng để lưỡi lướt trên răng.
  • Thay đổi trong kỹ thuật cho ăn.
  • Vệ sinh răng miệng bao gồm bôi fluor tại chỗ.

Răng sơ sinh là tình trạng hiếm gặp nhưng cha mẹ cũng không nên quá lo lắng. Việc xử trí răng bẩm sinh hoàn toàn dễ dàng. Điều quan trọng là cần xác định xem liệu răng bẩm sinh có đi kèm những vấn đề bệnh lý nào khác không, để có thể điều trị kịp thời cho trẻ.

Bác sĩ Trương Mỹ Linh

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người