YouMed

Rau dệu chống táo bón và ngừa đục thủy tinh thể

Bác sĩ HẠ CHÍ LỘC
Tác giả: Bác sĩ Hạ Chí Lộc
Chuyên khoa: Y học cổ truyền

Rau dệu ghi nhận có khả năng kháng khuẩn và chống đục thủy tinh thể. Tiếp cận loại rau này dễ dàng do việc sử dụng rộng rãi vị thuốc như một loại rau ăn lá. Rau được kê đơn rộng rãi trong các hệ thống y học cổ truyền khác nhau của Ấn Độ như siddha và ayurveda, Việt Nam, Trung y và các hệ thống khác. Với công dụng tiêu viêm sưng, lợi tiểu, chống ngứa và làm mát máu. Rau thường được sử dụng làm thuốc nhuận gan và lợi sữa. Bên cạnh đó, thảo dược còn có tác dụng điều trị chảy máu cam, bệnh đường niệu đạo và các bệnh liên quan đến đường hô hấp

Rau dệu là gì?

Diếp không cuống, diếp bò, Poòng peo (Thái), rau dền nước, liên tử thảo hay thủy ngưu tất là những tên gọi khác nhau của rau diệu. Diếp bò có tên khoa học là Alternanthera sessilis, thuộc họ rau dền Amaranthaceae.

Đặc điểm thực vật rau dệu

Diếp không cuống thuộc nhóm thực vật thân thảo bò trên mặt đất. Chiều dài cơ sở từ 40 đến 60 cm. Diếp bò phân thành nhiều nhánh nhỏ, tại mỗi phân nhánh có các rễ phụ.  Thân cây nếu mọc dưới bóng râm thường có màu tím hoặc tím nhạt do diệu lục tiêu biến. Rễ thường mọc cạn và lan tỏa.

Lá thường mọc đối xứng, có phiến lá đơn, có cuống hoặc không có cuống tùy giống. Kích thước lá có cuống dài từ 1.5 đến 5 mm. Phiến lá có hình mũi mác nhọn, nhám, dài từ 4 đến 6 cm và rộng tối đa 2 cm.

Hoa màu trắng mọc ở nách lá. Hoa lưỡng tính, mọc thành chùm và không có cuống. Hoa thường nở rộ vào tháng cuối năm. Kết quả vào tháng 6 đến tháng giêng. Mỗi quả chứa một hạt có màu nâu.

Phân bố

Cây rau dệu phân bố ở khắp các nơi trên thế giới và được tìm thấy nhiều ở các nước thuộc khu vực Đông Nam Á như Lào, Camphuchia, Việt Nam, các tỉnh miền Nam Trung Quốc và quần đảo Indonesia. Tại Việt Nam, loại rau này mọc phổ biến ở các vùng đất hoang, ẩm ướt, có bóng râm và có nhiều ao hồ

Hoa màu trắng mọc ở nách lá. Hoa lưỡng tính, mọc thành chùm và không có cuống. Hoa thường nở rộ vào tháng cuối năm
Hoa rau dệu màu trắng mọc ở nách lá, thành chùm và không có cuống

Bộ phận dùng

Dùng toàn thân, thu hái có thể quanh năm. Sau khi thu hái, làm sạch và phơi khô để dùng dần.

Tác dụng rau dệu

Vị thuốc có tính mát, vị ngọt nhạt.

Thành phần hóa học

Theo Y học cổ truyền, rau dệu chứa các thành phần chính như: flavonoids, terpenoids, phenols, phytosterols and alkaloids. Bao gồm: nước 80.3%, Glucid 1.9%, Phosphor 22mg%, Cellulose 2.1%, Calci 98mg%, Caroten 5.1mg%, Sắt 12mg%, Vitamin C 77.7%, Protid 4.5%. Bên cạnh đó, còn chiết xuất được các thành phần tannin, saponin, steroid, timglycosid và đường khử có trong rau.

Tác dụng dược lý

Phenolic có trong rau là loại chất chuyển hóa chính có đặc điểm chức năng đa dạng như chống chết theo chương trình, chống lão hóa, chống ung thư, chống viêm, chống xơ vữa động mạch, bảo vệ tim mạch và cải thiện chức năng nội mô.

Flavonoid trong rau được báo cáo là có khả năng chống oxy hóa, truy quét gốc tự do và có hoạt tính chống viêm và chống ung thư.

Tannin cũng được báo cáo là có chứa hoạt tính chống vi khuẩn, chống oxy hóa và chống viêm có trong rau dệu.

Etyl axetat và các hợp chất phenol hoạt động như chất diệt gốc tự do mạnh.
Chiết xuất etyl axetat trong rau diệu được khám phá có tác dụng điều chỉnh kênh điện giải, điều tiết điện giải trong thấu kính thủy tinh trong mắt. Quá trình kiểm soát kênh giúp tăng khả năng lọc điện giải tốt hơn, do đó giảm lượng điện giải trong tế bào thủy tinh thể.

Cách sử dụng rau diệu

Điều trị

Rau dệu có tác dụng lợi tiểu, tiêu viêm sưng và chống ngứa. Góm phần hỗ trợ điều trị:

Bệnh ngoài da như viêm mủ da, nổi chàm, dị ứng.
Khó tiêu hoặc tiêu chảy, kiết lỵ, trĩ nội hoặc trĩ ngoại.
Lợi sữa sau sinh, hỗ trợ điều trị bệnh đái tháo đường.
Điều trị vết thương ngoài da.

Cách dùng và liều lượng rau dệu

Có thể dùng diếp bò dạng thuốc sắc sau khi phơi khô. Ép nước uống hay nguyên liệu tươi cho món ăn hàng ngày.

Liều dùng một mỗi ngày từ 60 đến 120 gram tươi. Khi dùng thuốc sắc là 15 – 30 gram khô.

Bài thuốc

Điều trị chứng đi tiểu không thông, tiểu buốt

Sử dụng 80 gram diếp bò tươi, dùng toàn thân. Sau khi rửa sạch cho dược liệu vào ấm và sắc uống như trà.

Chữa đau răng bằng rau dệu

Liên tử thảo 15g, đinh lăng 15g sắc lấy nước.

Chữa kiết lỵ

Luộc liên tử thảo 30 g và ăn.

Trị mụn nhọt như tổ ong

Liên tử thảo 40g, sinh địa 30g, rễ tranh 30g, lá dâu 6g nấu nước uống. Mỗi ngày uống 1 lần.

Trị táo bón

Rau đắng biển, rau dệu, lá mơ tròn mỗi thứ 30g nấu nước uống.

Rau dệu từ cây rau đến vị thuốc. Rau chứa nhiều chất dinh dưỡng quan trọng và điều trị cũng như phòng ngừa được nhiều chứng bệnh. Do đó, nên đưa rau dệu vào khẩu phần ăn cũng như danh sách món ăn luân phiên nhằm phong phú món ăn cũng như áp dụng triệt để giá trị dưỡng sinh trong đời sống hằng ngày

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

  • Đỗ Huy Bích và cs (2003). Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam. Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật.
  • Sobha Kota, Vayunandana Rao Govada, Ratna Kumari Anantha, Mahendra Kumar Verma, (2017) An Investigation into phytochemical constituents, antioxidant, antibacterial and anti-cataract activity of Alternanthera sessilis, a predominant wild leafy vegetable of South India, Biocatalysis and Agricultural Biotechnology, Volume 10, Pages 197-203, ISSN 1878-8181
  • Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người