YouMed

Rối loạn ngủ nhiều: Những điều cần biết

Bác sĩ NGUYỄN ĐÀO UYÊN TRANG
Tác giả: Bác sĩ Nguyễn Đào Uyên Trang
Chuyên khoa: Tâm thần

Trong cuộc sống hiện đại, chúng ta có lẽ đã bắt gặp đâu đó từ “mất ngủ” trên các phương tiện truyền thông như tivi, báo đài hay internet, nhưng có bao giờ bạn nghĩ mình mắc “rối loạn ngủ nhiều” hay không. Ở bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu thêm một dạng rối loạn giấc ngủ khác – rối loạn ngủ nhiều.

Bạn hiểu như thế nào là rối loạn ngủ nhiều?

Là một thuật ngữ chẩn đoán rộng và bao gồm nhiều triệu chứng như:

  • Thời gian ngủ nhiều quá mức (ngủ nhiều vào ban đêm hoặc tổng thời gian ngủ ban ngày).
  • Suy giảm chất lượng của sự tỉnh táo  – có nghĩa là khi thức dậy vẫn lại rất buồn ngủ, khó khăn trong việc cố gắng tỉnh táo.
  • Quán tính ngủ (tại thời điểm chuyển giao giữa ngủ – thức). Sự tỉnh táo và năng suất làm việc bị giảm đáng kể so với người thường. Hơn 90% những người này đi vào giấc một cách dễ dàng và nhanh chóng.

Thường họ sẽ ngủ ngon. Tuy nhiên, vào buổi sáng những người này thường khó có thể thức dậy ngay lập tức. Họ cần thêm ít thời gian để ngủ nướng, thỉnh thoảng sau khi tỉnh dậy, họ dễ cáu gắt, dáng đi loạng choạng.

Quán tính ngủ cũng có thể xảy ra ở những giấc ngủ ngắn vào ban ngày. Trong suốt thời gian đó, những người này dường như tỉnh nhưng giảm hoạt động.

Họ có hành vi không phù hợp, suy giảm trí nhớ, rối loạn nhận biết về không gian, thời gian, cảm giác loạng choạng. Giai đoạn này có thể kéo dài từ vài phút đến vài giờ. 

Người mắc rối loạn ngủ nhiều thường suy giảm trí nhớ, rối loạn nhận biết về không gian, thời gian,…

Ngủ nhiều có ảnh hưởng gì?

Nhu cầu ngủ kéo dài có thể dẫn đến những hành vi tự động mà cá nhân có thể nhớ rất ít hoặc không nhớ. Ví dụ, những người thấy họ đang lái xe hàng dặm, nhưng họ lại không ý thức được rằng họ đang lái xe.

Xét về khía cạnh số lượng thời gian ngủ, với một số người rối loạn ngủ nhiều, thời gian ngủ chủ yếu là từ 9 tiếng trở lên.

Tuy nhiên, giấc ngủ này lại không giúp họ cảm thấy hồi phục lại năng lượng sau một ngày làm việc mệt mỏi và vào buổi sáng. Họ rất khó thức dậy ra khỏi giường.

Đối với một vài cá nhân khác, thời gian giấc ngủ ban đêm có thể bình thường từ 6-9 tiếng. Trong trường hợp này, ngủ quá mức được đặc trưng bởi có nhiều giấc ngủ ngắn không chủ ý vào ban ngày.

Tình trạng giấc ngủ ngắn

Những giấc ngủ ngắn này thường có xu hướng kéo dài (dài hơn 1 tiếng) tuy nhiên lại không giúp bản thân cảm thấy thoải mái, tỉnh táo hơn.

Người rối loạn ngủ nhiều, thường có nhiều giấc ngủ ngắn vào ban ngày dù ban đêm có ngủ bao nhiêu tiếng đi chăng nữa. Những người này có thể ngủ ngon giấc hoặc không ngon.

Vào ban ngày họ luôn cảm thấy buồn ngủ dai dẳng hơn là có những cơn buồn ngủ ập đến. Những giấc ngủ không chủ đích thường kéo đến trong những không gian yên tĩnh.

Những hoạt động nhẹ nhàng, chậm rãi như trong lớp học, đọc sách, xem ti vi hay lái xe đường dài cũng gây ra giấc ngủ ngắn. 

Tuy nhiên trong một số trường hợp rối loạn ngủ nhiều nặng, họ có thể ngủ trong những trường hợp cần sự tập trung chú ý cao như đang làm việc, đang họp hoặc đang dự tiệc.

Nhu cầu ngủ kéo dài có thể dẫn đến những hành vi ảnh hưởng đến sức khỏe

Tiêu chuẩn nào giúp bác sĩ chẩn đoán rối loạn ngủ nhiều (DSM-5)?

Tự bản thân bệnh nhân cảm thấy ngủ quá nhiều. Thời gian ngủ chính kéo dài ít nhất 7 tiếng kèm theo ít nhất 1 trong những tiêu chuẩn sau:

  • Nhiều giấc ngủ ngắn trong cùng một ngày.
  • Thời gian ngủ chính kéo dài hơn 9 tiếng mà vẫn cảm thấy không đủ. Ví dụ sau khi ngủ dậy vẫn cảm thấy không khỏe. Cơ thể không hồi phục được năng lượng.
  • Cảm thấy khó tỉnh táo hoàn toàn sau khi đột ngột bị đánh thức
  • Ngủ nhiều xảy ra ít nhất 3 ngày/ tuần, kéo dài ít nhất 3 tháng.
  • Ngủ nhiều gây ra những khó chịu đáng kể hoặc gây suy giảm chức năng xã hội, nghề nghiệp hoặc những chức năng quan trọng khác.
  • Không được giải thích tốt hơn hoặc xảy ra đồng thời trong diễn tiến bệnh của những rối loạn giấc ngủ khác. Ví dụ như: ngủ rũ, rối loạn chu kì giấc ngủ.
  • Không phải do tác dụng sinh lý của chất. Ví dụ như lạm dụng chất, thuốc.
  • Những rối loạn y khoa và rối loạn tâm thần không đủ để giải thích những than phiền nổi bật của ngủ nhiều.
Các tiêu chuẩn giúp bác sĩ chẩn đoán rối loạn ngủ nhiều

Phân loại rối loạn ngủ nhiều

Các thể rối loạn ngủ nhiều

1. Rối loạn tâm thần, bao gồm cả rối loạn do sử dụng chất (ví dụ chất kích thích).

2. Tình trạng y khoa, bệnh lý.

3. Rối loạn giấc ngủ khác.

Theo thời gian

Rối loạn giấc ngủ có thể là cấp, bán cấp hoặc mạn tùy theo thời gian bệnh nhân bị rối loạn.

  • Cấp: < 1 tháng.
  • Bán cấp : từ 1 đến 3 tháng.
  • Mạn: kéo dài hơn 3 tháng.

Theo mức độ

  • Nhẹ: khó duy trì hoạt động tỉnh thức vào ban ngày 1-2 ngày/tuần.
  • Trung bình: 3 – 4 ngày/tuần.
  • Nặng: 5 – 7 ngày/tuần.
Rối loạn ngủ nhiều được phân loại theo nhiều khía cạnh

Nếu bạn cảm thấy mình có những triệu chứng của Rối loạn giấc ngủ. Hãy tìm đến các bác sĩ chuyên khoa Tâm lý – Tâm thần để được tư vấn kỹ hơn nhé.

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

  1. American Psychiatric Association (2013), Diagnostic and Statistical Manual of Mental Disorders, page 368-372.

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người