Sơ cứu: Chăm sóc vết thương dạng vết cắt và vết xước
Nội dung bài viết
Bước đầu tiên trong quá trình chăm sóc vết thương là làm sạch vết thương. Các vết cắt và vết xước nhỏ sẽ chảy một chút máu để giúp làm sạch vết thương. Dùng khăn giấy sạch hoặc miếng gạc vô trùng để đè lên. Nếu máu thấm qua, hãy đắp thêm một miếng khăn giấy hoặc gạc lên trên miếng hiện có. Tiếp tục chườm cho đến khi máu ngừng chảy. Nếu bạn loại bỏ gạc hoặc khăn giấy quá sớm, vết thương có thể bắt đầu chảy máu trở lại.
Vệ sinh các vết cắt và vết xước
Chăm sóc vết cắt và vết xước bằng cách rửa dưới vòi nước mát để giảm đau và làm sạch vết thương. Loại bỏ mọi bụi bẩn, mảnh vụn, đá cuội hoặc mảnh vụn có thể nhìn thấy. Bạn có thể cần nhíp để hỗ trợ làm sạch. Rửa sạch khu vực xung quanh vết thương bằng xà phòng và khăn mềm. Một số người nghĩ rằng bạn cần phải bôi i-ốt hoặc cồn hoặc hydrogen peroxide cho vết cắt và vết xước. Điều đó không đúng vì chúng có thể châm chích và kích ứng vết thương. Nước và xà phòng dịu nhẹ, không gây kích ứng sẽ có kết quả tốt.
Có cần sử dụng thuốc bôi ngoài không?
Nhiều người thắc mắc vết cắt, vết xước nên bôi thuốc gì? Một số người thích dạng thuốc bôi ngoài da để bao phủ trên vết cắt và vết xước trên da. Sản phẩm giúp giữ ẩm cho vết thương, giúp chữa mau lành và cũng giúp giảm đau rát.
Sản phẩm được tài trợ dựa trên Chính sách quảng cáo của YouMed
Cần băng bó hay không?
Bạn có nên băng bó vết thương hay không? Thông thường, bạn nên làm, đặc biệt nếu vết thương ở nơi có thể cọ xát với quần áo. Vết cắt và vết xước không được che phủ có thể bị hở trở lại hoặc bị nhiễm trùng. Băng hay gạc là một lựa chọn tốt vì chúng giúp ngăn ngừa nhiễm khuẩn. Thay băng hàng ngày để giữ sạch vết thương.
Dị ứng với cao su hoặc chất kết dính
Bạn có bị ngứa, nổi mụn nước, mẩn đỏ, hoặc cảm giác nóng rát dưới hoặc xung quanh băng không? Nếu vậy, bạn có thể bị dị ứng với nhựa mủ hoặc chất kết dính trên băng. Có thể lựa chọn băng gạc không gây dị ứng dành cho những người có làn da nhạy cảm. Bạn cũng có thể dùng gạc vô trùng và băng giấy để băng vết thương.
Các vết thương làm lành như thế nào?
Sau khi tìm ra cách xử lý vết cắt và vết xước, cơ thể bạn sẽ thực hiện phần còn lại. Việc chữa lành bắt đầu ngay sau khi bị thương. Các tế bào bạch cầu sẽ di chuyển đến khu vực này để tấn công bất kỳ vi khuẩn nào có thể đã xâm nhập vào cơ thể. Các chất trong máu bao gồm fibrin, tiểu cầu và hồng cầu tạo thành cục máu đông trên vết thương và biến thành vảy. Lớp vảy bảo vệ có thể ngứa, nhưng không nên gãi. Lớp vảy bảo vệ mô đang lành bên dưới. Bạn không nên gãi để làm tróc lớp vảy nhằm bảo vệ mô đang lành bên dưới.
Theo dõi các dấu hiệu nhiễm trùng
Nếu bạn bị đứt tay, trầy xước hoặc vết thương sau phẫu thuật, điều quan trọng là phải theo dõi dấu hiệu nhiễm trùng. Điều này bao gồm mẩn đỏ, sưng tấy, tiết dịch màu vàng hoặc xanh lục, đau và cảm giác ấm ở khu vực này. Các dấu hiệu khác bao gồm sốt, ớn lạnh, đau nhức cơ thể và sưng hạch bạch huyết ở bẹn, cổ hoặc nách. Đi khám bác sĩ hoặc gọi cho phòng khám hoặc bệnh viện ngay lập tức nếu bạn nhận thấy các dấu hiệu nhiễm trùng tiềm ẩn.
Khi nào cần đi khám bác sĩ
Bạn có thể điều trị vết cắt và vết xước nhỏ tại nhà, nhưng bạn nên tìm kiếm sự chăm sóc y tế nếu vết thương nặng hơn. Điều này bao gồm những vết thương:
- Rất sâu hoặc rất dài (khoảng 3-4 cm hoặc lớn hơn);
- Có nhiều bụi bẩn và mảnh vụn mắc kẹt trong chúng;
- Rất đau đớn;
- Ở gần mắt;
- Không ngừng chảy máu mặc dù đã ấn trong ít nhất 5 đến 10 phút;
- Do vết cắn của động vật hoặc con người;
- Do một vật bẩn hoặc gỉ;
- Trông lớn hoặc hở;
- Có dấu hiệu nhiễm trùng bao gồm mẩn đỏ, nóng, tiết dịch màu vàng hoặc xanh lục, hoặc có mùi;
- Lo ngại về sự hình thành sẹo (ví dụ, sẹo trên khuôn mặt);
- Tham khảo ý kiến của bác sĩ để đảm bảo rằng bạn được cập nhật về việc tiêm phòng uốn ván.
Nguồn tham khảo / Source
Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.
- Millman M. Cuts, scrapes and wounds. In: Mayo Clinic Guide to Self-Care. 6th ed. Rochester, Minn.: Mayo Foundation for Medical Education and Research; 2010.
-
Lacerationshttps://www.merckmanuals.com/professional/injuries-poisoning/lacerations-and-abrasions/lacerations
Ngày tham khảo: 09/05/2022
-
Emergency Wound Care After a Natural Disasterhttps://www.cdc.gov/disasters/woundcare.html
Ngày tham khảo: 09/05/2022
- Proper wound care: How to minimize a scarhttps://www.aad.org/public/everyday-care/injured-skin/burns/wound-care-minimize-scars