Sự phát triển và chăm sóc trẻ 5 tháng tuổi
Nội dung bài viết
Tháng thứ năm là thời điểm chuyển tiếp của bé. Bạn có thể mong đợi trẻ thực hiện những nỗ lực đầu tiên để nói. Bé cũng chuẩn bị bò, điều đó có nghĩa là bạn cần sẵn sàng cho khả năng vận động mới của con mình. Sau đây, YouMed sẽ mô tả một số cột mốc quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ 5 tháng tuổi mà bạn có thể mong đợi con mình đạt được. Bài viết cũng sẽ hướng dẫn một số mẹo chăm sóc trẻ hiệu quả.
1. Kỹ năng vận động
Trẻ 5 tháng tuổi có thể ngồi thẳng trong thời gian dài hơn. Tuy nhiên, em bé của bạn có thể vẫn cần được nâng đỡ bằng gối. Ở độ tuổi này, bé nói chung sẽ có thể giữ cổ khá tốt. Đây có thể là thời điểm tốt để dạy trẻ bắt đầu ngồi dậy. Hỗ trợ đủ tốt cho lưng khi trẻ ngồi thẳng và sử dụng gối để giữ cho bé ngồi được như vậy trong thời gian dài hơn. Thực hiện động tác này trên giường hoặc trên sàn nhà với một tấm thảm mềm để dù trẻ có bị kích động và ngã nghiêng cũng không bị thương.
Một số trẻ 5 tháng tuổi có thể bắt đầu lăn từ lưng qua bụng. Một khi bé lăn, bạn có thể nhận thấy bé hoạt động chân và đung đưa. Trẻ đã sẵn sàng để bò, chỉ còn vài tháng nữa thôi! Nhưng hãy nhớ rằng, khi bé có thể lăn được, hãy đảm bảo bạn không bao giờ để bé nằm trên giường hoặc các bề mặt cao khác. Bé có thể vô tình lăn ra khỏi chúng và bị thương.
Một điều khác mà bạn sẽ nhận thấy khi trẻ 5 tháng tuổi là khả năng cầm nắm của bé ngày càng mạnh hơn. Bé có thể kéo các đồ vật lại gần và nhặt chúng trong lòng bàn tay, sau đó di chuyển từ tay này sang tay kia một cách thuần thục. Bé thậm chí có thể tự cầm bình sữa hoặc cốc uống nước.
2. Ngủ
Hầu hết trẻ sơ sinh ngủ suốt đêm khi được 5 tháng, nhưng không phải tất cả. Để khuyến khích bé đi vào nhịp điệu ngủ ban đêm đều đặn, hãy thiết lập một thói quen đi ngủ. Bắt đầu bằng việc tắm nước ấm, sau đó là vài phút đung đưa nhẹ nhàng với một bài hát và câu chuyện. Chắc chắn mắt của bé sẽ bắt đầu sụp xuống.
Tập thói quen đặt em bé vào nôi với trạng thái buồn ngủ thay vì ngủ hoàn toàn. Bằng cách này, bé sẽ học cách tự dỗ mình vào giấc ngủ hơn là dựa dẫm vào bạn.
>> Bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin về tầm quan trọng của giấc ngủ với trẻ: Những điều cần biết về giấc ngủ của trẻ sơ sinh.
Vào ban ngày, bé vẫn cần hai giấc ngủ ngắn: một giấc vào buổi sáng và một giấc sau bữa trưa. Cố gắng không trì hoãn giấc ngủ ngắn cho đến khi bé đã mệt và cáu kỉnh. Đặt con vào nôi khi có dấu hiệu buồn ngủ đầu tiên
Hầu hết các bà mẹ đã quen với việc để trẻ ngủ trong khi bú. Ở độ tuổi này, có thể tách biệt cả hai chu kỳ nên bé hiểu thời gian bú và thời gian ngủ là khác nhau.
3. Các giác quan
Thị lực của trẻ 5 tháng tuổi đang tiếp tục được cải thiện. Tại thời điểm này, trẻ vẫn chưa có thị lực 10/10. Tuy nhiên, chúng có thể nhìn rõ ở các khoảng cách khác nhau và hai mắt có thể tập trung mà không cần giao nhau. Khi được 5 tháng, nhận thức về màu sắc của bé đã phát triển rõ nét đến mức bé có thể phân biệt được hai sắc thái của cùng một màu. Nhưng các bé ở độ tuổi này vẫn thích những màu cơ bản như đỏ, xanh, vàng.
4. Giao tiếp
Em bé của bạn chắc đã bập bẹ từ bây giờ. Những tiếng bập bẹ đó thậm chí có thể bắt đầu nghe giống như lời nói thật sự. Trẻ 5 tháng tuổi có thể bắt đầu ghép các phụ âm và nguyên âm với nhau (chẳng hạn như ‘ba-ba’).
Khi được 5 tháng, trẻ sơ sinh bắt đầu cảm nhận được những âm thanh mà chúng nghe được, chẳng hạn như tiếng chó sủa hoặc động cơ ô tô khởi động. Mặc dù chưa thể hiểu các từ, chúng có thể quay đầu lại khi nghe tên của mình hoặc một lệnh đơn giản.
5. Nhu cầu ăn uống
Ở độ tuổi này, bé muốn bắt chước bạn theo nhiều cách. Nhìn bạn ăn bằng thìa sẽ khiến bé cũng muốn thử món đó. Bạn có thể muốn cho trẻ bắt đầu ăn thức ăn đặc nhưng đây không phải là độ tuổi thích hợp để làm điều đó. Cho trẻ uống một ít sữa công thức bằng thìa có thể giúp trẻ cảm thấy dễ chịu hơn. Em bé thường sẽ có thể cho bạn biết khi nào bé đói. Vì vậy, nếu bạn đã thực hiện một lịch trình cho con bú nghiêm ngặt, bạn có thể dần dần rời xa nó và cho bú khi trẻ yêu cầu. Nếu bé đang dùng sữa công thức, hãy đảm bảo rằng đúng liều lượng và tăng giảm dựa trên các khuyến nghị cho độ tuổi của bé.
Cũng giống như cách bé muốn thử thìa, một thứ khác mà bạn có thể mang theo khi bé có mặt là một chiếc cốc. Điều này sẽ cho phép trẻ bắt đầu cầm đồ vật của riêng mình, mặc dù trẻ sẽ không thành công ngay lập tức. Uống một chút nước hoặc sữa từ cốc sẽ khiến trẻ cảm thấy vui vẻ và xuất hiện cảm giác thành tựu. Nếu bé chưa sẵn sàng ngay lập tức, hãy để chiếc cốc bên mình và để bé chơi với nó. Dần dần, mức độ thoải mái sẽ tăng lên và bé sẽ muốn thử lại.
6. Chăm sóc sức khỏe cho trẻ
Thực hiện các biện pháp phòng ngừa thay vì các biện pháp điều trị đối với sức khỏe của trẻ.
Giữ cho em bé của bạn khỏe mạnh luôn cần thiết và tiêm chủng là cách tốt nhất để đảm bảo điều đó. Trong trường hợp bạn chưa hoàn thành các loại vắc xin cho tháng trước của con mình, hãy nói chuyện với bác sĩ nhi khoa để đặt lịch tiêm càng sớm càng tốt.
7. Chơi với con của bạn
Con đang bắt đầu nhận ra những khía cạnh khác nhau của bạn. Hãy để bé hiểu bạn hơn khi chơi các trò chơi cùng trẻ. Giúp trẻ giải trí và làm những khuôn mặt hài hước mà bé yêu thích nhất là một cách tuyệt vời để khiến bé yêu vui vẻ. Bắt đầu giới thiệu màu sắc và động vật, có thể là những bức tranh thú vị. Bộ não của trẻ đang tiếp nhận tất cả và xử lý chúng theo cách riêng của nó.
8. Mẹo cho trẻ 5 tháng tuổi
- Trẻ thích âm nhạc. Chơi tất cả các loại bài hát cho trẻ 5 tháng tuổi, từ cổ điển, jazz đến pop. Bé sẽ vỗ tay, mỉm cười và thậm chí có thể lảm nhảm theo.
- Đưa cho bé những đồ chơi đơn giản, nhiều màu sắc như một khối mềm hoặc lục lạc để chơi. Khi bạn giao mỗi món đồ, hãy đặt tên cho để giúp dạy bé từ mới.
- Đậy kín tất cả các ổ cắm điện, đặt chất tẩy rửa gia dụng và các vật liệu nguy hiểm khác trong tủ có khóa. Loại bỏ tất cả các vật có nguy cơ gây nghẹt thở cho trẻ. Ngoài ra, hãy hết sức cẩn thận về việc không để các cốc cà phê đang bốc hơi hoặc bàn là, máy uốn tóc trên mặt bàn nơi bé có thể kéo chúng xuống.
Tóm lại, chăm sóc một em bé 5 tháng tuổi không phải là một nhiệm vụ dễ dàng nhưng cũng không quá khó khăn như bạn tưởng tượng. Khi con ngày càng lớn, bạn có thể bắt đầu xây dựng mối quan hệ mật thiết với bé. Giữ cho cuộc giao tiếp giữa bạn và trẻ diễn ra mạnh mẽ, vui vẻ, thân mật và nói chuyện với bé mỗi ngày. Nếu bạn lo lắng rằng trẻ đã bỏ lỡ bất kỳ cột mốc quan trọng nào, hãy gọi cho bác sĩ nhi khoa để được tư vấn và điều trị hợp lý.
Bác sĩ Hoàng Thị Việt Trinh
Nguồn tham khảo / Source
Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.