Súc miệng nước muối và những lợi ích hiệu quả bất ngờ
Nội dung bài viết
Đau họng, đau miệng là những tình trạng thường gặp ở nhiều người. Khi mắc bệnh thường sẽ đau rát, đi kèm là sự khó chịu, ảnh hưởng đến cuộc sống hằng ngày. Có nhiều cách để làm giảm đau và khó chịu như: uống thuốc, ngậm kẹo bạc hà, súc miệng… Súc miệng với nước muối là cách đơn giản, rẻ tiền và hiệu quả để làm giảm các triệu chứng. Hiện nay ở các nhà thuốc, cửa hàng, có bán rất nhiều sản phẩm nước súc miệng khác nhau.
Dung dịch nước muối là gì?
Dung dịch nước muối là sản phẩm có thể pha chế tại nhà. Nó giúp làm giảm cảm giác đau họng cũng như các cơn đau ở miệng khác. Nước muối là hỗn hợp đơn giản giữa hai thành phần: nước và muối tinh. Đây là hỗn hợp vô cùng rẻ, an toàn và hiệu quả so với các loại nước súc miệng. Nước muối hoàn toàn an toàn với trẻ trên 6 tuổi, có thể sử dụng để súc miệng dễ dàng.
Hiện này các nghiên cứu về nước muối vẫn chưa nhiều. Có một nghiên cứu nhỏ từ năm 2010 ở 45 trẻ em: Điều tra tính hiệu quả của việc súc miệng bằng nước muối và súc miệng bằng nước chứa Alum. Nghiên cứu báo cáo cho thấy: Những trẻ sử dụng nước muối 2 lần/ ngày trong 21 ngày giảm mức vi khuẩn miệng hơn so với không sử dụng. Tuy nhiên súc miệng nước muối không hiệu quả giảm vi khuẩn bằng nước súc miệng chứa Alum (potassium aluminum sulfate) là một thành phần hoạt động chứa trong nhiều loại nước súc miệng.1 Nha sĩ thường khuyên súc miệng nước muối để giúp giảm bớt cơn đau họng.
Từ xưa nước muối đã được sử dụng như một phương thức điều trị trước khi các loại thuốc tây y ra đời. Trên thực tế, các nghiên cứu và y học hiện đại cũng coi súc nước muối như phương pháp hỗ trợ điều trị bệnh. Muối giúp lấy bớt nước từ mô, tạo hàng rào ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập vào bên trong.
Sử dụng nước muối có thể hiệu quả trong trường hợp nào?
Nước muối có thể hiệu quả trong việc điều trị các cơn đau nhẹ, châm chích trong miệng, họng. Vậy những trường hợp nào nước muối có thể giúp hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa?
Đau họng
Nước muối hiệu quả trong việc làm giảm sự khó chịu của cơn đau họng. ICSI ( Viện cải tiến hệ thống nha khoa Mỹ) và ACS (Hiệp hội ung thư Mỹ) đều khuyến cáo súc miệng học với nước muối giúp làm dịu nhẹ họng.2 3
Trường hợp đau họng nặng, nên kết hợp với thuốc acetaminophen, ibuprofen giúp tăng hiệu quả giảm đau. Theo ACS, việc súc nước muối thường xuyên còn giúp miệng luôn sạch và ngăn ngừa nhiễm khuẩn. Đặc biệt là ở người đang hóa trị và xạ trị.
Loét miệng
Các vết loét nhỏ đau có thể hình thành trong miệng gây khó khăn cho việc ăn uống, phát âm. Súc miệng với nước muối có thể làm giảm cơn đau và giúp nhanh lành thương.
Dị ứng
Một số bệnh dị ứng, ví dụ sốt hoa cỏ (dị ứng viêm mũi), có thể khiến mũi họng sưng, gây khó chịu. Mặc dù súc miệng nước muối không thể ngăn ngừa dị ứng, nhưng có thể giúp làm giảm bớt một phần khó chịu của họng.
Nhiễm khuẩn đường hô hấp
Nhiễm khuẩn đường hô hấp trên điển hình gồm:
- Cảm lạnh thông thường.
- Cảm cúm.
- Bệnh bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn.
- Viêm xoang.
Một vài nghiên cứu cho răng súc miệng với dung dịch nước muối có thể xoa dịu triệu chứng. Thậm chí có thể ngăn nhiễm khuẩn ở đường hô hấp trên. Một nghiên cứu ví dụ năm 2013 với 338 người tham gia, cho thấy: Những người súc miệng nước muối ít mắc bệnh nhiễm khuẩn hô hấp trên hơn.
Duy trì sức khỏe răng miệng
Súc miệng nước muối hằng ngày sẽ hỗ trợ trong việc loại bỏ vi khuẩn khỏi nướu, giúp làm sạch và ngăn ngừa hình thành mảng bám, vôi răng. Sự tạo thành của vi khuẩn trong miệng có thể dẫn đến viêm nướu, sâu răng.
Sau các điều trị nha khoa
Các loại nước súc miệng truyền thống thường chứa cồn. Thành phần này gây kích thích niêm mạc đang bị sưng. Đó là lý do tại sao nhiều nha sĩ khuyên nên sử dụng nước muối , để giảm đau và sưng. Đặc biệt là sau khi lấy cao răng và nhổ răng.
Việc sử dụng nước muối sau nhổ răng phải theo chỉ dẫn của nha sĩ. Thường sau khi vừa mới nhổ răng không nên dùng nước muối để súc miệng ngay tránh làm bong cục máu đông, ảnh hưởng lành thương. Những ngày tiếp theo có thể dùng nước muối ngậm nhổ nhẹ nhàng. Nước muối giúp làm dịu cơn đau, khó chịu do nhổ răng.
Hôi miệng
Nước muối giúp ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập ở bề mặt niêm mạc miệng, lưỡi. Do đó ngăn hoạt động của vi khuẩn gây tạo múi trong miệng. Việc sử dụng nước muối súc miệng giúp phòng ngừa hôi miệng.
Nước muối có diệt được vi khuẩn không?
Nước muối không thể diệt được tất cả vi khuẩn ở miệng, hong. Tuy nhiên dung dịch nước muối giúp đưa vi khuẩn ra khỏi bề mặt nướu, răng, niêm mạc họng. Nhờ đó vi khuẩn dễ dàng bị rửa trôi khi nhổ nước muối ra ngoài.
Công thức pha nước muối
Dung dịch nước muối để súc họng miệng rất dễ dàng thực hiện pha chế. Người lớn và trẻ nhỏ hoàn toàn có thể sử dụng. Tuy nhiên khuyến cáo nên cho trẻ từ 6 tuổi trở lên sử dụng.
Theo khuyến cáo của ADA, nên cho nửa thìa cà phê muối vào khoảng 30ml nước ấm, rồi hòa tan hỗn hợp lên. Một công thức khác có thêm bột soda ( natri bicarbonate) vào nước muối. Ví dụ, ACS khuyến cáo nên pha theo công thức sau:
- 8 ounces ( khoảng 1 lít nước).
- 1 muỗng cà phê muối.
- 1 muỗng cà phê bột soda.
Làm cách nào để súc nước muối có hiệu quả?
Để việc súc nước muối có hiệu quả cần thực hiện như sau:
- Lấy một lượng dung dịch vừa phải vào miệng.
- Súc nước muối ở vùng thành họng sau
- Súc quanh miệng, nướu, răng
- Nhổ nước ra ngoài
Mọi người nên súc lâu nhất có thể. Mặc dù dung dịch nước muối an toàn có thể nuốt được. Tuy nhiên tốt nhất là nên nhổ ra. Để đạt được hiệu quả tối đa, mọi người nên súc từ 1-2 lần/ ngày.
Sau khi điều trị nha khoa mọi người cũng có thể súc nhẹ bằng nước muối. Tuy nhiên, những ngày đầu, chỉ nên súc nhẹ nhàng tránh vết thương bị bung. Bạn nên thực hiện đúng theo chỉ dẫn của nha sĩ.
Lời khuyên khi sử dụng dung dịch nước muối pha loãng
Súc miệng nước muối an toàn cho cả người lớn và trẻ nhỏ. Tuy nhiên nếu ai có vấn đề về khả năng súc miệng thì không nên sử dụng.Một số trẻ nhỏ có thể súc không hiệu quả. Trẻ nên được người lớn hướng dẫn kĩ trước khi thực hiện.
Súc nước muối an toàn và không gây tác dụng phụ. Người cao huyết áp và mắc các bệnh lý cần hạn chế lượng muối nên trao đổi với bác sĩ hoặc nha sĩ trước khi thực hiện súc nước muối. Những người không thích vị muối có thể thêm mật ong, bạc hà, tỏi… vào để thay đổi vị. Tuy nhiên chưa có nghiên cứu nào cho thấy việc thêm các chất trên làm tăng hiệu quả của súc nước muối.
Súc miệng nước muối giúp duy trì miệng luôn sạch. Đồng thời giảm cảm giác đau, khó chịu do đau họng, miệng hoặc sau điều trị nha khoa. Súc miệng nước muối nhanh, dễ thực hiện và hoàn toàn tự nhiên so với các loại nước súc miệng khác. Mỗi người có thể súc miệng với nước muối vài lần mỗi ngày. Tuy nhiên bệnh nhân cao huyết áp, bệnh nhân hạn chế dùng muối nên tham khảo bác sĩ trước khi thực hiện.
Nước muối sinh lý vốn rất tốt đặc biệt đối với cả người lớn và trẻ nhỏ. Sử dụng nước muối sinh lý để nhỏ mũi, làm sạch sâu và vệ sinh mũi một cách triệt để nhất vào thời tiết lạnh. Thế nhưng không phải ai cũng biết nhỏ mũi đúng cách. YouMed sẽ chia sẻ cho bạn cách dùng nước muối sinh lý nhỏ mũi đúng cách là như thế nào nhé: Cách dùng nước muối sinh lý nhỏ mũi hiệu quả và an toàn.
Nguồn tham khảo / Source
Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.
-
Comparative evaluation of the effects of an alum-containing mouthrinse and a saturated saline rinse on the salivary levels of Streptococcus mutanshttps://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/21157043/
Ngày tham khảo: 05/05/2020
-
Which treatments provide the most relief for pharyngitis pain?https://mospace.umsystem.edu/xmlui/bitstream/handle/10355/10730/WhichTreatmentsPharyngitisPain.pdf
Ngày tham khảo: 05/05/2020
-
Mouth Sores and Painhttps://www.cancer.org/treatment/treatments-and-side-effects/physical-side-effects/eating-problems/mouth-sores.html
Ngày tham khảo: 05/05/2020