Tác dụng chữa bệnh của Sấu
Nội dung bài viết
Sấu là là cây thuộc loại thân gỗ cao, thường dùng để lấy gỗ, quả dùng làm mứt ô mai, có giá trị về kinh tế. Ngoài ra đây còn là một vị thuốc có nhiều tác dụng trị bệnh. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về đặc điểm, công cụng và cách sử dụng của Sấu
Sấu là gì?
Danh pháp
Tên gọi khác: Sấu trắng, long cóc
Tên khoa học: Dracontomelum duperreanum Pierre
Họ: Đào lộn hột (Anacardiaceae).
Mô tả cây
Sấu là thuộc cây gỗ to cao từ 30 – 40 m, cây sống lâu năm. Thân cây có bạnh lớn, vỏ thân có màu nâu, cành non to mập.
Lá cây có tán tròn, rậm rạp xum xuê, lá mọc kiểu kép so le với nhau bao gồm 19 đến 23 lá chét mọc đối hay mọc so le. Lá có gốc lệch, đầu nhọn, nếu lá ở gần gốc có chiều dài 5 – 6cm, rộng 1 – 2cm, ở ngọn lá dài 10 đến 14cm, rộng 3 – 4cm. Mặt trên và mặt dưới lá đều nhẵn, mép lá nguyên và có mùi thơm khi vò nát ra.
Hoa mọc thành chùm từng cụm, có kích thước ngắn hơn lá, trên hoa có lông, lá bắc to thuôn hình mác và có lông dạng mi. Hoa lưỡng tính, kích cỡ nhỏ, mẫu 5, có màu trắng lục hơi nhạt, nhị 10, lá đài có lông và cánh hoa nhẵn.
Quả hạch, có hình cầu, khi chín quả có màu vàng hay màu vàng cam, cùi của sấu giòn, chua chứa một hạt to.
Mùa ra hoa thường vào tháng 5 – 7, mùa quả vào tháng 8 – 10.
- Sấu vị thuốc chữa ho hiệu quả
Phân bố, sinh thái
Cây phân bố chủ yếu tập trung ở các vùng nhiệt đới Chân Á. Ở Việt Nam Sấu vừa mọc hoang dại vừa được trồng. Cây phân bố rải rác ở các tỉnh như Bắc Giang, Lạng Sơn, Quảng Nam, Tây Nguyên, Quảng Ngãi, ngoài ra cây được trồng khá nhiều ở vùng đồng bằng và trung du Bắc Bộ.
Cây ưa thích mọc những nơi sáng, phát triển nhanh, thường mọc ở những khu rừng kín xanh ẩm, độ cao lên đến 600m. Cây thích hợp với những loại đất có tầng đất mặt sâu, giàu chất dinh dưỡng, cây có hệ thông rễ to lớn tạo nên sắc thái đặc biệt cho rừng ẩm nhiệt đới Việt Nam.
Cây cho ra hoa quả hằng năm, nhưng tỷ lệ đậu còn phụ thuộc vào thời tiết lúc cây ra hoa, cây thường đậu quả ít nếu gặp mưa nhiều, cây mọc từ hạt là chủ yếu.
Thành phần hóa học
Trong quả chín có chứa thành phần nước chiếm 80%, acid hữu cơ 1%, glucid 8,2%, protid 1,3%, celulose 2,7%, P 44mg%, Ca 100mg%, vitamin C 3mg%.
Cách sử dụng của Sấu
Bộ phận dùng: Vỏ, lá, quả.
Vỏ rễ hoặc vỏ thân phơi sấy khô.
Quả thường dùng sống hoặc ngâm làm mứt.
- Sấu dùng làm nước giải khát
Tác dụng của Sấu
Quả của cây cây được dùng làm để chữa bệnh về nhiệt như miệng khô, đau họng, ho, ngứa cổ.
Phụ nữ bị nôn do thai nghén, giúp giải rượu.
Các bệnh ngoài da nổi mẩn ngứa, sưng lở ngứa.
Mỗi lần dùng 4 – 6 g quả, sắc nước, hãm sôi uống hay dùng với sống với giấm muối, đường uống để trị các bệnh trên.
Canh sấu có tác dụng giúp ăn ngon miệng và tăng cường hệ tiêu hóa tốt.
Sấu nấu với nước đường dùng làm nước giải khát, hay dùng quả chín để làm mứt, tương
Hoa của cây có tác dụng chữa ho.
Lá nấu với nước dùng để rửa các mụn loét, hoại tử.
Vỏ rễ của cây có thể trị viêm sưng vú.
Vỏ thân có thể trị bỏng và tử cung bị xuất huyết.
Theo y học cổ truyền Sấu có vị chua chát, hơi ngọt, tính mát nên có tác dụng kiện vị, chữa bụng đầy đầy khó tiêu, sinh tân, chỉ khát và chỉ ho tiêu đờm.
Bài thuốc có Sấu
Chữa các bệnh ho
Cùi quả 4 – 6g, ngâm với một ít muối hoặc sắc với nước cho thêm đường vào uống, chia ngày uống 2 – 3 lần.
Dùng hoa 8 – 20 sắc uống 2 lần trong ngày.
Ở trẻ em hoa dùng hoa Sấu chưng hấp với mật ong chữa ho hiệu quả.
Chữa phụ nữ bị nôn trong thời kì thai nghén
Dùng quả Sấu nấu canh với cá diếc hoặc thịt vịt rồi ăn.
Sấu ngoài việc dùng làm mứt ô mai, dùng để lấy gỗ, nó còn là một vị thuốc có tính mát chữa các bệnh về ho, miệng khô, lở loét, giúp giải khát, các bệnh ngoài da như ngứa, lở rất hiệu quả. Hy vọng qua bài viết này YouMed đã cung cấp những thông tin bổ ích về những công dụng, cách dùng của Sấu cho bạn đọc.
Nguồn tham khảo / Source
Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.
- GS. TS Đỗ Tất Lợi. Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam. Nhà xuất bản Y hoc 2006.
- Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam tập I và II. Đỗ Huy Bích, Đặng Quang Chung, Bùi Xuân Chương, Nguyễn Thượng Dong, Đỗ Trung Đàm, Phạm Văn Hiển, Vũ Ngọc Lộ, Phạm Duy Mai, Phạm Kim Mãn, Đoàn Thị Nhu, Nguyễn Tập, Trần Toàn, Viện Dược liệu. Nhà xuất bản khoa học và kĩ thuật.