Tăng huyết áp ở trẻ em: Những điều cần chuẩn bị trước khi đi khám
Nội dung bài viết
Kiểm tra huyết áp của trẻ là một thăm khám thường qui trong bất kì buổi kiểm tra thế chất hoàn chỉnh với bác sĩ nhi khoa hoặc ngay khi có chỉ định. Trước khi kiểm tra huyết áp, hãy đảm bảo con bạn không sử dụng chất caffeine hoặc chất tương tự khác nhé.
Những điều cần lưu ý khi dắt trẻ đi khám tăng huyết áp
Để chuẩn bị tốt nhất cho buổi khám, bạn cần phải lập một danh sách bao gồm:
- Các triệu chứng con bạn đang có, và khi chúng bắt đầu xuất hiện. Huyết áp cao hiếm khi gây ra các triệu chứng, nhưng nó là một yếu tố nguy cơ cho bệnh tim và các bệnh khác ở trẻ em.
- Các thông tin cá nhân: bao gồm tiền sử gia đình bị huyết áp cao, cholesterol cao, bệnh tim, đột quỵ hay tiểu đường.
- Tất cả các loại thuốc, vitamin hoặc thực phẩm chức năng mà con bạn dùng, bao gồm cả liều lượng cụ thể.
- Chế độ ăn uống và thói quen tập thể dục của con bạn, bao gồm cả lượng muối bé ăn mỗi ngày.
- Các vấn đề khác cần hỏi bác sĩ của bạn.
Bạn có thể hỏi bác sĩ những câu hỏi sau:
- Con tôi sẽ cần thực hiện những xét nghiệm nào và cần dùng thuốc điều trị không?
- Những loại thực phẩm bé nên ăn hoặc cần hạn chế?
- Cần hoạt động thể lực ở mức độ như thế nào là phù hợp?
- Bao lâu thì tôi cần sắp xếp các cuộc hẹn để kiểm tra huyết áp cho bé?
- Tôi có nên theo dõi huyết áp cho bé ở nhà không?
- Có nên cho con tôi đi khám bác sĩ chuyên khoa không?
- Bác sĩ có thể cho tôi các tờ bướm hay tài liệu về vấn đề huyết áp ở trẻ em không? Những trang web nào tôi có thể truy cập để tìm kiếm thêm thông tin?
Bên cạnh đó, đừng ngần ngại hỏi những câu hỏi khác trong suốt quá trình thăm khám.
>> Xem thêm: Tăng huyết áp cấp cứu và những điều cần biết
Những điều bác sĩ có thể hỏi bạn
Trong quá trình khám cho bé, bác sĩ có thể hỏi bạn những câu hỏi, chẳng hạn như
- Huyết áp của con bạn được kiểm tra lần cuối là khi nào? Đo huyết áp sau đó làm gì?
- Con bạn có sinh non hay thiếu cân khi sinh không?
- Có ai trong gia đình bạn hút thuốc không?
Youmed đã cung cấp cho bạn các thông tin cần thiết về tăng huyết áp ở trẻ em, bạn hãy ghi nhớ lời dặn của bác sĩ và tuân thủ điều trị để giúp bé kiểm soát tốt sức khoẻ của mình nhé!
Nguồn: Mayoclinic.org (Biên dịch: Lê Thị Kiều Nhi)
Nguồn tham khảo / Source
Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.