YouMed

Teo tinh hoàn có chữa được không?

Bác sĩ PHAN VĂN GIÁO
Tác giả: Bác sĩ Phan Văn Giáo
Chuyên khoa: Ngoại tổng quát

Tinh hoàn là hai cơ quan có hình bầu dục trong hệ thống sinh sản của nam giới. Tinh hoàn rất quan trọng đối với việc sản xuất và lưu trữ tinh trùng. Tuy nhiên, vì một số nguyên nhân bẩm sinh hoặc do tác động bất lợi từ bên ngoài, nam giới có nguy cơ mắc phải teo tinh hoàn – điều này ảnh hưởng đến chất lượng sinh sản của nam giới. Teo tinh hoàn có thể chữa được nếu bệnh nhân phát hiện bệnh sớm và điều trị đúng phương pháp. Hãy cùng Bác sĩ Phan Văn Giáo tìm hiểu rõ hơn qua bài viết dưới đây.

Nguyên nhân teo tinh hoàn

Việc điều trị teo tinh hoàn đa phần phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Teo tinh hoàn có thể là do mất cân bằng hormone hoặc liên quan đến các bệnh lý vùng sinh dục.

Mất cân bằng hormone

Mất cân bằng hormone đôi khi có thể dẫn đến tình trạng teo tinh hoàn. Một số nguyên nhân gây mất cân bằng hormone sẽ làm cơ thể giảm sản xuất hoặc không sản xuất Testosterone. Điều này khiến tinh hoàn co dần lại.

  • Sử dụng liệu pháp thay thế Testosterone.
  • Lạm dụng Estrogen.

Các bệnh lý

Một vài bệnh lý của cơ thể cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng teo tinh hoàn. Vì vậy, nam giới cần hiểu rõ tình trạng bệnh của mình để có cách điều trị kịp thời và hiệu quả. Các bệnh này bao gồm:

Viêm tinh hoàn

Viêm tinh hoàn là tình trạng đau và sưng ở tinh hoàn. Ngoài ra nó cũng có thể gây ra một số dấu hiệu của cảm cúm như sốt hoặc ớn lạnh. Ban đầu vì đang bị sưng nên tinh hoàn lớn bất thường tuy nhiên nếu không được điều trị tinh hoàn có thể dần bị teo lại.

Nguyên nhân của viêm tinh hoàn có thể là do virus quai bị hoặc vi khuẩn lây qua đường tình dục.

Xoắn tinh hoàn

Tình trạng xoắn tinh hoàn xảy ra khi một tinh hoàn tự xoay dẫn đến bị xoắn thừng tinh. Điều này cản trở dòng máu đến tinh hoàn, gây đau và sưng ở tinh hoàn. Nếu không điều trị kịp thời, xoắn tinh hoàn có thể dẫn đến teo tinh hoàn vĩnh viễn.

Giãn mạch thừng tinh

Giãn mạch thừng tinh là tình trạng các tĩnh mạch đi qua bìu bị giãn và to ra. Giãn mạch thừng tinh thường phát triển âm thầm. Đa phần khi phát hiện ra, bệnh đã ảnh hưởng nhiều đến kích thước tinh hoàn.

Ngoài ra ở những nam giới có tiền sử nghiện rượu có tỷ lệ teo tinh hoàn rất cao. Nguyên nhân được các chuyên gia đưa ra là do rượu có thể gây ra cả Testosterone thấp và tổn thương mô tinh hoàn.

Teo tinh hoàn có chữa được không?

Teo tinh hoàn có thể chữa được nếu bệnh nhân phát hiện bệnh sớm và điều trị đúng phương pháp. Một số phương pháp điều trị hiện nay có thể kể đến như:

  • Sử dụng kháng sinh để điều trị cho các trường hợp nguyên nhân gây bệnh là do nhiễm khuẩn.
  • Trường hợp lượng hormone Testosterone quá thấp, người bệnh cần bổ sung hormone để cải thiện tình trạng teo tinh hoàn.
  • Sử dụng thuốc làm tăng kích thước tinh hoàn, hỗ trợ quá trình sản xuất tinh trùng, tăng khả năng sinh sản cho nam giới.
  • Nếu nguyên nhân là do các bệnh lý phức tạp như xoắn tinh hoàn người bệnh sẽ được chỉ định phẫu thuật.

Quá trình điều trị cần phối hợp thêm những lời khuyên từ bác sĩ như:

  • Thay đổi lối sống lành mạnh.
  • Thực hiện chế độ ăn hợp lý, hạn chế sử dụng bia, rượu.
  • Thường xuyên tập thể dục để cải thiện sức khỏe cũng như tăng cường lượng máu lưu thông đến vùng sinh dục.
  • Tránh ngồi hoặc đứng quá lâu.
  • Điều trị triệt để các bệnh lý ảnh hưởng đến tinh hoàn như: viêm tinh hoàn, giãn tĩnh mạch tinh hoàn, xoắn tinh hoàn,…
  • Tiêm vaccine phòng ngừa quai bị.
  • Tự kiểm tra tinh hoàn thường xuyên.

Dấu hiệu teo tinh hoàn

Dấu hiệu chính của teo tinh hoàn là co rút một hoặc cả hai tinh hoàn. Tuy nhiên, tùy vào độ tuổi của người bệnh, có thể gặp một số triệu chứng khác.

Dấu hiệu trước tuổi dậy thì

Đối với người bệnh chưa qua tuổi dậy thì, các triệu chứng của teo tinh hoàn có thể là:

  • Không mọc râu.
  • Không mọc lông mu.
  • Kích thước dương vật lớn bất thường,

Dấu hiệu sau tuổi dậy thì

Trường hợp bệnh nhân đã trải qua tuổi dậy thì hoặc là người đã trưởng thành, các triệu chứng bao gồm:

  • Giảm khối lượng cơ bắp.
  • Giảm ham muốn tình dục.
  • Kém phát triển râu, lông cơ thể.
  • Tinh hoàn mềm bất thường.

Chẩn đoán teo tinh hoàn

Thông thường các bác sĩ sẽ đưa ra bảng câu hỏi về tiền sử bệnh và thói quen tình dục của người bệnh. Tùy từng trường hợp, bác sĩ có thể đề nghị một vài xét nghiệm liên quan như:

  • Siêu âm tinh hoàn.
  • Xét nghiệm máu
  • Xét nghiệm nước tiểu.
  • Kiểm tra nồng độ hormone.

Ngoài ra bác sĩ cũng có thể kiểm tra tinh hoàn trực tiếp. Những thay đổi bất thường về cấu tạo, kích thước và độ cứng của tinh hoàn giúp bác sĩ chẩn đoán bệnh chính xác hơn.

Mặc dù teo tinh hoàn không thể dễ dàng điều trị khỏi ngay lập tức, tuy nhiên nếu bệnh nhân phát hiện sớm và tuân thủ điều trị theo chỉ định của bác sĩ hoàn toàn có khả năng chữa khỏi bệnh.

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

  1. Testicular anatomyhttps://maleinfertility.org/understanding-male-infertility/anatomy-physiology-male-reproduction/testicular-anatomy

    Ngày tham khảo: 25/05/2021

  2. What causes testicular atrophy in Men?https://www.novaivffertility.com/fertility-help/what-causes-testicular-atrophy/

    Ngày tham khảo: 25/05/2021

  3. Understanding Testicular Atrophyhttps://www.healthline.com/health/testicular-atrophy

    Ngày tham khảo: 25/05/2021

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người