YouMed

Các phương pháp bổ tả thường dùng trong y học cổ truyền

Bác sĩ Đậu Thị Thủy
Tác giả: Bác sĩ Đậu Thị Thủy
Chuyên khoa: Y học cổ truyền

Những vấn đề về thủ thuật bổ tả đóng vai trò quan trọng rong quá trình trị liệu bằng phương pháp châm cứu. Người thầy thuốc châm cứu, trong quá trình điều trị bệnh nhân, phải quan tâm đến thủ thuật bổ tả. Tùy thuộc vào tình hình bệnh tật cụ thể mà sử dụng các phép bổ tả khác nhau. Thủ thuật này sẽ tùy theo trường hợp và chọn lựa của thầy thuốc mà tiến hành đồng thời hoặc sau khi đã đạt được cảm giác “đắc khí”. Hãy cùng YouMed tìm hiểu về các thủ thuật bổ tả trong châm cứu và những thông tin liên quan qua bài viết sau đây.

Thủ thuật bổ tả trong châm cứu là gì?

Bổ tả là thủ thuật áp dụng khi châm. Với mục đích là để nâng cao hiệu quả của phương pháp châm khi châm đã đắc khí.

Chỉ định của thủ thuật bổ tả trong châm cứu

Bổ tả trong châm cứu
Bổ và tả có những chỉ định khác nhau

Chỉ định của phép bổ

Những bệnh mà Y học cổ truyền chẩn đoán là chứng hư, thường là những bệnh lâu ngày làm cơ thể suy kiệt. Bên cạnh đó, phép bổ còn được chỉ định trong trường hợp cơ thể đang suy nhược, giảm sức đề kháng.

Chỉ định của phép tả

Chỉ định của phép tả là những bệnh mà Y học cổ truyền chẩn đoán là chứng thực, thường những bệnh mới mắc phải. Cơ thể bệnh nhân thường còn khỏe, phản ứng còn mạnh bệnh tật.

Những phương pháp đơn thuần kinh điển

Có cách bổ tả dùng đơn thuần một thủ thuật, cũng có cách bổ tả dùng phối hợp 2 đến 3 thủ thuật cùng lúc. Chúng ta có thể tham khảo một số thủ thuật bổ tả sau đây:

Bổ tả theo hơi thở

Bổ: Khi người bệnh thở ra thì châm kim vào, gây được cảm giác “ đắc khí”. Thầy thuốc sẽ chờ đến khi người bệnh hít vào, khi đó mới rút kim ra. Như vậy, khí sẽ trở nên đầy đủ ở bên trong nên có tác dụng bổ.
Tả: Khi người bệnh hít vào thì châm kim vào, gây được cảm giác “ đắc khí”. Thầy thuốc chờ lúc bệnh nhân thở ra thì sẽ rút kim ra. Như vậy, khí được bổ sung đầy đủ ở trong nên có tác dụng tả thực.

Bổ tả theo chiều mũi kim và thứ tự châm kim

Bổ: sau khi châm kim có cảm giác “ đắc khí”; Hướng mũi kim sẽ đi theo chiều vận hành của kinh mạch để dẫn khí, nên có tác dụng bổ. Ví dụ: Khi châm các kinh âm ở tay thì hướng mũi kim sẽ hướng về phía ngón tay. Châm các kinh dương ở tay thì mũi kim sẽ hướng về phía đầu. Nếu châm nhiều huyệt trên một đường kinh, thì châm các huyệt theo thứ tự thuận với chiều vận hành của đường kinh khí. Ví dụ: châm các kinh âm ở tay thì châm các huyệt ở vùng ngực và cánh tay trước. Huyệt ở bàn tay và ngón tay sau.

Tả: Sau khi đạt cảm giác “đắc khí”. Hướng mũi kim ngược chiều vận hành của kinh mạch để đón khí, chuyển khí, nên có tác dụng của tả. Ví dụ: hướng mũi kim về phía ngón chân khi châm các kinh âm ở chân thì. Châm các kinh dương ở chân thì hướng mũi kim về phía đầu. Nếu châm nhiều huyệt trên một kinh, thì châm các huyệt theo thứ tự nghịch với chiều vận hành của kinh khí. Ví dụ: châm các kinh âm ở vùng chân thì châm các huyệt ở vùng ngực và bụng trước. Châm các huyệt ở vùng bàn chân và ngón chân sau. Châm các kinh dương ở chân thì châm các huyệt ở vùng ngón chân và bàn chân trước, các huyệt ở đầu và mặt sau.

Thầy thuốc cần chú ý đến phương pháp bổ tả khi châm cứu
Thầy thuốc cần chú ý đến phương pháp bổ tả khi châm cứu

Bổ tả theo kích thích từng bậc

Bổ: Châm nhanh vào dưới da (bộ thiên), gây cảm giác “đắc khí” rồi vê kim theo một chiều 9 lần (số dương). Tiếp tục châm nhanh vào lớp cơ nông (bộ nhân), gây cảm giác “đắc khí” vê kim theo một chiều 9 lần. Tiếp tục châm nhanh vào lớp cơ sâu (bộ địa) gây cảm giác “đắc khí”. Vê kim theo một chiều 9 lần. Sau đó từ từ rút kim đến dưới da, dừng lại một lúc, rồi từ từ rút kim ra hẳn. Nếu cần thiết, có thể châm lại lần thứ hai.

Tả: làm ngược lại với cách bổ. Đầu tiên, từ từ châm thẳng vào lớp cơ sâu (bộ địa), gây cảm giác “đắc khí”. Rồi vê kim theo một chiều 6 lần (số âm), rút kim lên nhanh lớp cơ nông (bộ nhân). Gây cảm giác “đắc khí” rồi vê kim theo một chiều 6 lần. Tiếp tục lại rút kim nhanh lên dưới da (bộ thiên), gây cảm giác “đắc khí” vê kim theo một chiều 6 lần. Cuối cùng dừng lại một lúc rồi rút nhanh kim hẳn ra ngoài. Nếu cần thiết, có thể châm lại như trên lần thứ hai.

Bổ tả theo bịt và không bịt lỗ châm

Bổ: rút kim ra nhanh (Nội kinh) hoặc rút kim ra từ từ (Đại thành). Day ấn bịt ngay lỗ châm lại không cho khí thoát ra ngoài

Tả: Rút kim ra từ từ (Nội kinh) hoặc rút kim ra nhanh (Đại thành). Không cần day bịt lỗ kim để cho khí tản hết ra ngoài.

Phương pháp bổ tả hỗn hợp thường dùng

Thiêu sơn hỏa, Thấu thiên lương

Bổ

Dùng thủ thuật Thiêu sơn hỏa, có thể gây được cảm nóng ấm ở chỗ châm, hoặc có khi cả toàn thân. Thủ thuật này phối hợp 3 thủ thuật trên cùng làm. Thầy thuốc sẽ bảo người bệnh hít vào bằng mũi 1 lần, thở ra bằng miệng 5 lần. Khi người bệnh đang thở ra châm nhanh vào dưới da, gây cảm giác “đắc khí”, vê kim một chiều 3 hoặc 9 lần (số dương), tiếp tục châm vào lớp cơ nông, gây cảm giác“đắc khí”, rồi vê kim theo một chiều 3 hoặc 9 lần. Lại tiếp tục châm tiếp vàp lớp cơ sâu, gây cảm giác “đắc khí”, vê kim theo một chiều 3 hoặc 9 lần. Sau khi tiến hành và kích thích 3 bậc xong, từ từ kéo kim lên dưới da, dừng lại một lát, đợi người bệnh hít vào thì rút hẳn kim và day bịt ngay lỗ kim (Châm Cứu Đại Thành).

Tả

Dùng thủ thuật Thấu thiên lương, có thể gây được cảm giác mát ở chỗ châm, hoặc có khi toàn thân. Là thủ thuật phối hợp 3 thủ thuật đơn giản trên. Thầy thuốc sẽ bảo người bệnh hít vào bằng miệng 1 lần, sau đó thở ra bằng mũi 5 lần. Khi người bệnh đang hít vào, châm từ từ vào lớp cơ sâu, gây cảm giác “đắc khí”, vê kim theo một chiều 6 lần.
Rút nhanh lên lớp cơ nông, châm xuống từ từ rồi rút kim nhanh 3 lần. Sau đó rút kim nhanh lên dưới da, dừng lại một lát, đợi khi người bệnh thở ra thì rút kim nhanh ra ngoài và không day bịt lỗ kim (Châm Cứu Đại Thành).

Những thủ thuật thường dùng hiện nay

Trên cơ sở kinh nghiệm của người xưa, hiện nay các thủ thuật bổ tả trong châm cứu thường dùng gồm:

Bổ Tả theo hơi thở bệnh nhân

Bổ: Thở ra, châm vào. Thở vào, rút ra.

Tả: Thở vào, châm vào. Thở ra, rút kim.

Bổ Tả theo cường độ kích thích kim

Bổ: Châm ”đắc khí” để nguyên không vê kim.

Tả: Châm ”đắc khí” vê kim nhiều lần.

Bổ Tả theo thời gian lưu kim

Bổ: Lưu kim lâu.

Tả: Lưu kim ngắn.

Bổ Tả theo kỹ thuật lúc rút kim

Bổ: Rút kim nhanh.

Tả: Rút kim từ từ.

Bổ tả theo bịt lỗ châm

Bổ: Rút kim bịt ngay lỗ châm.

Tả: Rút kim không bịt lỗ châm.

Thầy thuốc châm cứu hiện nay có khi phối hợp cả 5 yêu cầu trên, nhưng rất thường chỉ phối hợp 2 yêu cầu cường độ và thời gian.

Ngoài ra các bạn có thể tham khảo một số phương pháp bổ tả phối hợp sau

  • Thanh long bãi vĩ.
  • Bạch hổ dao đầu.
  • Xích phụng nghênh nguyên.
  • Thương quy tám huyệt.
  • Long hổ giao chiến.
  • Long hổ thăng giáng.
  • Tý ngọ đảo cứu.
  • Dương trung ẩn âm.
  • Âm trung ẩn Dương.
  • Bình bổ bình tả.

Tuy nhiên các phương pháp này ít được sử dụng.

Người bệnh cần biết những thông tin về châm cứu khi điều trị
Người bệnh cần biết những thông tin về châm cứu khi điều trị

Trên đây là một số thủ thuật bổ tả trong châm cứu y học cổ truyền. Ngoài ra, bạn cũng nên lưu ý khi dùng các phương pháp bổ tả để đạt hiệu quả cao khi chữa bệnh bằng Đông y. Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, bạn hãy đến khám bệnh ở những cơ sở y tế uy tín để được chẩn đoán và điều trị đúng cách. Hy vọng bài viết trên đã mang đến những kiến thức hữu ích cho quý độc giả.

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

  1. Châm cứu học

    Ngày tham khảo: 26/06/2021

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người