YouMed

Những điều cần biết về thuốc an thần Haloperidol

Dược sĩ NGUYỄN NGỌC CẨM TIÊN
Tác giả: Dược sĩ Nguyễn Ngọc Cẩm Tiên
Chuyên khoa: Dược

Thuốc Haloperidol là gì? Thuốc Haloperidol được dùng trong những trường hợp nào? Cần lưu ý gì về những tác dụng phụ có thể xảy ra trong quá trình dùng thuốc? Hãy cùng YouMed tìm hiểu thật kỹ về thuốc Haloperidol trong bài viết được phân tích dưới đây nhé!

Thành phần hoạt chất: Haloperidol.
Thuốc có thành phần tương tự: Apo – Haloperidol; Fudmypo; Halofar; Hazidol; Starhal.

Haloperidol là thuốc gì?

Haloperidol là thuốc an thần kinh cổ điển, là một dẫn xuất từ butyrophenon. Tác dụng an thần kinh haloperidol là do thuốc chế thần kinh trung ương. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ ràng. Ngoài ra, Haloperidol có tác dụng chống nôn rất mạnh và cơ chế hoạt động trên tác dụng này vẫn chưa rõ ràng.

Tìm hiểu thông tin thuốc Halofar (haloperidol)

Tìm hiểu thông tin thuốc Halofar (haloperidol)

Thuốc Haloperidol giá bao nhiêu?

Thông tin thuốc Haloperidol 1,5mg Danapha:

  • Dạng bào chế: Viên nén.
  • Quy cách đóng gói: Hộp 10 vỉ x 25 viên.
  • Nhà sản xuất: Công ty cổ phần dược Danapha.
  • Giá thuốc Haloperidol 1,5mg: 95.000 VNĐ/hộp.

Thông tin thuốc Halofar 2mg:

  • Dạng bào chế: Viên nén.
  • Quy cách đóng gói: Hộp 10 vỉ x 20 viên.
  • Giá thuốc Halofar 2mg: 40.000 VNĐ/hộp.

Thông tin thuốc Haloperidol 0,5%:

Dạng bào chế: Dung dịch tiêm.

Quy cách đóng gói: Hộp 20 ống x 10 ống tiêm.

Giá thuốc Haloperidol 0,5%: 2.000 VNĐ/ống.

Lưu ý: Mức giá chỉ mang tính chất tham khảo. Có thể thay đổi tuỳ thời điểm và phụ thuộc vào nhà cung cấp. Theo đó, bạn nên tìm đến những hiệu thuốc uy tín để đảm bảo mua đúng hàng chất lượng và nhận được sự tư vấn cụ thể của bác sĩ/dược sĩ.

Tác dụng thuốc Haloperidol

  • Thuốc giúp điều trị bệnh tâm thần phân liệt.
  • Haloperidol còn điều trị hội chứng Tourette ở trẻ em và người lớn.
  • Với những hành vi, ứng xử bất thường ở trẻ em, haloperidol cũng có thể giúp kiểm soát.
  • Ngoài ra, thuốc giúp điều trị loạn thần không do tâm thần phân liệt:
    + An thần gây ngủ cấp cứu ở người mê sảng kích động.
    + Điều trị phụ thuộc vào nghiện rượu.
    + Buồn nôn và nôn sau phẫu thuật.
    + Loạn thần/kích động trong sa sút trí tuệ do bệnh Alzheimer.

>>> Xem thêm: Bệnh Alzheimer: Triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Trường hợp không nên dùng thuốc Haloperidol

  • Dị ứng với haloperidol hoặc đã từng dị ứng với bất cứ thành phần nào trong công thức thuốc.
  • Người bệnh dùng quá liều barbiturat, opiat hoặc rượu.
  • Tránh dùng khi người bệnh bị mắc Parkinson, bệnh trầm cảm nặng, hôn mê do bất kỳ nguyên nhân nào và loạn chuyển hóa porphyrin.

Cách dùng thuốc Haloperidol hiệu quả

Cách dùng Haloperidol

  • Haloperidol có thể uống, tiêm bắp.
  • Với chế phẩm chưa haloperidol decanoat, thì đây là thuốc an thần có tác dụng kéo dài, dùng tiêm bắp.
  • Đối với Haloperidol lactat thì có thể tiêm tĩnh mạch hoặc truyền tĩnh mạch.
  • Nên uống haloperidol cùng thức ăn hoặc 1 cốc nước (240 ml) hoặc sữa nếu cần.
  • Lưu ý, dạng uống không được pha vào cà phê hoặc nước chè, vì sẽ làm kết tủa thuốc.

Liều dùng Haloperidol

Bệnh loạn thần và các rối loạn hành vi kết hợp

  • Đối tượng là người lớn:
    + Ban đầu dùng liều 0,5 – 5 mg x 2 – 3 lần/ ngày.
    + Trong loạn thần nặng hoặc kháng thuốc, liều có thể tới 60 mg/ngày, thậm chí 100 mg/ngày.
    + Giới hạn liều thông thường cho người lớn: 100 mg.
  • Trường hợp là trẻ em:
    + < 3 tuổi: chưa xác định được liều.
    + 3 – 12 tuổi (15 – 40 kg): Liều ban đầu 25 – 50 microgam/kg/ ngày, chia làm 2 lần.
    + Liều tối đa hàng ngày 10 mg.
  • Người cao tuổi: 500 microgam cho tới 2 mg, chia làm 2 – 3 lần/ ngày.
Liều lượng dùng thuốc Haloperidol theo từng trường hợp cụ thể
Liều lượng dùng thuốc Haloperidol theo từng trường hợp cụ thể

Hội chứng Tourette

  • Bắt đầu 0,5 – 1,5 mg x 3 lần/ngày.
  • Tổng liều có thể tăng lên tới 30 mg/ngày, tuy nhiên cần phải điều chỉnh liều cẩn thận.
  • Liều dùng 4 mg/ngày thường có hiệu quả tốt đối với đa số người bệnh.

Điều trị buồn nôn và nôn do các nguyên nhân

  • Liều thông thường: 1 – 2 mg tiêm bắp.
  • Nên dùng cách nhau khoảng 12 giờ.

Tác dụng phụ của Haloperidol

  • Đau đầu, chóng mặt, trầm cảm và an thần.
  • Triệu chứng ngoại tháp với rối loạn trương lực cấp, hội chứng Parkinson, đứng ngồi không yên.
  • Loạn động muộn xảy ra khi điều trị thời gian dài.
  • Tăng tiết nước bọt và mồ hôi, ăn mất ngon, mất ngủ và thay đổi cân nặng.
  • Tim đập nhanh và hạ huyết áp.
  • Tiết nhiều sữa, to vú nam giới, ít kinh hoặc mất kinh, nôn, táo bón, khó tiêu, khô miệng.
  • Triệu chứng ngoại tháp với kiểu kích thích vận động, suy nhược, yếu cơ.
  • Cơn động kinh lớn, kích động tâm thần, lú lẫn, bí đái và nhìn mờ.
Những tác dụng phụ có thể gặp phải sau khi dùng thuốc
Những tác dụng phụ có thể gặp phải sau khi dùng thuốc

Tương tác xảy ra khi dùng thuốc Haloperidol

  • Thuốc ức chế thần kinh trung ương.
  • Rượu.
  • Các thuốc chống trầm cảm.
  • Lithi.
  • Carbamazepin, rifampicin.
  • Nhóm thuốc kháng acetylcholin.
  • Những thuốc kéo dài khoảng QT.
  • Methyldopa.
  • Levodopa.
  • Cocain.
  • Thuốc chống viêm không steroid.

Những lưu ý khi dùng thuốc Haloperidol

Lưu ý sử thuốc trên những đối tượng sau:

  • Trẻ em và thiếu niên (rất dễ gặp các tác dụng ngoại tháp).
  • Người suy tủy.
  • Đối tượng có u tế bào ưa crom.
  • Những người suy gan, thận, bệnh tim mạch, bệnh mạch máu não, bệnh về chức năng hô hấp.

Ngoài ra, cũng nên thận trọng trên những người có bệnh glaucom góc đóng, đái tháo đường, bệnh nhược cơ, phì đại tuyến tiền liệt, người bị nhiễm độc tuyến giáp và người cao tuổi

Khi cần phải phối hợp với 1 thuốc chống Parkinson để xử lý các triệu chứng ngoại tháp do haloperidol, có thể cần phải tiếp tục dùng thuốc chống Parkinson trong 1 thời gian sau khi ngừng haloperidol để tránh xuất hiện lại các triệu chứng.

Không những vậy, cần cẩn trọng khi dùng haloperidol điều trị hưng cảm ở người bệnh bị bệnh lưỡng cực vì có thể thay đổi tính khí nhanh chóng thành trầm cảm.

Theo dõi số lượng bạch cầu vì thuốc có nguy cơ làm giảm bạch cầu.

Các đối tượng sử dụng đặc biệt

Phụ nữ mang thai

Vấn chưa có nghiên cứu đầy đủ về thuốc trên người. Lưu ý, triệu chứng nhiễm độc có thể xảy ra ở trẻ sơ sinh tiếp xúc với liều cao thuốc chống loạn thần cho vào cuối thai kỳ.

Phải theo dõi bất cứ trẻ sơ sinh nào có triệu chứng ngoại tháp hoặc triệu chứng cai thuốc vì các triệu chứng này có thể tự hết hoặc phải được tăng cường điều trị.

Chỉ nên dùng trong đầu và cuối thai kỳ khi lợi ích tiềm năng được chứng minh có lợi hơn nguy cơ có thể xảy ra cho thai nhi.

Những đối tượng cần thận trọng khi dùng thuốc
Những đối tượng cần thận trọng khi dùng thuốc

Phụ nữ cho con bú

Haloperidol có bài tiết vào sữa mẹ. Do đó, trong thời gian điều trị bằng haloperidol, không nên cho con bú.

>>> Xem thêm: Lời khuyên cho mẹ khi cho con bú

Xử trí khi quá liều Haloperidol

  • Đầu tiên, nếu mới uống quá liều haloperidol, nên cho bệnh nhân rửa dạ dày và uống than hoạt để giảm hấp thu thuốc vào cơ thể.
  • Tiếp đến, nên tập trung điều trị tích cực triệu chứng và điều trị hỗ trợ cho người bệnh.

Xử trí khi quên một liều Haloperidol

  • Dùng ngay sau khi nhớ ra đã quên liều.
  • Nếu liều đã quên kề với liều kế tiếp. Bỏ qua liều đã quên và dùng theo đúng lịch trình dùng thuốc.
  • Không dùng gấp đôi liều với mục đích bù vào liều đã quên.

Cách bảo quản thuốc

  • Để thuốc Haloperidol tránh xa tầm tay của trẻ em và thú cưng trong nhà.
  • Bảo quản thuốc ở nơi khô ráo thoáng mát. Tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng hoặc để thuốc ở những nơi ẩm ướt.
  • Nhiệt độ bảo quản tốt nhất là < 30 ºC.
  • Đọc kỹ hướng dẫn trước khi dùng.
  • Không dùng thuốc có dấu hiệu ẩm mốc, thay đổi màu sắc bất thường.

Hy vọng qua bài viết này, bạn đã có thêm những thông tin sử dụng thuốc Haloperidol chi tiết nhất. Trong trường hợp sau khi dùng thuốc, xuất hiện bất kỳ một triệu chứng nào bất thường nào, tốt nhất bạn nên gọi cho bác sĩ để được xử trí và hỗ trợ kịp thời nhé!

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

  1. Dược điển quốc gia 2018

    Ngày tham khảo: 13/11/2020

  2. Haloperidolhttp://www.traphaco.com.vn/vi/san-pham/40-haloperidol.html

    Ngày tham khảo: 13/11/2020

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người