YouMed

Thuốc mỡ kháng sinh bôi ngoài da: hiểu để sử dụng đúng cách

dược sĩ nguyễn hoàng bảo duy
Tác giả: Dược sĩ Nguyễn Hoàng Bảo Duy
Chuyên khoa: Dược

Da là cơ quan có chức năng giúp bảo vệ cơ thể và ngăn chặn sự xâm nhập của những vi sinh vật có hại. Khi bị tổn thương, da thường có cơ chế tự hồi phục. Tuy nhiên, nếu vết thương bị tấn công bởi vi khuẩn và trở nên nhiễm trùng thì cần phải sử dụng kháng sinh. Thuốc kháng sinh bôi ngoài da có thể sẽ được chỉ định cho những trường hợp vết thương nông. Tìm hiểu cách sử dụng đúng những loại thuốc kháng sinh trị vết thương hở trong bài viết sau của Dược sĩ Nguyễn Hoàng Bảo Duy nhé!

Thuốc mỡ bôi da hoạt động theo cơ chế nào?

Thuốc kháng sinh bôi ngoài da thường sẽ chứa những tá dược giúp thuốc thấm được vào nơi tổn thương đang nhiễm khuẩn. Tá dược chính của các loại thuốc mỡ này thường là các chất béo như vaseline hoặc lanolin. Đặc biệt, dược chất sẽ chỉ có tác dụng tại chỗ mà không vào được hệ tuần hoàn chung tạo nên có tác dụng toàn thân. Điều đó làm cho thuốc chỉ có tác dụng khu trú tại nơi nhiễm khuẩn.

Một số thuốc mỡ kháng sinh còn có chứa các chất làm lành vết thương, đẩy nhanh quá trình tái tạo mô, giúp vết thương mau lành. Thuốc kháng sinh trị vết thương hở chỉ được sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ nơi vùng da có tổn thương và nghi ngờ có nhiễm trùng.

Thuốc mỡ kháng sinh bôi ngoài da 1
Thuốc kháng sinh bôi ngoài da

Công dụng của thuốc mỡ kháng sinh bôi ngoài da

Trên thị trường hiện nay có tới hàng trăm chế phẩm chứa kháng sinh khác nhau được bào chế và đưa vào sử dụng. Tuy nhiện, có rất ít trong số đó có thể sử dụng trên da. Thuốc mỡ chứa erythromycinclindamycin thường được sử dụng trong điều trị mụn trứng cá mủ và viêm nang lông.

Trong khi đó, các loại mỡ chứa mupirocin, neomycin, polymyxin và bacitracin thường được dùng trong điều trị các tổn thương có nhiễm trùng ở ngoài da như chốc, ghẻ lở,….Thuốc mỡ kháng sinh này cũng có tác dụng tốt trong việc dự phòng nhiễm trùng các vết thương ở ngoài da.

1. Clindamycin + Benzoyl Peroxide

Thuốc kháng sinh bôi ngoài da Clindamycin + benzoyl peroxide thường được dùng để điều trị một số loại mụn trứng cá có viêm nhiễm thông thường. Thuốc giúp làm giảm số lượng mụn trứng cá.

Clindamycin là kháng sinh có tác dụng giúp ngăn chặn sự phát triển của những vi khuẩn gây mụn. Benzoyl peroxide vừa ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn vừa làm giảm lượng chất nhờn dính trên da, giúp giữ cho lỗ chân lông luôn được thông thoáng.

Kháng sinh bôi có chứa Clindamycin + Benzoyl Peroxide
Kháng sinh bôi có chứa Clindamycin + Benzoyl Peroxide

2. Erythromycin

Kháng sinh bôi Erythromycin được sử dụng để điều trị mụn trứng cá ở mức độ vừa đến nặng. Cơ chế của thuốc là nhờ tác dụng làm giảm số lượng vi khuẩn P. acnes gây mụn ở trên da. Đồng thời, thuốc cũng giúp làm giảm viêm da và giảm đỏ da.

medskin ery
Gel trị mụn Medskin Ery (Erythromycin 4%)

3. Bacitracin

Bacitracin là một trong những kháng sinh thông dụng để điều trị các bệnh nhiễm khuẩn. Thuốc có tác dụng diệt khuẩn hay kìm khuẩn bằng cách ức chế sự tổng hợp vỏ tế bào của vi khuẩn. Từ đó, thuốc gây tổn hại màng bào tương của vi khuẩn,…

Trước đây, bacitracin được dùng theo đường tiêm. Tuy nhiên, do thuốc có độc tính cao với thận nên chỉ dùng bôi tại chỗ. Trên trị trường, thuốc kháng sinh bôi ngoài da chứa bacitracin trong thành phần còn được kết hợp thêm với kẽm, hoặc với các kháng sinh khác như neomycin hay polymyxin B. Thuốc thường dùng để điều trị các bệnh ngoài da do vi khuẩn còn nhạy cảm gây ra.

Bacitracin
Kháng sinh bôi Bacitracin

Tác dụng phụ của thuốc mỡ kháng sinh bôi ngoài da

Một số tác dụng phụ bạn có thể gặp phải như:

  • Phản ứng dị ứng nơi bôi như ngứa, phát ban, nóng rát,…
  • Tăng độ nhạy cảm của da với ánh sáng mặt trời.
  • Một số trường hợp dị ứng nặng như hội chứng Stevens – Johnson và hội chứng Lyell có thể xuất hiện.

Liên hệ ngay với bác sĩ nếu gặp phải bất kỳ tác dụng phụ nào của thuốc nhé!

Sử dụng đúng cách thuốc mỡ kháng sinh bôi ngoài da

Sử dụng thuốc bôi cần phải phù hợp với:

  • Tính chất bệnh lý.
  • Giai đoạn bệnh.
  • Mức độ bệnh.
  • Vùng da tổn thương.
  • Đôi khi có cả tuổi, giới tính, tính chất công việc,…

Như vậy, thuốc mới phát huy tối đa công dụng.

Bạn không nên bôi một thuốc trong thời gian quá dài. Đồng thời, cũng không nên liên tục thay thuốc do khó đánh giá được kết quả điều trị. Thường độ dài một đợt bôi thuốc là khoảng 10-15 ngày.

Người bệnh cần phải tuân thủ dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ điều trị. Nên theo dõi tình trạng bệnh (cùng với bác sĩ). Nên tái khám đúng hẹn để đánh giá diễn biến của bệnh, điều chỉnh thuốc kịp thời khi cần thiết. Trong quá trình dùng thuốc, cần theo dõi những phản ứng có thể xảy ra ở một số người có cơ địa dễ dị ứng.

Không bôi cùng lúc nhiều loại thuốc mỡ lên vùng da đang cần điều trị. Tuy là thuốc dùng ngoài nhưng cũng phải thận trọng khi sử dụng và phải tuân theo đúng hướng dẫn của người thầy thuốc.

Trên đây là những điều cần biết khi sử dụng thuốc kháng sinh bôi trong điều trị bệnh ngoài da. Nếu có thắc mắc gì về thuốc, nên liên hệ ngay với bác sĩ để được giải đáp kịp thời!

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

  1. Topical antibiotics in skin infectionshttps://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/15765214/

    Ngày tham khảo: 15/03/2021

  2. Clindamycin-Benzoyl Peroxide Gelhttps://www.webmd.com/drugs/2/drug-89314/clindamycin-benzoyl-peroxide-topical/details

    Ngày tham khảo: 15/03/2021

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người