YouMed

Những điều cần biết về thuốc điều trị dạ dày Mucosta (Rebamipid)

Dược sĩ NGUYỄN NGỌC CẨM TIÊN
Tác giả: Dược sĩ Nguyễn Ngọc Cẩm Tiên
Chuyên khoa: Dược

Thuốc Mucosta (Rebamipid) là gì? Dùng thuốc như thế nào để đạt được hiệu quả? Cần lưu ý những điều gì khi dùng thuốc? Hãy cùng phân tích qua bài viết dưới đây của dược sĩ Nguyễn Ngọc Cẩm Tiên để hiểu sâu về thuốc Mucosta (Rebamipid) nhé!

Thành phần hoạt chất: rebamipid

Tên thành phần tương tự: Ayite, Agiremid, Hudica,…

Mucosta (Repamipid) là thuốc gì?

Mucosta có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh viêm loét dạ dày và khắc phục các vết tổn thương trên niêm mạc dạ dày.

Biệt dược Mucosta có chứa hoạt chất rebamipid với các công dụng sau:

  • Làm lành vết thương: Ức chế chính tại các vết thương, khiến chúng không lan rộng ra và tăng cường tái tạo các tế bào mới. Do đó, thúc đẩy quá trình làm lành vết thương trên thành dạ dày.
  • Giảm độ nghiêm trọng vết thương: Kích thích cơ thể sản xuất prostaglandin E2 nội sinh (PGE2) tại niêm mạc dạ dày để trung hòa các acid mạnh hoặc base mạnh tác động tới niêm mạc. Điều này giúp giảm mức độ nghiêm trọng của các vết thương nếu tiếp xúc với các hóa chất này.
  • Bảo vệ dạ dày: Tạo ra lượng chất nhầy vừa đủ giúp bảo vệ dạ dày; tăng lưu thông tuần hoàn máu trong cơ thể để lượng máu được bù đắp tại vùng tổn thương của dạ dày.
thuốc điều trị dạ dày Mucosta (Rebamipid)
Thuốc điều trị dạ dày Mucosta (Rebamipid)

Chỉ định thuốc Mucosta (Rebamipid)

  • Viêm loét dạ dày.
  • Niêm mạc dạ dày bị tổn thương như xuất hiện tình trạng chảy máu hoặc các triệu chứng sưng đỏ, đau.
  • Trong giai đoạn viêm dạ dày cấp hoặc các đợt cấp của viêm dạ dày mạn tính.

Bạn nên tránh sử dụng nếu đã từng dị ứng với rebamipid hoặc dị ứng với bất cứ thành phần nào của thuốc.

Hướng dẫn dùng thuốc Mucosta (Rebamipid)

Cách dùng

  • Uống thuốc với một ít nước lọc. Không dùng kèm với nước ép hoa quả hoặc sữa.
  • Nên uống thuốc nguyên viên, không bẻ hoặc nhai hoặc nghiền thuốc trước khi uống vì làm giảm hiệu quả của thuốc. 
  • Có thể dùng thuốc lúc no hoặc lúc đói.

Liều dùng thuốc Mucosta 100 mg

Mucosta chỉ nên được sử dụng trên đối tượng là người lớn với liều lượng: 

  • Viêm loét dạ dày: 100 mg x 3 lần/ ngày.
  • Tổn thương niêm mạc dạ dày: 100 mg x 3 lần/ ngày.

Bạn nên uống thuốc theo các thời điểm sáng, tối và trước khi đi ngủ để dễ tuân theo lịch dùng thuốc.

Lưu ý, liều dùng trên chỉ mang tính chất tham khảo. Vì thế người bệnh không được tự ý dùng thuốc. Thuốc còn thận trọng khi dùng ở các đối tượng là trẻ em, phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú hoặc các trường hợp có chức năng gan thận bị suy giảm. Do đó, hãy dùng theo đúng liều lượng mà bác sĩ đã chỉ định để đảm bảo hiệu quả và an toàn.

Tác dụng phụ của thuốc Mucosta (Rebamipid)

  • Rối loạn kinh nguyệt
  • Hồng ban đa dạng, ngứa.
  • Sốc phản vệ, co giật, sốt cao.
  • Hoa mắt, chóng mặt, buồn ngủ, ảo giác.
  • Suy giảm chức năng gan, tăng men gan, viêm gan.
  • Hạ huyết áp đột ngột, rối loạn nhịp tim, đánh trống ngực.
  • Rối loạn chức năng tạo máu, xuất huyết mũi, nướu, xuất huyết dưới da.
  • Rối loạn tiêu hóa, buồn nôn, nôn, đi ngoài, ăn không ngon, miệng có vị kim loại, đau bụng…
  • Sưng xung quanh mắt và miệng, vú sưng và đau, cảm ứng tiết sữa do chứng vú to ở đàn ông.

Lưu ý khi dùng thuốc Mucosta

Tác dụng phụ của thuốc kể trên bao gồm gây hoa mắt chóng mặt nên không sử dụng trên người đang lái xe hoặc vận hành máy móc nặng. Đồng thời nên thận trọng khi sử dụng thuốc cho người cao tuổi, trẻ em.

Đối với bệnh nhân suy giảm chức năng gan, thận nên hiệu chỉnh liều cho phù hợp.

Đối với phụ nữ có thai và cho con bú

1. Phụ nữ có thai

Chưa xác định được độ an toàn của thuốc Mucosta đối với phụ nữ có thai. Cần tham vấn ý kiến chuyên gia y tế trước khi sử dụng. 

2. Phụ nữ đang cho con bú

Hoạt chất rebamipid có khả năng đi qua hàng rào nhau thai và bài tiết theo sữa mẹ có thể gây ảnh hưởng tới thai nhi. Vì vậy không được phép sử dụng thuốc Mucosta khi đang cho con bú.

Xử trí khi quá liều thuốc Mucosta (Rebamipid)

Trong trường hợp bệnh nhân sử dụng quá liều Mucosta xuất hiện các triệu chứng nghiêm trọng như buồn nôn, đau đầu, co giật,… nên gọi 115 hoặc đưa thẳng tới phòng cấp cứu của cơ sở y tế gần nhất để tiến hành rửa dạ dày, loại bỏ lượng thuốc dư thừa ra khỏi cơ thể.

Lưu ý nhớ mang theo loại thuốc bạn đã uống để giúp bác sĩ nhận biết vấn đề nhanh đồng thời cũng giúp cho việc xử trí được dễ dàng hơn.

Xử lý khi quên liều thuốc Mucosta (Rebamipid) 

  • Trong trường hợp  quên liều, nên sử dụng bổ sung ngay sau khi nhớ ra.
  • Nếu thời điểm phát hiện liều đã quên gần với liều kế tiếp. Hãy bỏ qua liều đã quên và dùng như lịch trình bình thường.
  • Không dùng gấp đôi liều với mục đích bù vào liều đã quên vì sử dụng 2 liều gần nhau quá sẽ gây ra kích ứng cho cơ thể.

Cách bảo quản thuốc

  • Không để thuốc tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng.
  • Không nên để thuốc trong ngăn đá hoặc trong phòng tắm. 
  • Bảo quản thuốc ở nơi nhiệt độ phòng < 25 độ C, thoáng mát sạch sẽ, khô ráo.
  • Lưu ý, hạn dùng của thuốc có thông tin trên bao bì sản phẩm. Do đó, không dùng thuốc đã hết hạn sử dụng.

Thuốc Mucosta là một biệt dược có chứa hoạt chất rebamipid, có tác dụng bảo vệ tế bào dạ dày khỏi những tổn thương. Tuy nhiên, trong khi dùng thuốc bệnh nhân có thể trải qua các tác dụng phụ như hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn hoặc ban da,… Luôn theo dõi bản thân nếu có bất kì điều trị bất thường hãy gọi ngay cho bác sĩ để được hỗ trợ và xử trí kịp thời!

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

  1. Mucosta in Gastric Ulcer Treatment, Effectiveness and Safety Evaluation (MGES)https://clinicaltrials.gov/ct2/show/study/NCT01150162

    Ngày tham khảo: 15/04/2020

  2. Thông tin về thuốc Mucostahttps://youmed.vn/tin-tuc/wp-content/uploads/2022/03/huong-dan-su-dung-thuoc-mucosta.pdf

    Ngày tham khảo: 15/04/2020

  3. What is Rebamipide?https://www.patientslikeme.com/treatment/rebamipide

    Ngày tham khảo: 15/04/2020

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người