Những điều cần biết về thuốc kháng sinh Omnicef (cefdinir)
Nội dung bài viết
Omnicef (cefdinir) là thuốc gì? Dùng thuốc như thế nào để đạt được hiệu quả? Cần lưu ý những điều gì khi dùng thuốc nhỏ mắt? Bài viết dưới đây của dược sĩ Nguyễn Ngọc Cẩm Tiên sẽ giúp hiểu sâu về thuốc nhỏ mắt Omnicef (cefdinir) nhé!
Thành phần hoạt chất: cefdinir
Tên thành phần tương tự: Cefdinir, Odinir, Akudinir, Tenadinir,…
1. Omnicef (cefdinir) là thuốc gì?
Omnicef là biệt dược có chứa kháng sinh cefdinir. Thuốc giúp giảm sự phát triển của vi khuẩn kháng thuốc và duy trì hiệu quả của thuốc cùng các loại kháng khuẩn khác.
Bạn chỉ nên sử dụng Omnicef để điều trị hoặc ngăn ngừa nhiễm trùng. Ngoài ra, thuốc còn được dùng điều trị bệnh nhân bị nhiễm trùng nhẹ đến trung bình.
2. Chỉ định dùng thuốc Omnicef (cefdinir)
- Viêm bể thận, viêm bàng quang
- Viêm nang lông, nhọt hoặc chốc lở
- Viêm tử cung, nhiễm trùng tử cung hoặc viêm bartholin
- Nhiễm trùng hô hấp trên hoặc dưới gây ra do vi khuẩn nhạy cảm với kháng sinh
3. Trường hợp không được dùng thuốc Omnicef (cefdinir)
- Quá mẫn với cefdinir hoặc bất cứ thành phần nào có trong thuốc.
- Đã từng xuất hiện các triệu chứng dị ứng trước đó như hen, nổi mề đay, phát ban
Hiện vẫn chưa có bằng chứng về khả năng ảnh hưởng của thuốc lên phụ nữ mang thai. Cần thật thận trọng khi dùng thuốc trên phụ nữ cho con bú.
4. Hướng dẫn dùng thuốc Omnicef (cefdinir)
Bạn hãy dùng thuốc bằng đường uống với một ít nước. Thời gian điều trị thường kéo dài từ 5 – 10 ngày, theo dõi thêm tình hình của người bệnh.
Liều dùng thuốc:
- Người lớn và trẻ em > 12 tuổi: 300 mg x 2 lần/ ngày.
- Trường hợp suy thận (tức độ thanh thải creatinin Clcr < 30 ml/ phút): dùng liều 300 mg x 1 lần/ ngày.
Tùy theo từng đáp ứng và tình trạng bệnh của người bệnh mà được bác sĩ chỉ định liều phù hợp với từng người.
5. Tác dụng phụ khi dùng thuốc Omnicef (cefdinir)
- Viêm miệng
- Tình trạng phù nề
- Xuất hiện tình trạng sốt
- Phát ban, nổi mề đay, ban đỏ, ngứa
- Gây giảm bạch cầu hạt, tăng bạch cầu ái toan, thiếu máu tán huyết
- Viêm đại tràng, phân mềm, các trường hợp tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa
6. Tương tác thuốc khi dùng thuốc Omnicef (cefdinir)
Thuốc gây tương tác khi dùng chung với các chế phẩm chứa sắt và thuốc kháng acid. Việc dùng chung sẽ gây cản trở khả năng hấp thu của thuốc. Do đó, để giảm thiểu tình trạng này nên dùng cách nhau ít nhất là 2 giờ.
Ngoài ra, Probenecid cũng là thuốc gây tương tác với cefdinir khi dùng cùng lúc.
7. Lưu ý khi dùng thuốc Omnicef (cefdinir)
- Lưu ý dùng thuốc đối với trẻ em <6 tháng tuổi.
- Cần thật cẩn thận ở những người bệnh bị suy giảm chức năng thận (Suy thận nặng).
- Bệnh nhân đã từng bị viêm đại tràng trước đây cũng nên thận trọng trước khi dùng thuốc.
- Chú ý đến các bệnh nhân đã từng bị dị ứng hoặc gia đình từng có người dị ứng với thuốc kháng sinh này. Các triệu chứng xuất hiện khi dị ứng bao gồm nổi mày đay, phát ban, hen phế quản.
8. Xử trí khi dùng quá liều thuốc Omnicef
Hiện chưa có thông tin về trường hợp quá liều khi dùng thuốc Omnicef. Các nghiên cứu chỉ ra liều thuốc 5600 mg/ kg đường uống duy nhất không gây ra tác dụng phụ.
Bên cạnh đó, dấu hiệu độc hại và các triệu chứng sau khi dùng quá liều với các kháng sinh-Lactam khác: buồn nôn, nôn, đau thượng vị, tiêu chảy và co giật.
Lưu ý, có thể chạy thận nhân tạo loại bỏ thuốc ra khỏi cơ thể. Điều này có thể hữu ích trong trường hợp phản ứng độc hại nghiêm trọng từ quá liều, đặc biệt là nếu chức năng thận bị tổn hại.
9. Xử trí khi quên một liều thuốc Omnicef (cefdinir)
- Dùng thuốc ngay sau khi nhớ ra nếu lỡ quên liều.
- Không được dùng gấp đôi liều để bù vào liều đã quên.
- Trường hợp khi nhớ ra gần kế với liều tiếp theo, bỏ qua liều đã quên. Dùng theo đúng lịch trình của thuốc.
10. Cách bảo quản thuốc
- Bảo quản thuốc ở nơi khô ráo, thoáng mát.
- Nhiệt độ phù hợp để bảo quản thuốc ≤ 30ºC.
- Lưu ý, không dùng thuốc đã hết hạn sử dụng.
- Để thuốc tránh xa tầm tay của trẻ em và trẻ nhỏ kể cả thú cưng trong nhà.
Thuốc Omnicef là một biệt dược chứa kháng sinh cefdinir, được dùng để điều trị trong các trường hợp viêm nhiễm. Tuy nhiên, vì cefdinir là một kháng sinh nên tác dụng phụ phổ biến nhất chính là gây dị ứng và tiêu chảy. Do đó, trong quá trình sử dụng thuốc nếu tình trạng này trở nên nghiêm trọng hơn hãy tìm ngay đến bác sĩ để được hỗ trợ và xử trí kịp thời.
Nguồn tham khảo / Source
Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.
-
OMNICEFhttps://www.rxlist.com/omnicef-drug.htm
Ngày tham khảo: 09/04/2020
-
Omnicefhttps://www.drugs.com/omnicef.html
Ngày tham khảo: 09/04/2020
-
Omnicef Capsulehttps://www.webmd.com/drugs/2/drug-8513-4269/omnicef-oral/cefdinir-oral/details
Ngày tham khảo: 09/04/2020