YouMed

Tanganil (acetylleucine) là thuốc gì? Công dụng, cách dùng và lưu ý

Dược sĩ TRỊNH ANH THOA
Tác giả: Dược sĩ Trịnh Anh Thoa
Chuyên khoa: Dược

Thuốc Tanganil (acetylleucine) thường được sử dụng trong điều trị các cơn hoa mắt, chóng mặt. Nhưng bạn đã thực sự hiểu Tanganil là thuốc gì, có công dụng ra sao và cách dùng như thế nào để mang lại hiệu quả cao nhất chưa? Bài viết của Dược sĩ Trịnh Anh Thoa.

Tên thành phần hoạt chất: acetylleucine.

Thuốc có hoạt chất tương tự: Tantanine 500, Acedanyl 500 mg, Cenganyl 500 mg, Taginyl 500 mg.

1. Tanganil (acetylleucine) là thuốc gì và được dùng ở những dạng nào?

Để tìm hiểu về Tanganil là thuốc gì, đầu tiên cần biết thành phần hoạt chất chính của thuốc là acetylleucine. 

Thuốc Tanganil có những dạng dùng như sau:

  • Viên nén dùng đường uống 500 mg.
  • Dung dịch tiêm truyền tĩnh mạch 500 mg/5ml.
Thuốc Tanganil (acetylleucine) 500mg
Thuốc Tanganil (acetylleucine) 500mg

2. Thuốc Tanganil (acetylleucine) dùng để điều trị bệnh gì?

Tanganil được chỉ định để điều trị các cơn chóng mặt. Vậy thường xuyên chóng mặt: Nguyên nhân do đâu?

3. Cơ chế tác động của thuốc Tanganil

Thuốc hỗ trợ bù trừ tiền đình thông qua:

  • Tăng tổng hợp glutamate – chất dẫn truyền kích thích giúp tăng tín hiệu thần kinh.
  • Điều chỉnh các bất thường trên quá trình tái cực và khử cực của các neuron nhân tiền đình cũng như các tế bào ở tiền đình ốc tai.
  • Cân bằng hoạt động của tiền đình bên lành cũng như bên tổn thương, từ đó giúp cắt triệu chứng chóng mặt.

4. Tanganil (acetylleucine) dùng với liều lượng và cách dùng như thế nào?

Dưới đây là cách dùng cho người lớn (liều dùng tham khảo):

  • Viên nén dùng đường uống: 3 – 4 viên/ngày, chia thành 2 lần sáng và tối; tối đa 6 – 8 viên/ngày trong giai đoạn đầu. Thời gian điều trị tùy theo thể trạng bệnh nhân.
  • Tiêm truyền tĩnh mạch: Dùng khi chóng mặt nhiều kèm theo nôn không dùng được đường uống. Các chuyên viên y tế có thể tiêm cho bạn 2 ống/ngày, có thể lên đến 4 ống/ngày nếu cần. Thời gian điều trị tùy theo thể trạng bệnh nhân.

Trong mọi trường hợp, phải tuyệt đối theo đúng toa bác sĩ.

5. Trường hợp nào tuyệt đối không được sử dụng Tanganil (acetylleucine)?

  • Quá mẫn với thành phần thuốc.
  • Những bệnh nhân có triệu chứng dị ứng với lúa mì trừ người bệnh Coeliac (hay Celiac). Coeliac là một rối loạn hệ thống miễn dịch ảnh hưởng đến ruột non. Các triệu chứng bao gồm tiêu chảy mãn tính, trướng bụng, kém hấp thu, chán ăn.

Cùng xem qua video sau để hiểu rõ hơn về cách sử dụng thuốc:

6. Tác dụng phụ có thể gặp phải khi sử dụng Tanganil (acetylleucine) là gì?

Một số tác dụng phụ rất hiếm gặp khi sử dụng thuốc Tanganil gồm: phát ban và nổi mề đay. Nên thông báo cho các bác sĩ, dược sĩ khi gặp bất cứ tác dụng phụ nào trong thời gian sử dụng thuốc.

7. Phụ nữ mang thai và cho con bú có thể dùng Tanganil (acetylleucine)?

  • Đối với phụ nữ mang thai: Theo các dữ liệu sẵn có, nên thận trọng tránh dùng thuốc Tanganil trong thai kì.
  • Đối với phụ nữ đang cho con bú: Các dữ liệu nghiên cứu lâm sàng còn hạn chế nên thận trọng tránh dùng Tanganil khi đang cho con bú.

Ngoài ra, thuốc Sibelium cũng được khuyến cáo không sử dụng đối với mẹ bầu. Tìm hiểu thêm Sibelium (flunarizine): Công dụng, cách dùng và những lưu ý

8. Tương tác thuốc với Tanganil (acetylleucine)

Để tránh các tương tác thuốc có thể xảy ra với nhiều loại thuốc, cần phải thông báo cho bác sĩ hay dược sĩ của bạn bất kỳ thuốc điều trị nào hiện đang sử dụng.

9. Thuốc Tanganil (acetylleucine) có giá bao nhiêu?

Trên thị trường, Tanganil được bán với mức giá khoảng 5.200 đồng/viên.

10. Bảo quản thuốc Tanganil (acetylleucine) như thế nào?

  • Bảo quản thuốc ở nhiệt độ dưới 30ºC và tránh ẩm.
  • Thuốc dạng tiêm truyền: sử dụng ngay sau khi mở ống.

Thuốc Tanganil, với hoạt chất là acetylleucine, được sử dụng để điều trị các cơn chóng mặt. Bên cạnh Tanganil, còn có các loại thuốc khác có chứa thành phần hoạt chất với công dụng tương tự. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc nên đi đôi với việc tìm hiểu Tanganil là thuốc gì, công dụng, cách dùng và tác dụng phụ. Hãy tuân theo ý kiến bác sĩ để việc điều hiệu quả nhất.

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

  1. Tanganilhttps://dav.gov.vn/file/2017/HO%20SO%20QUANG%20CAO%202017/0299.17.pdf

    Ngày tham khảo: 06/02/2024

  2. Tanganilhttps://www.mims.com/vietnam/drug/info/tanganil/tanganil?type=vidal

    Ngày tham khảo: 06/02/2024

  3. Tanganil 500https://www.drugbank.vn/thuoc/Tanganil-500&VN-18066-14

    Ngày tham khảo: 06/02/2024

  4. CƠ CHẾ DƯỢC LÝ TRONG ĐIỀU TRỊ CHÓNG MẶT VÀ VAI TRÒ CỦA NHÓM THUỐC THÚC ĐẨY BÙ TRỪ TIỀN ĐÌNHhttps://hoithankinhhocvietnam.com.vn/co-che-duoc-ly-trong-dieu-tri-chong-mat-va-vai-tro-cua-nhom-thuoc-thuc-day-bu-tru-tien-dinh/

    Ngày tham khảo: 06/02/2024

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người