YouMed

Tích dương: “thần dược” không chỉ của đấng mày râu

Bác sĩ LÊ NGỌC BẢO
Tác giả: Bác sĩ Lê Ngọc Bảo
Chuyên khoa: Phục hồi chức năng, Y học cổ truyền

Vài năm trở lại đây, lái thương truyền tai nhau một vị thuốc mới là loại nấm Tích dương. Được xem là “thần dược” mới của đấng mày râu, chỉ xếp sau Nhục thung dung. Thật ra Tích dương đã xuất hiện trong y học Trung Hoa từ hàng ngàn năm trước. Nó được sử dụng để hỗ trợ cho đời sống tình dục và tăng cường khả năng sinh sản cho cả nam và nữ. Vậy hãy cùng đọc bài viết sau đây để tìm hiểu Tích dương là vị thuốc gì nhé!

Tích dương là gì?

Tích dương còn có tên gọi khác là Địa mao cầu, tên khoa học là Caulis Cynomorii – Herba Cynomorii. Đây là dược liệu thuộc họ Tích dương Cynomoriaceae.1

Mô tả

Đây là một loại cây sống ký sinh nên hay được gọi là nấm. Thường thấy mọc ký sinh trên rễ của cây Nitraria Schoberi L (họ Tật lê Zygophyllaceae). Cây Tích dương có thân màu nâu đỏ. Phần mọc ở dưới đất ngắn, thô. Phần mọc phía trên mặt đất cao 20 – 35 cm, đường kính khoảng 3 – 6 cm.1

Phân bố sinh thái của loài cây Tích dương

Trước đây người ta thấy Tích dương phân bố nhiều ở Trung Quốc. Chủ yếu xuất hiện ở các tỉnh Tân Cương, Thanh Hải, Nội Mông Cổ, Cam Túc, Sơn Tây, Ninh Hạ,…1 Gần đây, người ta đã tìm thấy loài nấm này ở Việt Nam. Gặp ở các tỉnh như Lào Cai, Hà Giang, Kon Tum, Gia Lai…

Loài cây này ưa sống ở những vùng khí hậu lạnh ẩm. Thường mọc ở các khu vực có độ cao trên 1000m so với mực nước biển.

Thành phần hóa học

Trong dược liệu này có chứa Flavonoid, các hợp chất Steroid, Triterpen, Polysaccharid và các acid hữu cơ

Phần mọc dưới đất ngắn, thô, phần trên mặt đất cao 20 - 35 cm
Phần mọc dưới đất ngắn, thô, phần trên mặt đất cao 20 – 35 cm

Tác dụng

Theo y học cổ truyền, Tích dương có vị ngọt, tính ấm. Quy kinh Can, Thận, Đại trường. Có tác dụng ôn dương, bổ Can Thận, tráng dương, mạnh gân cốt, hoạt trường, ích tinh huyết. Chủ trị các chứng liệt dương, di tinh, tiều nhiều, tiểu đêm, đau nhức âm ỉ vùng thắt lưng, mỏi yếu hai khớp gối. Cũng được dùng ở nữ giới trị các chứng vô sinh do dương hư sinh hàn, huyết khô, táo bón…1

Nhiều nghiên cứu khoa học hiện đại cũng đã chứng minh tác dụng của loài cây này.

Chiết xuất từ Herba Cynomorii có hoạt tính sinh học phổ rộng. Nó chứa men protease chống lại virus HIV và HCV (virus gây viêm gan siêu vi C và virus gây suy giảm miễn dịch mắc phải).4 5

Nhiều bằng chứng cho thấy nó có khả năng chống lại quá trình chết của tế bào. Nó cũng chứa chất chống oxi hóa, làm chậm quá trình lão hóa, giảm mệt mỏi, ngăn ngừa loãng xương và đái tháo đường.

Và một tác dụng tương đồng với tác dụng y học cổ truyền đó là tăng cường khả năng sinh sản. Nghiên cứu cho thấy, chiết xuất này làm tăng cường quá trình sinh tinh, tăng số lượng tinh trùng ở nam giới. Ở nữ giới, nó kích hoạt sản xuất steroid sinh dục nữ do đó làm tăng khả năng sinh sản, giảm các triệu chứng mãn kinh.

Cách sử dụng

Thu hái và chế biến

Vào mùa xuân hoặc mùa thu là thời điểm thích hợp để thu hoạch loại cây này. Lấy toàn bộ phần thân dưới đất và phần thân trên mặt đất của cây. Sau đó đem rửa sạch, phơi hoặc sấy khô để dùng. Cũng có thể thái miếng mỏng trước rồi mới đem phơi hay sấy khô.

Tích dương phơi khô
Tích dương phơi khô

Bộ phận dùng

Phần thân thịt của cây Tích dương

Liều dùng

3 – 10 g, thường dùng khoảng 6 g. Dưới dạng thuốc sắc, thuốc bột, thuốc hoàn hoặc thuốc rượu.

Độc tính cấp của vị thuốc Tích dương

Hiện nghiên cứu chỉ ra dược liệu này an toàn khi dùng liều dưới 15 g/kg.

Các bài thuốc sử dụng Tích dương

Trường hợp Can Thận dương hư có biểu hiện suy nhược, yếu liệt, teo cơ, giảm vận động: sử dụng Tích dương kết hợp với Ngưu tất, Thục địa.

Trường hợp Thận dương hư với biểu hiện liệt dương, đau yếu lưng, yếu mỏi gối, tinh dịch loãng: phối hợp Tích dương với Thục địa, Ngưu tất, Sơn thù du, Câu kỷ tử, Ngũ vị tử.

Trường hợp Thận dương hư với biểu hiện tiểu nhiều, tiểu không tự chủ, xuất tinh sớm: phối hợp Tích dương cùng với Tang phiêu tiêu.

Trường hợp táo bón do khí huyết hư ở người cao tuổi, mất tân dịch: phối hợp Tích dương với Hỏa ma nhân và Bá tử nhân.

Lưu ý khi sử dụng vị thuốc Tích dương

Không sử dụng trên những người bệnh có biểu hiện Thận âm hư hỏa vượng (ví dụ nóng phừng mặt, bốc hỏa, mắt đỏ, mặt đỏ, lòng bàn tay bàn chân và lồng ngực nóng, tâm phiền, họng khô khát nhiều, đầu váng…)

Phụ nữ có thai vẫn có thể sử dụng

Tóm lại, vị thuốc Tích dương mang lại tác dụng rất tốt cho sức khỏe của cả nam và nữ. Tuy độc tính của nó chỉ xuất hiện ở liều rất cao, nhưng cũng không nên quá lạm dụng vị thuốc này. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại cây hình dạng tương tự được rao bán với tên Tích dương nhưng công dụng lại không giống. Quý độc giả cần tránh nhầm lẫn khi sử dụng. Nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa để đưa ra phương pháp điều trị phù hợp nhất với tình trạng bệnh lý của mỗi người nhé. Youmed hy vọng đã cung cấp thêm một vài thông tin hữu ích đến bạn

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

  • Đỗ Tất Lợi (2004), Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, NXB Y học, Hà Nội
  • Carl-Hermann Hempen (2009), A Materia Medica for Chinese Medicine – plants, minerals and animal products, Churchill Livingstone.
  • Meng H.C., Wang S., Li Y., Kuang Y.Y., Ma C.M. Chemical constituents and pharmacologic actions of Cynomorium plants. Chin. J. Nat. Med. 2013;11:321–329
  • Ma C., Nakamura N., Miyashiro H., Hattori M., Shimotohno K. Inhibitory effects of constituents from Cynomorium songaricum and related triterpene derivatives on HIV-1 protease. Chem. Pharm. Bull. 1999;47:141–145. doi: 10.1248/cpb.47.141
  • Ma C.M., Wei Y., Wang Z.G., Hattori M. Triterpenes from Cynomorium songaricium—analysis of HCV protease inhibitory activity, quantification, and content change under the influence of heating. J. Nat. Med. 2009;63:9–14. doi: 10.1007/s11418-008-0267-7.
  • Cui Z., Guo Z., Miao J., Wang Z., Li Q., Chai X., Li M. The genus Cynomorium in China: An ethnopharmacological and phytochemical review. J. Ethnopharmacol. 2013;147:1–15. doi: 10.1016/j.jep.2013.01.020.
  • Yu F.R., Liu Y., Cui Y.Z., Chan E.Q., Xie M.R., McGuire P.P., Yu F.H. Effects of a flavonoid extract from Cynomorium songaricum on the swimming endurance of rats. Am. J. Chin. Med. 2010;38:65–73. doi: 10.1142/S0192415X10007774
  • Chiu P.Y., Leung H.Y., Siu A.H., Chen N., Poon M.K., Ko K.M. Long-term treatment with a Yang-invigorating Chinese herbal formula produces generalized tissue protection against oxidative damage in rats. Rejuv. Res. 2008;11:43–62. doi: 10.1089/rej.2007.0577.
  • Zhang CZ, Wang SX, Zhang Y, Chen JP, Liang XM. In vitro estrogenic activities of Chinese medicinal plants traditionally used for the management of menopausal symptoms. J Ethnopharmacol. 2005 Apr 26; 98(3):295-300.
  • Lee, Jee Soo et al. “The Effects of Cynomorium songaricum on the Reproductive Activity in Male Golden Hamsters.” Development & reproduction vol. 17,1 (2013): 37-43. doi:10.12717/DR.2013.17.1.037
  • Fenfen Wei, Qinghua He, Wenjuan Wang, Dong Pei, Bo Zhang. Toxicity Assessment of Chinese Herbal Medicine Cynomorium songaricum Rupr. Evidence-based Complementary and Alternative Medicine, March 2019, Volume 2019, https://doi.org/10.1155/2019/9819643
  • Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người