YouMed

Tiêm phế cầu có bị sốt không và cách xử trí nếu có

Dược sĩ TRẦN VÂN THY
Tác giả: Dược sĩ Trần Vân Thy
Chuyên khoa: Dược

Phế cầu khuẩn là loại vi khuẩn gây ra những bệnh nguy hiểm với sức khỏe. Việc chủ động tiêm phòng với vắc-xin là cần thiết để bảo vệ cơ thể tốt nhất. Hiện nay có 2 loại vắc-xin đang được sử dụng phổ biến là Synflorix và Prevenar 13. Vậy tiêm phế cầu có bị sốt không? Đây chính là vấn đề được rất nhiều quan tâm. Hãy cùng YouMed tìm hiểu về vắc-xin phế cầu thông qua bài viết dưới đây nhé!

Tiêm phế cầu có bị sốt không?

Sốt khoảng 38 độ C trong 1 đến 2 ngày sau tiêm là một trong những phản ứng phụ thường gặp nhất sau khi tiêm vắc xin ngừa phế cầu nói riêng và các loại vắc xin nói chung.

Các chuyên gia đã nhấn mạnh việc trẻ bị sốt nhẹ là phản ứng rất bình thường. Đây là biểu hiện cho biết hệ miễn dịch của cơ thể đang có đáp ứng với vắc-xin. Chính vì lý do này, cha mẹ đừng quá lo lắng việc tiêm phế cầu có bị sốt không.

Tiêm phế cầu có bị sốt không và lời giải đáp từ bác sĩ
Tiêm phế cầu có bị sốt không và lời giải đáp từ bác sĩ

Tiêm phế cầu có thể gặp những tác dụng phụ gì?

Ngoài câu hỏi tiêm phế cầu có bị sốt không, một số tác dụng không mong muốn bạn cần biết của vắc-xin ngừa phế cầu nói riêng và các loại vắc-xin nói chung. Bất kỳ vắc-xin nào cũng có thể gây ra những tác dụng phụ như:

  • Phản ứng tại chỗ tiêm: Nổi ban đỏ, sưng đau, chai cứng, tăng nhạy cảm tại chỗ tiêm. Hiện tượng này thường kéo dài không quá 2 ngày.
  • Các phản ứng toàn thân khác: Sốt nhẹ, khó chịu, chán ăn, thay đổi giấc ngủ ở trẻ em. Nhức đầu, đau cơ, đau khớp, rùng mình, mệt mỏi, phát ban trên da, tiêu chảy, nôn mửa ở người lớn.
  • Các tác dụng phụ nghiêm trọng hơn nhưng hiếm xảy ra thường bao gồm:
    • Sưng đỏ, nổi cục nhỏ trong vài tuần có đường kính hơn 7cm tại chỗ tiêm ở trẻ.
    • Sốt cao, co giật do sốt, trẻ nhỏ quấy khóc bất thường hoặc dai dẳng.
    • Sưng hạch bạch huyết, phản ứng dị ứng ở người lớn.
    • Các giai đoạn tương tự như mất ý thức (xanh xao, yếu ớt, thiếu phản ứng), phản ứng dị ứng ở trẻ em.

Cách xử trí khi gặp tác dụng phụ

Trẻ em và người lớn sau khi tiêm đều cần ở lại cơ sở tiêm chủng để được theo dõi tối thiểu 30 phút. Nếu phản ứng dị ứng xảy ra, các triệu chứng sẽ xuất hiện vài phút sau khi tiêm phòng. Khi phát hiện các biểu hiện bất thường như nôn trớ, thở nhanh, ngắt quãng hay khò khè, da mẩn đỏ… bạn cần báo ngay cho nhân viên y tế gần nhất để kịp thời hỗ trợ và xử lý.
Trẻ em và người lớn sau khi tiêm đều cần ở lại cơ sở tiêm chủng theo dõi tối thiểu 30 phút
Trẻ em và người lớn sau khi tiêm đều cần ở lại cơ sở tiêm chủng theo dõi tối thiểu 30 phút

Một số cách giảm đau hạ sốt sau khi tiêm:

  • Nên mặc quần áo thoáng mát, có độ thấm hút.
  • Duy trì chế độ dinh dưỡng hàng ngày, uống nước nhiều hoặc cho trẻ bú mẹ nhiều hơn.
  • Có thể dùng thuốc hạ sốt thông thường (paracetamol, ibuprofen) với liều phù hợp cân nặng.
  • Có thể chườm lạnh nơi tiêm để giảm đau. Tránh chạm, xoa dầu, chườm nóng hay đắp bất cứ thứ gì lên vết tiêm.
  • Không dùng aspirin hoặc các thuốc ho và hạ sốt khác vì có thể làm tăng liều paracetamol.

Bên cạnh vấn đề tiêm phế cầu có bị sốt không, cha mẹ cũng cần lưu ý các phản ứng nặng sau tiêm để nhanh chóng đến cơ sở y tế gần nhất. Bao gồm:

  • Sốt cao trên 39 độ C, có kèm co giật, tím tái, khó thở, quấy khóc trên 3 giờ. Trẻ bỏ bú hoặc bú kém.
  • Suy chức năng các cơ quan như suy hô hấp, suy tuần hoàn, suy thận, suy gan…
  • Phát ban kéo dài, sưng quầng đỏ tại vết tiêm.

Những lưu ý khi tiêm vắc-xin phế cầu Synflorix

Vắc-xin Synflorix có tác dụng tạo miễn dịch chủ động phòng ngừa các bệnh gây ra bởi phế cầu. Vắc-xin được chỉ định trong trường hợp trẻ trong độ tuổi từ 6 tuần tuổi đến 5 tuổi.

Về chống chỉ định, vắc-xin Synflorix không được tiêm cho người quá mẫn với bất kỳ thành phần nào trong vắc xin. Phụ huynh nên nói rõ tình trạng của bé và nhờ bác sĩ tư vấn trước khi quyết định tiêm.

Nên trì hoãn việc tiêm vắc-xin nếu đang sốt hoặc nhiễm trùng cấp tính là vô cùng quan trọng. Vắc-xin Synflorix chỉ có tác dụng phòng ngừa các huyết thanh vi khuẩn trong thành phần của vắc xin. Do đó, vắc-xin polysaccharid ngừa 23 chủng phế cầu cần được chỉ định khi trẻ trên 2 tuổi.

Vắc-xin Synflorix có thể tiêm đồng thời với các vắc xin khác (như vắc-xin bạch hầu, ho gà vô bào, viêm gan B, vắc xin sởi – quai bị – rubella, thủy đậu,…) nhưng có một vấn đề cần lưu ý rằng phải được tiêm ở vị trí khác nhau trên cơ thể.

Vắc-xin Synflorix có tác dụng tạo miễn dịch chủ động phòng bệnh gây ra bởi phế cầu
Vắc-xin Synflorix có tác dụng tạo miễn dịch chủ động phòng bệnh gây ra bởi phế cầu

Phế cầu khuẩn rất nguy hiểm với sức khỏe nếu cơ thể không có miễn dịch. Bệnh có khả năng gây tử vong nhưng có thể phòng ngừa bằng vắc-xin, đặc biệt là trẻ nhỏ. Nên chủ động tiêm vắc-xin phế cầu theo đúng liều, đúng lịch để đạt được hiệu quả bảo vệ cơ thể tốt nhất. Hy vọng thông qua bài viết này, bạn đã có thêm những thông tin hữu ích về vấn đề tiêm phế cầu có bị sốt không. Bạn hãy liên hệ với cơ sở y tế hoặc trung tâm tiêm chủng gần nhất để được tư vấn và chủng ngừa phù hợp!

Cài đặt ngay ứng dụng YouMed để đặt khám tiện lợi, không chờ đợi tại hơn 25 bệnh viện, 475 bác sĩ và 50 phòng khám đa khoa liên kết chính thức với YouMed. Hotline tư vấn 1900 2805 .

Các tính năng rất hữu ích của ứng dụng đặt khám YouMed

Lấy số thứ tự trước, khám đúng khung giờ

Lấy số thứ tự trước, khám đúng khung giờ

Chọn bác sĩ, chuyên khoa phù hợp

Chat miễn phí
với bác sĩ

Chat và gọi với bác sĩ

Video call
với bác sĩ

Nhận và lưu trữ hồ sơ, toa thuốc, lịch sử khám

Nhận và lưu trữ hồ sơ, toa thuốc, lịch sử khám

Mua trực tuyến các sản phẩm y tế, sức khỏe chính hãng

Mua trực tuyến các sản phẩm y tế, sức khỏe chính hãng

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

  1. Pneumococcal Conjugate Vaccineshttps://www.quebec.ca/en/health/advice-and-prevention/vaccination/pneumococcal-conjugate-vaccine

    Ngày tham khảo: 26/06/2021

  2. Boston Public Health Commission - Fact sheet: Bệnh phế cầu khuẩnhttps://bphc.org/whatwedo/infectious-diseases/Infectious-Diseases-A-to-Z/Documents/Fact%20Sheet%20Languages/Pneumococcal%20Disease/Vietnamese.pdf

    Ngày tham khảo: 26/06/2021

  3. Pneumococcal vaccine side effectshttps://www.nhs.uk/conditions/vaccinations/pneumococcal-vaccine-side-effects/

    Ngày tham khảo: 26/06/2021

  4. Cách giảm đau, hạ sốt nhanh cho bé sau khi tiêm phònghttps://vnvc.vn/cach-giam-dau-ha-sot-nhanh-cho-sau-khi-tiem-phong/

    Ngày tham khảo: 26/06/2021

  5. Vắc xin SYNFLORIX (Bỉ) phòng các bệnh do phế cầu khuẩnhttps://vnvc.vn/synflorix-vac-xin-phong-viem-nao-viem-phoi-nhiem-khuan-huyet-viem-tai-giua-h-influenzae-khong-dinh-tuyp/

    Ngày tham khảo: 26/06/2021

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người