YouMed

Tiêm vắc-xin ngừa dại có nguy hiểm không?

Dược sĩ NGUYỄN NGỌC CẨM TIÊN
Tác giả: Dược sĩ Nguyễn Ngọc Cẩm Tiên
Chuyên khoa: Dược

Bệnh dại là một bệnh nguy hiểm có thể gây tử vong ở người với tỉ lệ cao. Nhưng bệnh này lại không có thuốc đặc trị. Vì thế, biện pháp duy nhất ngăn ngừa bệnh dại là tiêm vắc-xin phòng dại. Tuy nhiên, rất nhiều người bệnh lo lắng và quan tâm vì không biết tiêm vắc-xin ngừa dại có nguy hiểm không. Hãy cùng YouMed theo dõi các vấn đề được phân tích và trình bày trong bài viết dưới đây nhé!

Vắc-xin dại là gì?

Dại là một căn bệnh nghiêm trọng do vi-rút gây ra và chủ yếu xảy ra ở động vật.

Con người bị bệnh dại khi bị con vật đã nhiễm bệnh cắn. Biểu hiện ban đầu có thể không có bất kỳ triệu chứng nào. Tuy nhiên, sau vài tuần hoặc thậm chí vài tháng sau khi bị cắn có thể:

  • Gây đau.
  • Có cảm giác mệt mỏi, đau đầu.
  • Tình trạng sốt và khó chịu.
  • Co giật, ảo giác và tê liệt là những biểu hiện nghiêm trọng sau đó.
  • Lưu ý: bệnh dại ở người đa số sẽ gây tử vong cho người bệnh.

Vắc-xin phòng bệnh dại được tạo ra từ vi-rút dại đã chết và không thể gây bệnh dại. Do vậy, vắc-xin dại được sử dụng để bảo vệ

  • Sau phơi nhiễm: Đối tượng bị động vật cắn.
  • Trước phơi nhiễm: có thể tiếp xúc với vi-rút bệnh dại.

Vắc-xin phòng dại hoạt động bằng cách cho người bệnh tiếp xúc với một lượng nhỏ vi-rút. Từ đó, có thể giúp cơ thể tạo khả năng miễn dịch với bệnh. Đối tượng tiêm phòng bao gồm người lớn và trẻ em.

Giống như bất kỳ loại vắc-xin nào, vắc-xin ngừa bệnh dại được tiêm cho những trường hợp có nguy cơ mắc bệnh dại cao. Tuy nhiên, thực tế hiện nay có nhiều người băn khoăn liệu tiêm phòng dại có nguy hiểm không, do đó việc tiêm ngừa vẫn còn chưa được phổ biến.

Khi nào cần tiêm vắc-xin phòng dại?

Thực hiện phác đồ tiêm vắc-xin bệnh dại đối với những người có nguy cơ cao tiếp xúc với bệnh dại. Trong đó có:

  • Bác sĩ thú y.
  • Nhân viên chăm sóc động vật.
  • Nhân viên phòng thí nghiệm bệnh dại.
  • Nhân viên sản xuất bệnh dại.

Nên xem xét sử dụng vắc-xin cho những đối tượng sau:

  • Các trường hợp tiếp xúc thường xuyên với vi-rút dại hoặc với động vật có thể mắc bệnh dại.
  • Khách du lịch quốc tế có khả năng tiếp xúc với động vật ở các nơi trên thế giới. Đó là khu vực thường xảy ra bệnh dại
  • Nhân viên phòng thí nghiệm và những người khác có thể liên tục tiếp xúc với vi-rút gây bệnh dại. Vì thế, nên xét nghiệm miễn dịch định kỳ, và nên dùng liều tăng cường khi cần thiết.
  • Bất cứ ai bị động vật dại cắn.
  • Hoặc các đối tượng có thể đã tiếp xúc với bệnh dại, nên làm sạch vết thương và gặp bác sĩ ngay lập tức.

Tiêm phòng dại có hại không?

Chính vì nỗi lo lắng không biết liệu tiêm vắc-xin ngừa dại có nguy hiểm không nên nhiều người còn lưỡng lự với loại vắc-xin này. Tuy nhiên, cũng giống như bất kỳ loại thuốc nào, vắc-xin ngừa bệnh dại cũng có khả năng gây ra các phản ứng phụ sau khi tiêm vắc-xin. Chẳng hạn như xảy ra tình trạng phản ứng dị ứng.

Nhưng cần chú ý rằng vắc-xin phòng bệnh dại được làm từ vi-rút dại đã chết và nó không thể gây bệnh dại. Do đó, nguy cơ vắc-xin có thể gây ra tác hại nghiêm trọng, hoặc nguy cơ tử vong, là vô cùng nhỏ. Hơn nữa, các vấn đề phản ứng nghiêm trọng sau khi tiêm vắc-xin bệnh dại là rất hiếm.

Tiêm vắc-xin ngừa dại có nguy hiểm không
Nguy cơ vắc-xin có thể gây ra tác hại nghiêm trọng, hoặc nguy cơ tử vong, là vô cùng nhỏ

Dưới đây là một số phản ứng thường gặp sau khi tiêm vắc-xin phòng dại:

  • Cảm giác đau nhức, bị đỏ, sưng hoặc cảm giác ngứa nơi tiêm thuốc.
  • Người bệnh cảm thấy nhức đầu, chóng mặt.
  • Tình trạng buồn nôn, đau bụng.
  • Bị đau cơ, đau khớp.
  • Nổi mề đay, sốt.

Tóm lại, bệnh dại là một căn bệnh rất nguy hiểm và có nguy cơ tử vong rất cao. Do đó, khi bị động vật cắn, cách duy nhất để phòng ngừa bệnh chính là chủ động tiêm vắc-xin phòng chống. Như đã được thông tin, vắc-xin phòng ngừa bệnh dại được làm từ vi-rút bất hoạt. Những con vi-rút này đã chết và không có khả năng gây bệnh.

Vì vậy, nguy cơ xảy ra những biến chứng là vô cùng nhỏ và rất hiếm gặp.Và đó cũng chính là câu trả lời cho vấn đề tiêm vắc-xin ngừa dại có nguy hiểm không. Tuy nhiên, nếu xuất hiện bất cứ triệu chứng nào bất thường sau tiêm cần báo ngay với bác sĩ để được hỗ trợ và xử trí kịp thời.

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

  1. What is Rabies?https://www.cdc.gov/rabies/about.html

    Ngày tham khảo: 13/07/2021

  2. Rabies Vaccine (Intramuscular Route)https://www.mayoclinic.org/drugs-supplements/rabies-vaccine-intramuscular-route/description/drg-20069868

    Ngày tham khảo: 13/07/2021

  3. Rabies Vaccine (Imovax Rabies)https://www.everydayhealth.com/drugs/rabies-vaccine-human-diploid-cell

    Ngày tham khảo: 13/07/2021

  4. Rabies VIShttps://www.cdc.gov/vaccines/hcp/vis/vis-statements/rabies.html

    Ngày tham khảo: 13/07/2021

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người