Tìm hiểu về bệnh Mộng du khi đi khám bác sĩ
Nội dung bài viết
Nếu bạn bị mộng du hay có những lo lắng về tình trạng này, hãy đi khám bác sĩ chuyên khoa Thần kinh. Thế nhưng bạn đã biết những điều cần chuẩn bị trước khi đến gặp bác sĩ chưa? YouMed xin được chia sẻ với bạn qua bài viết sau đây.
Những điều bạn nên làm trước khi đi khám
Hãy ghi nhật ký về giấc ngủ của bạn trong vòng 2 tuần trước khi đi khám. Việc này sẽ giúp bác sĩ đánh giá được thói quen về giấc ngủ của bạn, các yếu tố nào ảnh hưởng tới giấc ngủ và khi nào bạn bị mộng du.
Vào buổi sáng khi thức dậy, hãy cố gắng ghi chép đầy đủ thói quen đi ngủ của bạn, chất lượng giấc ngủ đêm qua. Vào cuối ngày, ghi lại những điều có khả năng ảnh hưởng tới giấc ngủ của bạn như thay đổi giờ giấc đi ngủ, bia rượu hay các thuốc bạn đang dùng.
Trước khi đi khám, bạn hãy chuẩn bị các thông tin sau:
- Bất kỳ triệu chứng nào bạn đang có, bao gồm cả những triệu chứng có vẻ như không liên quan tới bệnh.
- Lưu ý những căng thẳng, áp lực gần đây hay các thay đổi khác trong cuộc sống.
- Liệt kê tất cả các thuốc bạn đang dùng, kể cả các vitamin và thực phẩm chức năng kèm với liều dùng của từng thuốc.
- Những câu hỏi mà bạn muốn hỏi bác sĩ.
Một số câu hỏi cơ bản bệnh nhân mộng du nên hỏi bác sĩ
- Cái gì có khả năng gây ra các triệu chứng và tình trạng hiện tại của tôi?
- Những nguyên nhân khác là gì?
- Tôi cần làm những xét nghiệm nào?
- Tình trạng của tôi khả năng là tạm thời hay mạn tính?
- Hiện tại tôi cần làm những gì?
- Tôi có cần phải kiêng cữ điều gì không?
- Có tài liệu sức khỏe nào mà tôi có thể mang về không? Bác sĩ có giới thiệu trang web nào không?
Đừng ngần ngại hỏi thêm các câu hỏi khác trong lúc khám.
Bác sĩ sẽ hỏi bạn những câu hỏi nào?
Bác sĩ sẽ hỏi bạn một số câu hỏi. Việc chuẩn bị trước sẽ giúp bạn trả lời nhanh hơn. Từ đó cho bạn nhiều thời gian hơn để trao đổi về những vấn đề mà bạn quan tâm. Bác sĩ sẽ hỏi bạn một số câu hỏi như sau:
- Bạn bắt đầu để ý thấy mình có các triệu chứng từ khi nào?
- Bạn hay con bạn có vấn đề gì về giấc ngủ trong quá khứ không?
- Có ai khác trong gia đình bạn có vấn đề về giấc ngủ không? Đặc biệt là mộng du hay những cơn la hét, sợ hãi tột độ khi vẫn đang trong giấc ngủ?
- Bạn có thấy có vấn đề gì liên quan đến mộng du hay không? Ví dụ như đột nhiên thức dậy tại một nơi nào đó trong nhà.
- Bạn có những triệu chứng của hội chứng ngưng thở khi ngủ không? Ví dụ như ngủ ngáy lớn tiếng, có những khoảng ngưng thở khi ngủ, hay thở dốc khi đang ngủ, ngái ngủ vào ban ngày hay các thay đổi hành vi khác?
Qua bài viết trên, hi vọng sẽ giúp cho các bạn có thêm sự chuẩn bị thật tốt trước khi đi khám bệnh mộng du. Sự chuẩn bị kĩ càng cùng câu hỏi thông minh sẽ giúp bác sĩ nắm rõ vấn đề và đưa ra hỗ trợ tốt nhất cho người bệnh.
Biên dịch: Bùi Thanh Hiếu
Có thể bạn quan tâm: Mộng du ở trẻ em có cần điều trị?
Nguồn tham khảo / Source
Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.
-
Sleepwalkinghttps://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/sleepwalking/diagnosis-treatment/drc-20353511
Ngày tham khảo: 24/06/2020