Tinh dầu trầu không: 20 công dụng hữu ích tuyệt vời.
Nội dung bài viết
Trầu không (Piper betle L), mọc phổ biến ở nước ta được dùng chủ yếu để ăn trầu, làm gia vị và chữa bệnh. Với những tác dụng như kích thích tiêu hóa và lá lách, trị hôi miệng, viêm kết mạc, tắc sữa, chữa lành vết thương, bổ phổi, trị ho, khó thở, chống nấm ….. do đó được dùng rộng rãi trong y khoa như phương thuốc cổ truyền hiệu quả.
Cây trầu nhận biết như thế nào?
Cây mọc thân leo, lá mọc so le, cuống có bẹ, dài 1.5 – 3.5 m, phiến lá trái xoan, dài 10 – 13 cm, rộng 4.5 – 9 cm, cuống hình tim (đối với những lá phía gốc) đầu lá nhọn, gân lá thường 5. Hoa mọc thành bông. Quả mọng không có vòi sót lại. Và được dùng phổ biến trong dân gian.
Trong lá trầu chứa những gì?
Trong lá trầu không có 0.8 – 1.8% có khi lên đến 2.4% tinh dầu tỷ trọng 0.958 – 1.057 thơm mùi creozot (củi đốt), vị nóng. Ngoài ra lá còn chứa protein 3.1%, carbohydrate 6.9%, khoáng chất 2.3%, và tanin 2%, nước (85 – 90%), chất béo (0.4 – 1.0%), vitamin C, A, phốt pho, Kali, Canxi, Sắt …
Tìm hiểu thêm về: Lô hội: Dược liệu dân dã cần cho mọi nhà, Ngải cứu giá trị dược liệu quý chống sốt rét.
Những tác dụng của lá trầu theo y học cổ truyền và y học hiện đại là như thế nào?
Theo y học cổ truyền
Trầu không có vị cay nồng, hơi nóng. Với tác dụng bổ dạ dày lách và phổi. Kích thích tiêu hóa, loại bỏ đàm, giảm ho, hỗ trợ bệnh lý viêm phổi, hạ sốt, đau nhức xương khớp, viêm nhiễm, áp xe…
Theo y học hiện đại
- Hoạt động chống oxy hóa
Thành phần carvacrol trong lá trầu không đóng vai trò trong hoạt động chống oxy hóa thông qua ức chế quá trình peroxit hóa lipid hình thành nên các gốc tự do trong cơ thể.
- Điều trị hôi miệng
Theo nghiên cứu lá trầu không có tác dụng chữa chứng hôi miệng thông qua việc làm khả năng làm giảm methyl mercaptan và hydro sulfide chủ yếu là do hoạt động chống vi khuẩn từ đó hạn chế hình thành mảng bám trên miệng và ngăn ngừa sự xâm nhập của vi khuẩn kỵ khí đường uống.
- Hoạt tính chống nấm, tiêu diệt vi trùng mạnh
Tinh dầu trong lá trầu không có khả năng ức chế hoạt động tăng trưởng và sinh trưởng của các loại vi nấm aspergillus, candida, ecoli …….
- Hoạt động điều hòa miễn dịch
Hỗn hợp phenol, flavonoid, tannin và polysacarit từ lá trầu không đánh giá khả năng điều hòa miễn dịch. Nghiên cứu cho thấy rằng ức chế đáng kể phản ứng viêm và những rối loạn miễn dịch cơ thể.
Có tiềm năng ứng dụng trong điều trị bổ trợ những bệnh lý rối loạn miễn dịch cơ thể như viêm khớp dạng thấp, lupus ban đỏ hệ thống hoặc khí phế thũng.
Xem thêm: Cỏ mần trầu là gì mà được “ca ngợi” nhiều đến vậy?
20 công dụng hữu ích tuyệt vời từ tinh dầu lá trầu không
- Hỗn hợp lá trầu không với muối và nước nóng có thể dùng để trị bệnh giun chỉ.
- Để chữa bệnh béo phì, hỗn hợp lá trầu không với hạt tiêu đen chỉ định dùng trong hai tháng.
- Nước ép của lá trầu không trộn với mật ong có thể dùng để điều trị ho, khó thở và khó tiêu ở trẻ em.
- Áp dụng lá trầu không cho điều trị sưng viêm như viêm tinh hoàn, viêm khớp và viêm vú.
- Đối với trẻ và người già, lá được trộn với dầu mù tạt, làm ấm và được đắp vùng ngực để điều trị để giảm ho và khó thở.
- Loại bỏ mùi hôi miệng, mùi cơ thể và ngăn ngừa sâu răng.
- Ngăn ngừa và điều trị xuất huyết âm đạo, và giảm ngứa âm đạo.
- Chảy máu mũi.
- Ở Ấn Độ, lá dùng để chữa bệnh chàm, viêm bạch huyết, hen suyễn và thấp khớp.
- Đắp lá tiến hành trên vết cắt và vết thương.
- Rễ với hạt tiêu đen được sử dụng để làm vô sinh ở phụ nữ.
- Dầu dùng để kích thích ở cổ họng, thanh quản, phế quản, súc miệng và hít trong bệnh bạch hầu.
- Nước ép của lá được sử dụng điều trị viêm dạ dày và hạ sốt.
- Lá trầu rất hữu ích trong điều trị đau thần kinh, suy nhược thần kinh và suy nhược. Dịch chiết một vài lá, với mật ong vai trò như một loại thuốc bổ tốt.
- Theo hệ thống Unani, những chiếc lá này có hương vị đậm và mùi thơm kích thích giúp cải thiện sự thèm ăn.
- Được sử dụng như một loại thuốc bổ cho não, tim và gan.
- Cũng giúp bảo vệ răng và da khỏe mạnh.
- Nó giúp loại các rối loạn trong sinh lý chức năng của cơ thể, bệnh ngoài da và một số bệnh về mắt.
- Lá trầu cũng chứa đặc tính lợi tiểu. Nước ép lá với sữa hoặc mật ong giúp dễ tiểu tiện.
- Lá trầu được sử dụng trong thuốc kích thích tình dục, tức là một tác nhân kích thích ham muốn tình dục.
Bài thuốc
1. Chữa ho ra đờm vàng hoặc trắng, khó thở tức ngực, viêm phế quản mạn tính, viêm phổi
Lá trầu 20 gam, giã nát vắt lấy nước pha với mật ong và chanh. Ngày dùng ba lần, dùng 1 tuần sẽ có hiệu quả.
2. Thuốc bổ kích thích tiêu hóa, bổ thần kinh chữa suy nhược, ăn uống kém chán ăn
Lá trầu 50 gam nấu với 600ml nước còn 200ml uống sau ăn. Ngày ba lần, dùng một tuần sẽ có hiệu quả. Hoặc tinh dầu xông 10 phút trước khi đi ngủ
3. Chữa hôi miệng viêm nha chu, sâu răng
Lá trầu 20 gam nghiền nát, pha với 50 ml nước ấm súc miệng trong vòng 5 phút súc miệng hàng ngày. Làm trong vài ngày triệu chứng sẽ giảm.
Trầu không là cây thuốc quen thuộc với mọi người. Thành phần chứa nhiều tinh dầu có hiệu quả trong điều trị bệnh lý hô hấp, tiêu hóa và suy nhược thần kinh, viêm nhiễm. Tuy chưa có khuyến cáo chính xác về liều dụng trên mỗi bệnh lý. Do đó, mọi người dùng cần tham khảo ý kiến bác sĩ khi sử dụng trầu không điều trị.
Nguồn tham khảo / Source
Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.
- Đỗ Tất Lợi (2004). Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam. NXB Y học, Hà Nội.
- Ganguly S, Mula S, Chattopadhyay S, Chatterjee M, An ethanol extract of Piper betle Linn. mediates its anti-inflammatory activity via down-regulation of nitric oxide. J Pharm Pharmacol. 59, 2007, 711–718.
- Suppakul P, Ead N.S, Phoopuritham P, Antimicrobial and antioxidant activities of betel oil. Nat. Sci. 40, 2006, 91-100.
- Dubey P, Tripathi S.C, Z. Pflanzenkrankh. Pflanzenschutz 94(3), 1987, 235.