Tinh dầu xá xị là gì? Công dụng và lưu ý khi dùng
Nội dung bài viết
Tinh dầu xá xị được chiết xuất từ cây xá xị, còn được gọi với tên khác là cây vù hương. Cùng Thạc sĩ, Bác sĩ Y học cổ truyền Nguyễn Thị Lệ Quyên tìm hiểu về loại tinh dầu này và những lợi ích mà nó mang lại thông qua bài viết dưới đây.
Đặc điểm của cây xá xị
Cây xá xị hay vù hương có tên khoa học là Cinnamomum parthenoxylon.
Thuộc họ Long não Lauraceae.
Cây có tinh dầu ở phần vỏ gỗ và rễ, gỗ thân và gỗ rễ có mùi giống như mùi nước uống xá xị (salseparreille).
Mô tả cây xá xị
Cây xá xị to, chiều cao có thể lên đến 25 m. Thân hình trụ, thẳng, gốc phình to. Vỏ màu xám nâu, nứt và bong ra từng mảng nhỏ. Lá mọc so le, hình trứng, bầu dục hoặc trái xoan, gốc hình nêm. Cụm hoa mọc ở đầu cành hoặc kẽ lá. Hoa màu trắng vàng. Quả mọng, hình cầu, khi chín màu xám vàng hoặc tím đen, mùi thơm.1
Xá xị phân bố ở một số vùng rừng nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới ở Ấn Độ, Trung Quốc, Indonesia. Ở Việt Nam, xá xị phân bố rải rác ở một số tỉnh miền núi như: Cao Bằng, Quảng Ninh, Thái Nguyên, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Trị.
Theo Y học cổ truyền, xá xị có vị cay, hơi đắng, tính ôn. Rễ và thân có tác dụng ôn trung, tán hàn, tiêu thực, hóa trệ. Lá có tác dụng chỉ huyết, khu phong trừ thấp, giảm đau. Quả có tác dụng giải biểu, thanh nhiệt, giảm ho.1
Thành phần của tinh dầu xá xị
Thông qua phương pháp chưng cất hơi nước sẽ thu được tinh dầu xá xị. Đây là loại tinh dầu có màu vàng nhạt, mùi thơm dịu, trọng lượng riêng nặng hơn nước.
Thành phần chính của tinh dầu là safrol (75 %), pinen, phellandren, eugenol, long não.
Lợi ích của tinh dầu xá xị
Tinh dầu xá xị được sử dụng phổ biến ở:
- Những người mắc bệnh về khớp, huyết áp cao.
- Người mất ngủ, hệ thống miễn dịch kém, chấy rận, đau đầu, đau cơ
Tác dụng giảm huyết áp của tinh dầu xá xị
Với liều lượng nhỏ, được đo lường và quy định, tinh dầu này giúp làm giảm mức huyết áp. Điều này tốt cho sức khỏe tim mạch, những người nguy cơ xơ vữa động mạch, đau tim và đột quỵ.2
Giảm viêm – đau khớp3
Tinh dầu xá xị giúp giảm đau do làm tăng tuần hoàn tại chỗ, giảm viêm. Từ đó mang lại hiệu quả giảm đau nhức. Bản chất chống viêm của các thành phần trong tinh dầu này, ngay cả khi không có safrole, có thể giúp dịu các mô và kích thích lưu lượng máu để bôi trơn khớp.
Ngoài bệnh viêm khớp, tinh dầu này thường được sử dụng cho các tình trạng viêm khác. Chẳng hạn như chứng khó tiêu, đau đầu và stress oxy hóa – một dạng viêm. Loại dầu này, khi dùng đúng cách, giúp ngừa stress oxy hóa trên nhiều hệ thống cơ quan và giảm nguy cơ mắc bệnh mãn tính.
Diệt chấy rận
Tinh dầu xá xị cũng như một số loại tinh dầu khác cũng là chất khử trùng hiệu quả giúp ức chế sự phát triển của một số loại vi khuẩn, nấm, virus và ký sinh trùng.
Tinh dầu xá xị có khả năng nhanh chóng tiêu diệt chấy, do tính chất chống ký sinh trùng mạnh. Thoa dạng pha loãng của tinh dầu này, không chứa safrol, vào da đầu và tóc có thể nhanh chóng vô hiệu hóa sự xâm nhập của chấy rận.4
Hỗ trợ hoạt động một số cơ quan trong cơ thể, tăng cường hệ miễn dịch
Ngoài việc tăng cường lưu thông máu, các hoạt chất trong tinh dầu xá xị còn có lợi cho hoạt động cần thiết của cơ thể. Loại tinh dầu này giúp kích thích tiết nội tiết tố, hỗ trợ tiêu hóa, kiểm soát sự dịch mật, điều hòa kinh nguyệt…5
Lưu ý khi sử dụng tinh dầu xá xị
Có nhiều tác dụng phụ tiềm ẩn khi sử dụng tinh dầu xá xị như buồn nôn, nôn mửa, chóng mặt, ảo giác, tăng huyết áp, phản ứng dị ứng. Bao gồm cả rủi ro cho phụ nữ mang thai và trẻ em. Safrol là thành phần có trong tinh dầu xá xị. Các loại tinh dầu xá xị không chứa safrol sẽ giúp giảm nguy cơ mắc một số tác dụng phụ này. Tuy nhiên, điều quan trọng cần lưu ý là ngay cả những loại tinh dầu được tinh chế cao cũng tiềm ẩn một số rủi ro.5
Các vấn đề về đường tiêu hóa
Có một số báo cáo về tình trạng buồn nôn và nôn khi uống dầu xá xị. Tinh dầu còn chứa lượng cao safrol có thể độc hại và có tác dụng phụ rất nghiêm trọng. Vì vậy nên tránh tiêu thụ dầu có chứa safrol.
Phản ứng dị ứng
Một số người bị dị ứng với tinh dầu này. Trong trường hợp đó việc bôi tại chỗ và uống bên trong có thể dẫn đến phản ứng dị ứng, bao gồm viêm da, mẩn đỏ và ngứa.
Huyết áp
Sử dụng quá nhiều dầu xá xị có thể gây ra huyết áp cao. Điều này rất nguy hiểm cho những người đã có nguy cơ mắc bệnh tim mạch hoặc các biến cố.
Ảo giác
Tác động nhận thức của loại dầu này bao gồm ảo giác hoặc nhầm lẫn. Điều này có thể do loại dầu này là tiền chất để sản xuất MDMA (thuốc lắc). Đó là lý do tại sao nó bị cấm trên toàn thế giới.
Mang thai
Loại dầu này có thể có những ảnh hưởng xấu đến thai nhi. Đồng thời cũng có thể kích thích các cơn co thắt tử cung gây sẩy thai.
Trẻ em
Trẻ em không nên sử dụng bất kỳ dạng nào của dầu này, vì ngay cả một liều lượng nhỏ dầu chứa safrol cũng có thể gây chết người.
Mặc dù tinh dầu xá xị có sẵn trên khắp thế giới. Tuy nhiên, cần phải cẩn thận về thành phần và phương pháp chế biến, cũng như cách sử dụng nó. Cần hỏi ý kiến chuyên gia trước khi sử dụng tinh dầu này để tránh những rủi ro không đáng có.
Nguồn tham khảo / Source
Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.
- Viện dược liệu (2006). Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam tập 2. NXB Khoa học kỹ thuật. Trang 1075-1076.https://youmed.vn/tin-tuc/wp-content/uploads/docs/cay-thuoc-va-dong-vat-lam-thuoc-o-viet-nam-tap2.pdf#page=1077
-
Hypotensive Activity of Terpenes Found in Essential Oilshttps://www.degruyter.com/document/doi/10.1515/znc-2010-9-1005/html
Ngày tham khảo: 10/02/2022
- French, Larry G. (1995). The Sassafras Tree and Designer Drugs: From Herbal Tea to Ecstasy. Journal of Chemical Education, 72(6), 484–. doi:10.1021/ed072p484
-
Buxton, P. A. (1940). The Control of Lice. BMJ, 2(4165), 603–604. doi:10.1136/bmj.2.4165.603 https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC2179858/pdf/brmedj04117-0023.pdf
Ngày tham khảo: 10/02/2022
- HICKEY, MICHAEL J. (1948). INVESTIGATION OF THE CHEMICAL CONSTITUENTS OF BRAZILIAN SASSAFRAS OIL. The Journal of Organic Chemistry, 13(3), 443–446. doi:10.1021/jo01161a020