Trẻ bị mưng mủ sau tiêm phòng lao có đáng lo?
Nội dung bài viết
Nguyên nhân nào dẫn đến bệnh lao? Việc tiêm phòng vắc xin lao đem lại những lợi ích nào? Nên tiêm phòng cho các đối tượng và thời điểm nào để hiệu quả tiêm phòng được tốt nhất? Các tác dụng phụ có thể xảy ra sau khi tiêm là gì? Trẻ bị mưng mủ sau tiêm phòng lao có đem lại ý nghĩa nào không? Hãy cùng YouMed theo dõi các vấn đề được phân tích và trình bày trong bài viết dưới đây nhé!
Tổng quan về bệnh lao và vắc xin lao
Giới thiệu về bệnh lao
Trước hết, lao là bệnh lý do vi khuẩn lao Mycobacterium Tuberculosis (MTB) gây ra. Loại vi khuẩn này có thể lây truyền qua không khí nên có tốc độ truyền nhiễm rất nhanh. Do vậy, chỉ cần hít chung không khí với người mắc bệnh thì đã có nguy cơ mắc bệnh với tỉ lệ cao.
Khi nhiễm vi khuẩn lao, người bệnh dễ bị mắc các biến chứng ở phổi. Sau đó, có thể lây sang xương, hạch bạch huyết, tim, hệ thần kinh cùng các hệ cơ quan khác.
Hiện nay, Bộ Y tế đã chỉ định đưa vắc xin phòng lao BCG vào chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia. Vắc xin được áp dụng tiêm chủng rộng rãi cho trẻ sơ sinh đủ điều kiện tiêm chủng.
Vắc xin phòng bệnh lao BCG
- Lịch tiêm chủng:
+ Thực hiện tiêm 1 mũi duy nhất
+ Liều tiêm 0,1ml. - Đối tượng tiêm chủng: nên thực hiện tiêm cho trẻ sơ sinh với các điều kiện
+ Thực hiện tiêm càng sớm càng tốt.
+ Tốt nhất là trong tháng đầu sau sinh với trẻ có cân nặng >2,5 kg - Đường tiêm vắc xin
+ Thực hiện kĩ thuật tiêm trong da
+ Vị trí tiêm: ở mặt ngoài phía trên cánh tay hoặc vai trái.
Các phản ứng thường gặp sau tiêm lao
Cũng như khi tiêm chủng các loại vắc xin nói chung, khi tiêm phòng vắc xin lao BCG có thể khiến trẻ có những phản ứng thông thường như:
- Tình trạng sưng, đỏ đau tại vị trí tiêm;
- Trẻ có thể sốt sau khi tiêm
- Tình trạng quấy khóc dai dẳng; trẻ có thể chán ăn, cảm giác mệt mỏi;
- Xuất hiện tình trạng nổi ban;
- Trẻ có thể bị nổi nốt sần nhỏ tại chỗ tiêm. Tuy nhiên, nốt sần này thường mất trong vòng 30 phút mà không cần bất cứ can thiệp điều trị nào.
Ngoài ra, sau 3 – 4 tuần, trẻ bị mưng mủ sau tiêm phòng lao tại vị trí tiêm sẽ xuất hiện tình trạng mưng mủ do tiêm phòng vắc xin lao
- Cụ thể là tại vết mưng mủ sẽ xuất hiện một lỗ rò tiết dịch trong 2 – 3 ngày rồi đóng vẩy.
- Tiếp đó, sau 2 tuần, vẩy sẽ bong ra để lại vết sẹo lõm đường kính ~5mm.
- Vết sẹo là dấu hiệu cho thấy vắc xin đã có hiệu quả trên trẻ .
- Ngoài ra, trong một số trường hợp khác, sau khi tiêm 3 – 5 tuần trẻ có thể
+ Bị viêm hạch
+ Hoặc có thể bị sưng hạch quanh vùng cổ hoặc sau tai
+ Tuy nhiên, tình trạng này sẽ tự biến mất trong khoảng 1 tháng mà không để lại bất kỳ di chứng nào.
Chăm sóc tại nhà khi trẻ bị phản ứng nhẹ
Những biểu hiện như sốt nhẹ, trẻ bị mưng mủ sau tiêm phòng lao và sưng tấy tại vết tiêm sau khi tiêm phòng là rất bình thường. Do đó, bố mẹ không cần quá lo lắng. Khi đưa trẻ về nhà sau khi tiêm phòng, bố mẹ có thể theo dõi thêm các phản ứng và xử lý theo các chỉ dẫn sau:
- Trường hợp trẻ bị sốt nhẹ
+ Dùng nước lau mát cho trẻ
+ Cho trẻ uống thuốc hạ sốt theo hướng dẫn của cán bộ ý tế - Nếu trẻ bị sưng đau tại vị trí tiêm
+ Có thể chườm mát tại nơi tiêm bằng khăn sạch thấm nước lạnh.
+ Lưu ý, tránh không chạm vào vết tiêm khi bế hoặc ôm trẻ.
+ Chú ý, tuyệt đối không được dùng chanh hoặc khoai tây cắt mỏng để đắp vào chỗ tiêm. Mục đích để tránh gây kích thích chỗ tiêm, có thể gây đau đồng thời tăng nguy cơ nhiễm khuẩn vết tiêm.
Nếu sau khi tiêm vắc xin các phản ứng trở nên nặng hơn như:
- Trẻ sốt cao, bỏ bú…kéo dài từ 1 – 2 ngày
- Xuất hiện tình trạng sưng to tại vết tiêm
- Trẻ bị nổi hạch sưng to và kéo dài >6 tuần thì cần đưa trẻ đến bệnh viện để được thăm khám và hỗ trợ
Trường hợp trẻ bị sốt cao kèm theo khó thở, tím tái và hôn mê thì đưa trẻ vào trung tâm y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời.
Trường hợp trẻ không bị mưng mủ sau tiêm phòng lao
- Ngược lại với trường hợp trên, trong một số trường hợp sau khi tiêm phòng vắc xin lao, trẻ bị mưng mủ sau tiêm phòng lao thường sẽ mất từ 1 – 5 tháng mới bắt đầu xuất hiện vết mưng mủ.
- Trường hợp trong vòng 5 tháng chưa thấy tình trạng mưng mủ sau khi tiêm thì bố mẹ phải chờ.
- Tuy nhiên, trong trường hợp đã chờ nhưng vẫn không thấy tình trạng mưng mủ tại nơi tiêm, không thành sẹo thì nên cân nhắc đưa trẻ đi tiêm phòng vắc xin lao lại một lần nữa
Tóm lại, lao là một bệnh rất dễ lây nhiễm. Khi mắc bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng. Do đó, tiêm vắc xin vẫn là ưu tiên hàng đầu để trẻ có thể chủ động phòng ngừa bệnh tật một cách dễ dàng và hiệu quả nhất. Cần lưu ý đến trường hợp trẻ bị mưng mủ sau tiêm phòng lao để đánh giá đáp ứng hiệu quả của vắc xin đồng thời xử trí nếu có tình trạng nào bất thường xảy ra nhé!
Nguồn tham khảo / Source
Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.
-
Tham khảo giải đáp sau tiêmhttps://vnvc.vn/faq/tre-co-bieu-hien-sot-nhe-mung-mu-khi-tiem-ngua-lao-co-dang-lo/
Ngày tham khảo: 09/06/2021
-
Tổng quan về vắc xin laohttps://www.nhs.uk/conditions/vaccinations/bcg-tuberculosis-tb-vaccine/
Ngày tham khảo: 09/06/2021
-
vắc xin lao - BCG https://www.uofmhealth.org/health-library/d08998a1
Ngày tham khảo: 09/06/2021