YouMed

Tục đoạn: Không chỉ là vị thuốc chữa đau nhức gân xương!

bác sĩ nguyễn trần anh thư
Tác giả: Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Trần Anh Thư
Chuyên khoa: Y học cổ truyền

Tục đoạn (Dipsacus japonicus Miq) là một vị thuốc Đông Y từ rễ cây Tục đoạn, họ Tục đoạn (Dipsacaceae). Tục là nối, đoạn là đứt, vì người xưa cho rằng vị thuốc này có tác dụng nối được gân xương đã đứt. Ngoài ra Tục đoạn còn có tác dụng an thai, trị rong kinh, băng huyết. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu kĩ hơn về công dụng và cách dùng của Tục đoạn trong bài viết này.

1. Mô tả dược liệu

Rễ tục đoạn
Rễ tục đoạn

Rễ hình trụ, hơi cong queo, đầu trên to, đầu dưới thuôn nhỏ dần. Mặt ngoài màu nâu nhạt đến nâu xám, có nhiều nếp nhăn và rãnh dọc, có nhiều lỗ bi nằm ngang. Dễ bẻ gãy, mặt bẻ lởm chởm.

Rễ tục đoạn
Rễ tục đoạn

Rễ Tục đoạn thái lát: những lát mỏng hình tròn hoặc hình bầu dục. Bên ngoài màu nâu xám, nhiều nếp nhăn dọc. Trên bề mặt lát: phần vỏ có màu lọc sẫm hoặc màu nâu, gỗ có màu vàng xám hoặc nâu vàng, các bó mạch xếp thành đường xuyên tâm, tầng phát sinh thành vòng màu sẫm. Mùi nhẹ, vị đắng hơi ngọt.

2. Bào chế 

2.1. Tục đoạn chế rượu (Tim Tục đoạn)

Dùng 1 lít rượu cho 10 kg Tục đoạn thái lát. Phun đều rượu vào Tục đoạn và ủ cho thấm đều rượu trong 30 phút đến 1 giờ. Sao ở nhiệt độ vừa phải đến khi có màu hơi đen.

2.2. Tục đoạn chế muối (Diêm Tục đoạn)

Dùng 0,2 kg muối cho 10 kg Tục đoạn thái lát. Hòa tan muối vào khoảng 0,5 lít nước. Phun vào Tục đoạn và ủ cho thấm nước muối vào lõi trong 30 phút đến 1 giờ. Sao ở nhiệt độ vừa phải đến khô.

3. Thành phần hoá học

Thành phần trong Tục đoạn ít được nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu chưa được thống nhất. Có tài liệu nói trong Tục đoạn có một ankaloid gọi là lamiin, ít tinh dầu và chất màu.

Sơ bộ nghiên cứu Tục đoạn Việt Nam thấy dịch chiết tục đoạn có vị hơi ngọt, sau hơi se lưỡi, có phản ứng với acid giấy quỳ, cho phản ứng dương với các thuốc thử chung ankaloid, phản ứng tanin cũng rõ rệt, có đường và có thể có saponin (Lê Ánh,1961)

4. Tác dụng dược lý

Chưa thấy tài liệu khoa học nghiên cứu. Tuy nhiên, nghiên cứu tác dụng dược lý loài Dipsacus pilosus (cùng chi khác loài với Tục đoạn) người ta thấy với liều 0,2 – 0,3 g cao đối với 1 kg thể trọng của chó và mèo thì thấy huyết áp cao lên, nhịp tim nhanh lên, đồng thời biên độ mạch cũng tăng. Hơi thở nhanh và sâu.

Thử trên tuỷ sống của ếch thấy cao Dispsacus pilosus có tác dụng gây tê mạnh.

5. Công dụng và liều dùng 

  • Tục đoạn thường dược dùng làm thuốc bổ toàn thân, thuốc dịu đau nhức gân xương, chữa đau đớn do bị ngã, bị thương, còn có tác dụng lợi sữa, an thai, cầm máu.
  • Liều đùng: Ngày uống 9 – 18 g dưới dạng thuốc sắc hay ngâm rượu.

6. Đơn thuốc có Tục đoạn

6.1. Chữa động thai

Dùng Tục đoạn (tẩm rượu) 80 g, đỗ trọng (tẩm nước gừng rồi sao cho đứt tơ) 80 g. Hai vị tán nhỏ trộn với thịt táo đỏ (táo Trung Quốc) viên bằng hạt ngô. Ngày uống 30 viên, chiêu thuốc bằng nước cơm.

Chữa phụ nữ có thai 2 – 3 tháng mà động thai.

Kiêng kỵ: Người có chứng thực nhiệt không được dùng.

6.2. Bài thuốc tử mẫu bí lục cứu người, phụ nữ sau khi sinh xong lúc nóng lúc rét phiền muộn.

Lấy Tục đoạn 40 g, nước 600 ml, sắc còn 200 ml. Chia làm 3 lần uống trong ngày.

6.3. Trị đau nhức lưng gối, chân tay đau sưng hoặc trường hợp gãy xương kín, bong gân.

Tiếp cốt tán: chích Nhũ hương, chích Một dược, Đồng tự nhiên, Thổ miết trùng, Huyết kiệt, Tục đoạn, Đương qui, Cốt toái bổ, Hồng hoa, mỗi thứ 12 g, Mộc hương 8 g. Đem tất cả tán bột mịn, mỗi lần uống 12 g, ngày 2 – 3 lần, uống với nước sôi nguội hoặc hòa với dấm rượu đắp ngoài.

6.4. Trị phụ nữ băng lậu, khí hư, bạch đới, hoặc động thai, thai lậu (dọa sẩy)

Dùng Tục đoạn, Đương qui, Hoàng kỳ, Long cốt, Xích thạch chỉ, Địa du mỗi thứ 12 g, Thục địa 16 g, Xuyên khung, Ngãi diệp mỗi thứ 6 g, tán bột làm hoàn, mỗi lần uống 8 g, ngày 2 lần.

6.5. Trị đau lưng và chân (thuộc thể hư và hàn thấp), chân gối mỏi, gân xương co cứng

Tục đoạn, Tỳ giải, Ngưu tất sao, Đỗ trọng, Mộc qua, mỗi thứ 80 g, nghiền bột mịn luyện mật làm hoàn. Cứ mỗi viên nặng 10g, mỗi lần uống 1 viên, ngày uống 2 – 3 lần, uống với nước nóng hoặc rượu nóng.

6.6  Tiếp cốt liệu thương, trị gãy xương không liền, chữa các vết thương

Nhũ hương sao 12 g, Một dược sao 12 g, Tự nhiên đồng 12 g, Thổ miết trùng 12 g, Huyết kiệt 12 g, Tục đoạn 12g, Đương quy 12 g, Cốt toái bổ 12 g, Hồng hoa 12 g, Mộc hương 8 g. Tất cả nghiền thành bột mịn. Ngày uống 2 – 3 lần, mỗi lần 12 g, chiêu với nước đun sôi. Hoặc dùng ngoài: nhào với rượu hoặc giấm làm thành bột hồ nhão, đắp vào chỗ đau.

Công dụng của Tục đoạn:

  • Trị đau do chấn thương, bong gân, gãy xương
  • An thai

>> Ngoài ra bạn có thể xem thêm về A giao: công dụng bổ máu, an thai của da lừa

Những thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Tốt nhất, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng các vị thuốc. Đừng ngại để lại những thắc mắc ở phần bình luận, cũng như chia sẻ bài viết nếu thấy hữu ích. Mong nhận được những phản hồi cũng như đồng hành cùng bạn ở những bài viết kế tiếp. Youmed luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn!

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

  1. Đỗ Tất Lợi (2004). Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam. Nhà xuất bản Y học, Hà Nội

  2. Dược điển Việt Nam (2017). Nhà xuất bản Y học, Hà Nội

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người