YouMed

Bệnh nhân mắc ung thư miệng có chữa được không?

thạc sĩ, bác sĩ mai quang hoàn
Tác giả: ThS.BS Mai Quang Hoàn
Chuyên khoa: Tai - Mũi - Họng

Ung thư miệng bao gồm ung thư của: môi, lưỡi, niêm mạc bên trong của má. Ngoài ra còn có nướu răng, sàng miệng, khẩu cái cứng và mềm. Mỗi loại ung thư đều có đặc điểm riêng. Tuy nhiên chúng vẫn có một điểm chung là khả năng sinh sản bất tử không chịu sự kiểm soát. Ung thư miệng cũng vậy, cũng là một bệnh lý nguy hiểm. Chúng phá hủy sức khỏe chúng ta cực kỳ nhanh chóng. Vậy ung thư miệng có chữa được không?

Dấu hiệu ung thư miệng

Ung thư miệng có chữa được không phụ thuộc vào giai đoạn bạn phát hiện ra bệnh và điều trị. Phát hiện ở giai đoạn sớm, cơ hội điều trị cao, khả năng sống sót cao. Trong khi nếu phát hiện trễ thì khả năng chữa trị là rất khó. Muốn phát hiện sớm, bạn cần phải biết những dấu hiệu điển hình của ung thư miệng. Những dấu hiệu điển hình của ung thư miệng bao gồm:

  • Vùng da trong miệng dày, sưng tấy, cục u hoặc vết sưng. Đốm hay vảy thô ráp hoặc những vùng loét trên môi, nướu răng và các khu vực khác cũng là dấu hiệu của ung thư miệng.
  • Các mảng trắng mịn, đỏ hoặc lốm đốm (trắng xen đỏ) trong khoang miệng.
  • Chảy máu trong miệng không rõ nguyên nhân.
  • Tê không rõ nguyên nhân, mất cảm giác trong miệng.
  • Đau không rõ nguyên nhân ở bất cứ vị trí nào trong khoang miệng.
  • Nhai khó, nuốt khó.
  • Khàn giọng, đau họng mạn tính hoặc thay đổi giọng nói bình thường.
  • Đau tai.
  • Răng lung lay, dễ gãy.
  • Sụt cân nhanh chóng, chóng mặt, thường xuyên mệt mỏi.

Điều quan trọng là bạn nên đến gặp nha sĩ hoặc bác sĩ của mình để kiểm tra kỹ hơn. Bất kỳ triệu chứng dai dẳng nào kể trên kéo dài trên 2 tuần đều có thể là ung thư miệng. Kiểm tra sớm để phát hiện bệnh giai đoạn sớm. Việc đó sẽ giúp cải thiện tỉ lệ sống còn của bạn.

Hình ảnh ung thư khoang miệng
Hình ảnh ung thư khoang miệng

Chẩn đoán ung thư miệng

Bác sĩ hoặc nha sĩ sẽ tiến hành khám tổng trạng sức khoẻ của bạn. Họ sẽ kiểm tra kỹ càng vòm họng, sàn miệng, phía sau cổ họng, lưỡi, mặt trong má và các hạch bạch huyết vùng cổ. Nếu bác sĩ tìm được bất kỳ một khối hay những dấu hiệu ung thư miệng bất thường nào như một vết loét lâu lành, họ sẽ thực hiện sinh thiết bàn chải hoặc sinh thiết mô.

Đừng cảm thấy lo lắng vì sinh thiết bàn chải là một xét nghiệm không đau. Chúng giúp thu thập tế bào từ khối u bằng cách chải chúng lên một phiến kính.

Ngoài ra, bác sĩ có thể thực hiện thêm một số xét nghiệm khác để xác nhận chính xác bạn có mắc ung thư miệng không và nếu có thì đánh giá mức độ nghiêm trọng của khối u đó như:

  • Chụp X-quang để kiểm tra xem liệu tế bào ung thư đã lan đến hàm, ngực hay phổi chưa.
  • Chụp CT scan để phát hiện bất cứ khối u nào trong miệng, cổ họng, cổ, phổi hoặc những vị trí khác trong cơ thể.
  • Chụp MRI để cho hình ảnh chính xác hơn về đầu và cổ. Đồng thời xác định mức độ hoặc giai đoạn của ung thư.
  • Nội soi để kiểm tra mũi, các xoang, khí quản hay phế quản.
  • Chụp PET để xác định xem ung thư đã di căn hạch hoặc các cơ quan khác hay chưa.

Việc khám sức khỏe răng miệng định kỳ sẽ giúp bạn phát hiện ra những bất thường từ sớm. Ung thư miệng có chữa được không phụ thuộc rất nhiều vào việc đó. Vì vậy bạn hãy luôn đi khám sức khỏe răng miệng định kỳ 6 tháng/ 1 lần.

Ung thư miệng có chữa được không?

Ung thư miệng có thể chữa được. Cách điều trị giống như nhiều loại ung thư khác. Bác sĩ sẽ kết hợp phẫu thuật để loại bỏ khối u phát triển. Sau đó họ tiến hành xạ trị và hoặc hóa trị để tiêu diệt bất cứ tế bào nào còn sót lại. Tuy nhiên vẫn có những trường hợp ung thư miệng tái lại. Các phương pháp điều trị có thể là:

  • Phẫu thuật: điều trị giai đoạn đầu thường bao gồm phẫu thuật loại bỏ khối u và phẫu tích hạch. Ngoài ra, các mô khác xung quanh miệng và cổ xung quanh khối u có thể được cắt và đưa ra ngoài.
  • Xạ trị: Xạ trị là một lựa chọn dùng để chữa ung thư miệng. Điều trị cho giai đoạn nặng thường sẽ bao gồm sự kết hợp hóa trị và xạ trị.
  • Hóa trị: Hóa trị là phương pháp điều trị bằng thuốc để tiêu diệt tế bào ung thư. Thuốc được sử dụng bằng đường uống hoặc tiêm tĩnh mạch.
  • Liệu pháp nhắm trúng đích: Đây liệu pháp có thể có hiệu quả trong giai đoạn đầu và giai đoạn cuối của khối u. Thuốc điều trị nhắm mục tiêu sẽ gắn với các protein cụ thể trên tế bào ung thư và ngăn cản sự phát triển của chúng.
  • Dinh dưỡng: Dinh dưỡng là một phần rất quan trọng trong quá trình điều trị ung thư miệng của bạn. Người mắc ung thư miệng dễ bị suy kiệt do không ăn được.

Lưu ý, ung thư miệng có thể chữa được còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Yếu tố quan trọng nhất vẫn là phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm.

Ung thư miệng có chữa được không
Ung thư miệng có chữa được không

Phòng ngừa ung thư miệng

Ung thư miệng là bệnh lý nguy hiểm và không ai muốn mắc phải. Bạn cần có những biện pháp phòng ngừa ung thư miệng, một số biện pháp đơn giản như:

  • Không hút thuốc hay sử dụng bất cứ sản phẩm nào từ thuốc lá.
  • Hạn chế rượu, bia.
  • Một chế độ ăn uống cân bằng, nhiều răng xanh, ít đồ chiên, đồ nguội.
  • Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Hãy sử dụng kem chống nắng trước khi đi ra ngoài nắng. Đồng thời sử dụng các biện pháp cơ học như khẩu trang, khăn mặt để che khi đi ra ngoài nắng.
  • Tự kiểm tra bản thân ít nhất 1 lần một tháng: Tự kiểm tra lưỡi, môi, vòm họng, sàn miệng, mặt trong của má. Nếu phát hiện bất cứ bất thường nào, hãy liên hệ với bác sĩ để được kiểm tra kỹ hơn.
  • Gặp bác sĩ theo lích trình thường xuyên: Mặc dù bạn có thể thường xuyên kiểm tra, tuy nhiên có những vết loét hoặc vùng đổi màu rất khó tự nhận ra. Điều đó chỉ được nhận ra bởi các bác sĩ có chuyên môn cao.

Như vậy ung thư miệng có chữa được không phụ thuộc rất nhiều vào giai đoạn phát hiện. Giai đoạn phát hiện càng sớm thì càng có cơ hội chữa trị thành công cao. Kiểm tra sức khỏe định kỳ, quan tâm hơn đến sức khỏe của bản thân sẽ giúp bạn pháp hiện sớm những bất thường trong cơ thể.

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

  1. Mouth cancerhttps://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/mouth-cancer/symptoms-causes/syc-20350997

    Ngày tham khảo: 11/04/2021

  2. Oral Cancerhttps://www.webmd.com/oral-health/guide/oral-cancer

    Ngày tham khảo: 11/04/2021

  3. Oral Cancershttps://www.healthline.com/health/oral-cancer

    Ngày tham khảo: 11/04/2021

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người