YouMed

Những thông tin về ung thư tinh hoàn mà nam giới cần biết

Thạc sĩ, Bác sĩ TRẦN QUỐC PHONG
Tác giả: ThS.BS Trần Quốc Phong
Chuyên khoa: Ngoại tiết niệu

Ung thư tinh hoàn là bệnh ung thư phổ biến nhất ở nam giới trong độ tuổi từ 20 đến 35. Đến nay, nguyên nhân gây bệnh chưa được biết rõ. Tuy nhiên, nếu bệnh được phát hiện sớm sẽ có tỷ lệ chữa khỏi vô cùng cao. Vì vậy, bạn cần tự kiểm tra tinh hoàn tại nhà để phát hiện sớm các bất thường. Vậy các dấu hiệu nhận biết ung thư tinh hoàn như thế nào? Mời bạn cùng ThS.BS Trần Quốc Phong tìm hiểu thêm những thông tin cần thiết về bệnh lý này qua bài bài viết sau đây.

Tổng quan về ung thư tinh hoàn

Định nghĩa

Tinh hoàn là tuyến sinh dục nam sản xuất tinh trùng và hormone testosterone. Bìu tinh hoàn là túi da nằm bên dưới dương vật của nam giới. Tinh hoàn là hai tuyến hình quả óc chó bên trong bìu.

Ung thư tinh hoàn là bệnh ung thư phổ biến nhất ở nam giới từ 20 đến 35. Điều đáng mừng là căn bệnh này có thể chữa được. Bệnh xảy ra khi các tế bào ung thư (ác tính) phát triển trong các mô tinh hoàn. Ung thư ở cả hai tinh hoàn có thể xảy ra, nhưng rất hiếm.

Các tế bào ung thư phát triển gây ung thư tinh hoàn
Các tế bào ung thư phát triển gây ung thư tinh hoàn

Dấu hiệu

Các triệu chứng sau đây có thể là dấu hiệu của ung thư tinh hoàn. Nếu có bất kỳ triệu chứng nào được kể, bạn nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn và chẩn đoán bệnh.

  • Sưng hoặc tụ dịch đột ngột trong bìu.
  • Cảm giác nặng ở bìu.
  • Một khối u ở một trong hai tinh hoàn hoặc sưng tinh hoàn.
  • Tích tụ chất lỏng trên bìu.
  • Đau âm ỉ ở háng hoặc bụng dưới.
  • Đau hoặc khó chịu ở bìu hoặc tinh hoàn.
  • Tinh hoàn co lại.

Xem thêm: Bệnh to bìu: nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị

Bạn nên đến gặp bác sĩ khi có các triệu chứng bất thường ở tinh hoàn
Bạn nên đến gặp bác sĩ khi có các triệu chứng bất thường ở tinh hoàn

Nguyên nhân ung thư tinh hoàn là gì?

Trong hầu hết các trường hợp, không rõ nguyên nhân gây ung thư tinh hoàn là gì. Ung thư xảy ra khi các tế bào bình thường trong tinh hoàn bị thay đổi. Thông thường, các tế bào khoẻ mạnh và luôn phân chia một cách có trật tự để cơ thể hoạt động ổn định. Đôi khi, một số tế bào phát triển bất thường, và sự phát triển này vượt qua sự kiểm soát của cơ thể. Các tế bào ung thư tiếp tục phân chia cả khi cơ thể không cần tế bào mới. Các tế bào bất thường tích tụ lại thành một khối trong tinh hoàn.

Ung thư tinh hoàn bắt đầu từ tế bào mầm. Tế bào mầm là những tế bào trong tinh hoàn sản xuất ra tinh trùng chưa trưởng thành. Lý do vì sao tế bào mầm phát triển bất thường và trở thành ung thư vẫn chưa được nghiên cứu rõ ràng.

Đối tượng dễ mắc phải ung thư tinh hoàn

Nam giới trong độ tuổi từ 20 đến 35 là những đối tượng dễ mắc bệnh hơn các nhóm tuổi còn lại. Một số nam giới gặp các vấn đề về tinh hoàn ngay khi còn trẻ có thể có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Tuy nhiên, nhìn chung đây vẫn là một căn bệnh hiếm gặp. Mỗi 1/270 nam giới có thể phát triển ung thư tại một thời điểm trong đời. Nhưng tỷ lệ chữa khỏi bệnh này rất cao, lên đến 95%.

Các yếu tố có thể làm tăng nguy cơ ung thư bao gồm:

  • Tinh hoàn ẩn: Thông thường, tinh hoàn hình thành ở vùng bụng trong quá trình phát triển của thai nhi; và thường xuống bìu trước khi sinh. Tinh hoàn ẩn là tình trạng tinh hoàn không di chuyển đúng vị trí khi sinh ra. Những người đàn ông có tinh hoàn ẩn có nguy cơ bị bệnh cao hơn những người đàn ông có tinh hoàn di chuyển xuống bình thường. Nguy cơ vẫn cao ngay cả khi bệnh nhân đã phẫu thuật tinh hoàn ẩn. Tuy nhiên, phần lớn nam giới ung thư tinh hoàn không có tiền sử bị tinh hoàn ẩn.
  • Tinh hoàn phát triển bất thường: Chẳng hạn như hội chứng Klinefelter, có thể làm tăng nguy cơ ung thư.
  • Lịch sử gia đình: Nếu bố hoặc ông nội của bạn từng bị bệnh, thì khả năng mắc bệnh của bạn cao hơn
  • Tuổi tác: Bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng ảnh hưởng nhiều hơn đối với nam giới trong độ tuổi 20 đến 35.

Những phương pháp điều trị ung thư tinh hoàn

Trước khi bắt đầu điều trị, nam giới nên nói chuyện với bác sĩ về việc muốn có con hay không. Vô sinh và thay đổi nội tiết tố nam có thể gặp sau một số đợt điều trị. Nếu bạn hy vọng có con trong tương lai, bạn có thể tìm đến ngân hàng lưu trữ tinh trùng.

Phẫu thuật

Phẫu thuật là phương pháp điều trị chính cho căn bệnh này. Thông thường, bệnh nhân sẽ được cắt bỏ tinh hoàn để loại bỏ hoàn toàn tinh hoàn. Cắt tinh hoàn được sử dụng để điều trị cả ung thư giai đoạn đầu và giai đoạn sau. Phẫu thuật này loại bỏ toàn bộ tinh hoàn thông qua một vết cắt nhỏ ở bẹn. Thừng tinh cũng sẽ bị cắt bỏ.

Sau khi phẫu thuật cần kiểm tra tinh hoàn thường xuyên để đảm bảo ung thư không tái phát. Nếu chỉ một bên tinh hoàn bị cắt bỏ và bên còn lại bình thường, thì mức độ testosterone sẽ tương đối ổn định. Phần còn lại, tinh hoàn khỏe mạnh sẽ tạo ra đủ testosterone. Tuy nhiên, có 10 – 15% bệnh nhân sau phẫu thuật có mức testosterone thấp và cần được điều trị.

Phẫu thuật cắt tinh hoàn có thể điều trị triệt để tình trạng ung thư 
Phẫu thuật cắt tinh hoàn có thể điều trị triệt để tình trạng ung thư

Một loại phẫu thuật khác liên quan đến cắt bỏ tinh hoàn là Testis-sparing surgery (TSS). Phẫu thuật này chỉ được khuyến khích trong một số trường hợp nhất định. Trường hợp này, bác sĩ chỉ loại bỏ mô khối u, không phải toàn bộ tinh hoàn. Khối lượng u phải rất nhỏ và các dấu hiệu khối u phải lành tính. Khi thực hiện TSS, kiểm tra thường xuyên là rất quan trọng vì ung thư có thể quay trở lại. Nếu bệnh nhân có khối u ác tính thì TSS không được khuyến khích.

Xạ trị

Bức xạ tiêu diệt các tế bào ung thư trên tinh hoàn hoặc trong các hạch bạch huyết gần đó. Xạ trị đươc tiến hành cho các bệnh ung thư tế bào bán ác tính. Bác sĩ có thể áp dụng phương pháp này nếu ung thư tinh hoàn đã di căn xa đến các cơ quan khác như não.

Hóa trị

Hóa trị được sử dụng cho các bệnh ung thư di căn ra ngoài tinh hoàn hoặc các dấu hiệu khối u quay trở lại sau phẫu thuật. Các loại thuốc này đi qua cơ thể theo đường máu và gây ra các phản ứng phụ. Hoá chất quét sạch các tế bào ung thư di chuyển đến các hạch bạch huyết.

Hoá trị cũng được sử dụng để giúp giảm nguy cơ ung thư tái phát sau phẫu thuật. Đôi khi, nhiều loại thuốc hoá trị được kết hợp để điều trị ung thư tinh hoàn. Những loại thuốc này được tiêm theo chu kỳ ba hoặc bốn tuần.

Kiểm tra sau phẫu thuật

Ngoài phẫu thuật cơ bản, tiến triển còn phụ thuộc vào loại tế bào ung thư và kết quả của phẫu thuật. Ngay cả khi ung thư được điều trị sớm, các xét nghiệm và kiểm tra sau đó vẫn cần thiết. Sau một thời gian, nếu ung thư tái phát thì cần phải điều trị thêm.

Xem thêm: Cùng tìm hiểu những cách chữa đau tinh hoàn hiệu quả

Phòng ngừa ung thư tinh hoàn

Không có cách nào để ngăn ngừa hoàn toàn căn bệnh này, nhưng việc phát hiện sớm là rất quan trọng. Bạn có thể tự kiểm tra theo các bước như sau:

  • Thực hiện bài kiểm tra sau khi tắm nước ấm. Hơi ấm làm giãn da bìu, giúp bạn cảm nhận được bất thường.
  • Dùng cả hai tay để kiểm tra từng tinh hoàn. Đặt ngón trỏ và ngón giữa của bạn bên dưới tinh hoàn và ngón tay cái của bạn ở trên. Lăn tinh hoàn giữa các ngón tay của bạn. Lưu ý rằng tinh hoàn có kích thước khác nhau là điều bình thường.
  • Khi sờ thấy tinh hoàn, bạn có thể nhận thấy một cấu trúc giống như sợi dây ở phía trên và phía sau của tinh hoàn. Cấu trúc này được gọi là mào tinh hoàn ở người. Nó lưu trữ và vận chuyển tinh trùng. Đây là cấu trúc bình thường, không phải khối u.
  • Cảm nhận khối u (nếu có): Các khối u có thể to bằng hạt đậu hoặc lớn hơn và thường không đau.
  • Mặc dù tinh hoàn bên trái và bên phải thường có kích thước khác nhau; nhưng nhìn chung kích thước của chúng không thay đổi. Nếu bạn nhận thấy sự thay đổi về kích thước của tinh hoàn, hãy gặp bác sĩ để được tư vấn.
Một số bước giúp bạn tự kiểm tra tinh hoàn tại nhà
Một số bước giúp bạn tự kiểm tra tinh hoàn tại nhà

Tiên lượng tốt đối với hầu hết nam giới bị ung thư tinh hoàn. Dạng ung thư này được điều trị thành công trong hơn 95% trường hợp. Để xác định tình trạng của mình, bạn hãy liên hệ với các bác sĩ chuyên khoa, để được kiểm tra và tư vấn khi có những dấu hiệu nghi ngờ ung thư. Hy vọng qua bài viết trên, bạn đã có thêm nhiều thông tin bổ ích về căn bệnh này. Nếu các bạn có bất kỳ câu hỏi hay thắc mắc cần tư vấn thì hãy liên hệ với chúng tôi nhé!

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

  1. Testicular cancerhttps://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/testicular-cancer-care/symptoms-causes/syc-20352986

    Ngày tham khảo: 17/08/2021

  2. Testicular Cancerhttps://my.clevelandclinic.org/health/diseases/12183-testicular-cancer

    Ngày tham khảo: 17/08/2021

  3. What is Testicular Cancer?https://www.urologyhealth.org/urology-a-z/t/testicular-cancer

    Ngày tham khảo: 17/08/2021

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người