YouMed

Triệu chứng xoắn tinh hoàn và phương pháp điều trị

Thạc sĩ, Bác sĩ TRẦN QUỐC PHONG
Tác giả: ThS.BS Trần Quốc Phong
Chuyên khoa: Ngoại tiết niệu

Triệu chứng xoắn tinh hoàn là một cấp cứu ngoại khoa thường gặp bất kỳ độ tuổi nào ở nam giới. Đặc biệt thường xảy ra lúc mới sinh và từ 12 tuổi đến 18 tuổi. Triệu chứng phổ biến nhất là đau tinh hoàn đột ngột, dữ dội. Việc phát hiện và xử trí kịp thời sẽ cứu được tinh hoàn, tránh bị phá hủy nghiêm trọng gây vô sinh về sau. Bài viết dưới đây của ThS.BS Trần Quốc Phong sẽ đề cập cụ thể các triệu chứng và cách điều trị căn bệnh này. 

Xoắn tinh hoàn là gì?

Xoắn tinh hoàn là hiện tượng xảy ra khi một bên tinh hoàn tự xoay quanh trục, làm xoắn thừng tinh. Điều này gây tắc nghẽn đột ngột và làm giảm hoặc tắc hoàn toàn lượng máu đến tinh hoàn. Qua đấy sẽ làm bìu sưng to lên, gây đau dữ dội và có thể lan lên trên. Việc thiếu máu nuôi tinh hoàn quá lâu có thể gây tổn thương và hoại tử tinh hoàn. Cuối cùng dẫn đến việc phải cắt bỏ tinh hoàn.

Hầu hết những người bị chứng này đều không có vấn đề sức khỏe tiềm ẩn rõ ràng trước . Việc có khối u tinh hoàn, chấn thương liên quan trước đó , dị tật bẩm sinh tinh hoàn có thể làm tăng nguy cơ bị bệnh nhiều hơn. Nhiệt độ lạnh cũng là một yếu tố thuận lợi thúc đẩy xoắn tinh hoàn.

Triệu chứng này thường phổ biến ở 2 đỉnh tuổi: sau sinh và ở tuổi dậy thì. Trong số những trẻ bị đau tinh hoàn khởi phát nhanh, xoắn tinh hoàn là nguyên nhân của khoảng 10% các trường hợp. Thường gặp tinh hoàn trái.

Triệu chứng xoắn tinh hoàn
Triệu chứng xoắn tinh hoàn

Triệu chứng xoắn tinh hoàn

Các triệu chứng xoắn tinh hoàn gồm:

  • Đau tinh hoàn nặng hoặc đau ở háng và bụng dưới
  • Đau thường bắt đầu đột ngột và thường chỉ liên quan đến một bên tinh hoàn
  • Vùng bìu sưng phù và trở nên cứng ( vùng da bọc tinh hoàn, nằm dưới dương vật
  • Thường kèm các triệu chứng khác như buồn nôn, ói mửa, đau bụng
  • Nhìn thấy tinh hoàn ở vị trí cao hơn ở bìu do bị xoắn, co rút dây treo tinh hoàn lại
  • Sốt và đi tiểu nhiều lần hơn bình thường có thể xuất hiện
  • Triệu chứng khởi phát thường theo sau hoạt động thể chất hoặc chấn thương tinh hoàn hoặc bìu
  • Trẻ bị xoắn tinh hoàn có thể thức dậy vì cảm thấy đau bụng hoặc đau bìu lúc đang ngủ ban đêm hoặc sáng.
  • Đôi khi xoắn tinh hoàn có thể tự giải quyết và tái diễn, được gợi ý bởi một khởi phát đau ít cấp tính hơn. Vì vậy, cần lưu ý những lần đã từng có cơn đau tương tự như vậy do xoắn tinh hoàn thoáng qua trước đó, đã tự gỡ xoắn tự phát.
Triệu chứng xoắn tinh hoàn
Xoắn tinh hoàn thường gây đau đột ngột ở vùng một bên tinh hoàn

Bệnh xoắn tinh hoàn được chẩn đoán như thế nào?

Chẩn đoán triệu chứng xoắn tinh hoàn dựa vào

  • Những triệu chứng xoắn tinh hoàn lâm sàng cần phải được xác định nhanh. Gồm các triệu chứng: đau tinh hoàn đột ngột, tiến triển ngày càng nặng, thường 1 bên,  có sưng nề toàn bộ bìu. Bác si khám thấy vùng da bìu bị xoắn hơi ấm và màu đỏ. Ngoài ra có thể khám thấy mất phản xạ da bìu bên bị xoắn ( bằng kích thích nhẹ mặt trong đùi phía bên). Cần phân biệt với viêm mào tinh hoàn khi đau và sưng nhẹ hơn, tổn thương ban đầu ở mào tinh hoàn. Tuy nhiên, trong cả 2 trường hợp đều sẽ sưng nề toàn bộ và đau tiến triển. Điều này gây khó khăn cho việc chẩn đoán phân biệt hơn để đưa ra điều trị phù hợp.
  • Nếu chẩn đoán không rõ ràng, có thể cần một chẩn đoán hình ảnh khác ngay lập tức nếu có. Chẩn đoán hình ảnh được ưu tiên thường là Siêu âm Doopler màu vùng bìu .  Hình ảnh ghi nhận thiếu máu nuôi tinh hoàn, mào tinh và thừng tinh căng to. Xạ hình đồng vị phóng xạ vùng bìu có thể giúp chẩn đoán nhưng tốn nhiều thời gian và ít có lợi ích hơn.
  • Chẩn đoán lâm sàng thường là đủ để quyết định tiến hành điều trị  ngay.

Những phương pháp điều trị triệu chứng xoắn tinh hoàn

Xoắn tinh hoàn cần được điều trị khẩn cấp trong 6 giờ đầu tiên cứu được 80% đến 100% tinh hoàn. Nếu đến điều trị  từ 6 đến 12 giờ chỉ còn có thể cứu được 50% tinh hoàn. Còn nếu trì hoãn không đến điều trị ngay từ 12 giờ trở lên thì tinh hoàn thường không thể cứu được và phải cắt bỏ  tinh hoàn. Mọi người thường đến khám khi tinh hoàn đã bị hoại tử và buộc phải cắt bỏ. Khoảng 40% người bị đề nghị phải cắt bỏ tinh hoàn. Việc cắt bỏ như vậy sẽ ảnh hưởng đến nội tiết tố nam và khả năng sinh sản về sau, thậm chí là vô sinh .

Có 2 phương pháp điều trị triệu chứng xoắn tinh hoàn:

Tháo xoắn tinh hoàn bằng tay

Bác sĩ sẽ thử tháo xoắn bằng tay ngay khi lúc khám ban đầu. Bởi vì tinh hoàn thường sẽ quay vào trong, để tháo xoắn thì sẽ xoay theo hướng ra ngoài. Có thể cần tháo xoắn nhiều lần mới thành công, thuốc giảm đau sẽ được sử dụng.  Phương pháp này có thể thành công trong vài trường hợp.

Phương pháp điều trị tháo xoắn tinh hoàn bằng tay
Phương pháp điều trị tháo xoắn tinh hoàn bằng tay

Phẫu thuật

Nếu tháo xoắn bằng tay không thành công, thì phẫu thuật lập tức được chỉ định. Bởi vì việc tháo xoắn trong một vài giờ đầu sẽ có hy vọng cứu được tinh hoàn. Đây là 1 thủ thuật ít xâm lấn và ít phức tạp. Đầu tiên, bác sĩ sẽ rạch da bìu. Sau đó sẽ tháo xoắn thừng tinh. Cuối cùng, khâu cố định tinh hoàn vào bìu để phòng ngừa tinh hoàn bị xoay. Có thể cố định bên tinh hoàn đối diện đề phòng ngừa việc xoắn bên đó.

Bài viết trên của Youmed vừa cung cấp các thông tin về triệu chứng xoắn tinh hoàn và các biện pháp điều trị, hy vọng hữu ích với bạn.  Khi bạn có cơn đau đột ngột ở một bên tinh hoàn cần phải đến cơ sở y tế điều trị ngay trong 6 giờ đầu để tránh gây tổn thương đến tinh hoàn, có thể gây vô sinh về sau.

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

  1. Testicular torsionhttps://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/testicular-torsion/symptoms-causes/syc-20378270

    Ngày tham khảo: 17/08/2021

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người